10 Điều “cấm kỵ” mẹ không được làm cho trẻ sơ sinh, kẻo con xanh xao, chậm lớn thậm chí nguy hiểm tới tính mạng – không biết là TIẾC cả đời!

Có rất nhiều hiểu lầm tai hại được các mẹ truyền tai nhau, thậm chí còn được truyền từ đời này sang đời khác nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy những sai lầm tai hại đó là gì? Các mẹ hãy đọc thật kỹ và ghi nhớ để tránh mắc sai lầm cho con, khiến bé chậm lớn, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng nhé! 

1. Cho trẻ mặc luôn quần áo mới mua

Sau khi mua quần áo mới cho bé, không nên trực tiếp sử dụng ngay mà phải giặt bằng bột giặt trung tính và phơi khô. Các chuyên gia cảnh báo rằng không nên mặc quần áo mới cho trẻ ngay sau khi mua về vì bé có nguy cơ cao dị ứng với các chất hóa học còn lưu khi sản xuất hoặc trong quá trình “thử đồ” trước đó. 

“Việc tiếp xúc với các hóa chất có trong quần áo áo làm tăng nguy cơ viêm da dị ứng, tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người cũng như môi trường có liên quan đến hóa chất đó. Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm càng cần cẩn thận hơn. Một số hóa chất được nghi ngờ hoặc chứng minh là chất gây ung thư, số khác có độc tính trong nước”, tiến sĩ Giovanna Luongo, Đại học Stockholm, cho biết.

Vì thế, mẹ tuyệt đối không mặc luôn quần áo mới mua cho con, hãy giặt và phơi khô trước khi cho trẻ mặc,

Nếu chọn mua quần áo bông, nên mua kích cỡ rộng hơn cơ thể bé để dù có bị co lại sau khi giặt trẻ vẫn mặc vừa.

Chú ý, khi mua quần áo cho bé phải xem kĩ chất liệu, nên chọn loại vải cotton thấm hút mồ hôi tốt, chất vải mềm. Thường quần áo cho trẻ dưới 3 tuổi phải là hàng đạt chuẩn loại A. Sau 3 tuổi có thể chọn loại B.

Zalo

2. Dùng bột giặt thường giặt quần áo cho bé

C18H29NaO3S là thành phần chủ yếu trong bột giặt thông thường và rất độc nếu không giặt sạch sẽ. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Cho nên, khi giặt quần áo cho bé, nên chọn loại bột giặt phù hợp. Khi chọn bột giặt bạn nên để ý dòng chữ “ Non – Biological Washing Liquid” để đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên rằng: Mẹ nên chọn loại bột giặt chất lỏng thay vì loại bột mịn để giặt đồ cho bé.  Lý do bởi xà phòng bột dễ vương lại trên quần áo của bé lâu hơn, trong khi bột giặt lỏng thì nhanh chóng hoà tan với nước.

3. Cho trẻ ngủ giữa bố mẹ

Rất nhiều gia đình có thói quen để con nằm giữa khi ngủ. Các chuyên gia cho biết rằng điều này là hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ bởi người lớn cần nhiều ôxy hơn so với trẻ nhỏ.

Trong quá trình ngủ, nếu để trẻ NẰM GIỮA, trẻ khó thở vì không lấy được oxy. Hơn nữa, lượng CO2 do người lớn thải ra không thoát được sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.

Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ luôn bất an, ngủ không ngon giấc và quấy khóc nhiều lúc nửa đêm.

Bên cạnh đó, từng có trường hợp, bố mẹ ngủ say, kẹp con ở giữa khiến bé chết ngạt. Do đó, phụ huynh cần chú ý, tốt nhất nên cho trẻ nằm cùng bố mẹ nhưng tuyệt đối không nên cho nằm giữa, hãy kê thêm 1 chiếc giường hay cũi nhỏ bên cạnh giường bố mẹ, để con nằm cạnh mẹ sẽ thoải mái, an toàn và tốt cho sức khỏe của con hơn. 

Không nên cho trẻ nằm giữa bố mẹ

4. Véo má, nhéo mặt trẻ

Trẻ nhỏ sở hữu da mặt mịn màng cùng đôi má phúng phính khiến ai cũng muốn véo. Tuy nhiên, tuyến nước bọt cũng như cơ quan tiết nước bọt của trẻ mới sinh chưa được tách rời, nên nếu nhéo má sẽ khiến trẻ chảy nước miếng, và gây ra bệnh viêm khoang miệng. Bên cạnh đó, véo má sẽ khiến phần thịt trên mặt trẻ dễ dàng chảy xệ.

Ngoài ra, nếu trẻ chảy nước miếng dù không ai véo má, thì nguyên nhân nhân có thể do trẻ chưa học được cách nuốt nước bọt hoặc sắp mọc răng, phụ huynh không cần quá lo lắng.

5. Đánh mạnh vào phần sau não, sau lưng trẻ

Phần sau não và xương sống của trẻ có chứa trung khu thần kinh và dây thần kinh tủy sống. nếu dùng lực đánh vào sau não và sau lưng trẻ sẽ gây ra các chấn động mạnh, tổn hại đến trung khu thần kinh.

Do đó, dù muốn vuốt lưng cho con khi uống sữa, mẹ cũng cần nhẹ nhàng.

Nhất là việc vỗ mông, 

6. Dùng polyme, nilon mỏng làm bỉm cho trẻ

Nilon không thông khí, nếu dùng nó đóng bỉm cho trẻ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của da, các chất thải, mồ hôi không thoát ra ngoài được, ngăn chặn sự tuần hoàn oxy.

Bên cạnh đó, nếu dùng lâu, nilon dễ gây ra kích ứng trên da trẻ, sản sinh vi khuẩn, khiến trẻ mắc các bệnh về da, ung thư máu, thậm chí là mất mạng.

7. Cắt lông mi cho bé

Nhiều mẹ cho rằng, cắt lông mi thường xuyên sẽ làm lông mi của trẻ mọc dài và nhanh hơn, giúp trẻ có một đôi mắt đẹp nên không ngần ngại cắt ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ. Tuy nhiên, việc cắt lông mi không giúp bé có đôi mắt đẹp với hàng lông mi mọc nhanh và dài hơn.

Lông mi có tác dụng bảo vệ mắt cho bé, ngăn chặn bụi bẩn và các dị vào rơi vào trong mắt. Một khi lông mi của bé không còn nữa, đôi mắt sẽ không được bảo vệ và dễ ràng sưng đỏ cũng như mắc các bệnh về mắt.

Việc cắt tỉa lông mi vô tình làm tổn thương bé, làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh tật, thậm chí ảnh hưởng đến phần giác mạc, kết mạc của trẻ sơ sinh. Vì thế, các mẹ bỉm sữa tuyệt đối không được cắt tỉa lông mi cho trẻ sơ sinh.

ham lam dep cho con den may cung dung dung den 4 meo dan gian phi khoa hoc nay! - 3

Có rất nhiều trẻ đã bị ảnh hưởng nặng nề do mẹ ham cắt lông mi sớm. (Ảnh minh họa)

Xem thêm: Những mẹo làm đẹp cho trẻ sơ sinh phản khoa học – gần như mẹ nào cũng mắc!

8. Để lại phần vảy bẩn trên đầu trẻ

Những phần vảy bẩn màu đen trên đầu trẻ tạo thành từ những dị vật da đầu tiết ra, trộn lẫn với bụi, cát bên ngoài. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng, giữ lại những vảy bẩn này sẽ giúp bảo vệ phần thóp trên đỉnh đầu của trẻ. Tuy nhiên, thực tế chứng minh, nó không những không có tác dụng bảo vệ, mà còn ảnh hưởng tới da dầu.

Do đó, khi trên đầu trẻ mọc vảy bẩn, tốt nhất nên gội đầu thật sạch và không giữ lại bất cứ dị vật nào.

9. Tắm cho trẻ quá nhiều

Lớp biểu bì trên da trẻ mới sinh vừa mềm vừa mỏng, chứa nhiều mạch máu và có khả năng hấp thu mạnh. nếu tắm cho trẻ quá nhiều, hoặc sử dụng xà phòng thuốc, xà phòng có tính mặt trong lúc tắm cho trẻ, sẽ khiến lớp dầu bên ngoài da trôi hết và giảm sức để kháng của da.

Tuy nhiên, cũng không thể để trẻ ở bẩn, không tắm. Nhiều mẹ sinh con vào mùa đông, “do trời lạnh nên từ lúc sinh ra đến tháng thứ 6, bé vẫn chưa tắm lần nào”, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, khiến trẻ không thích tắm và lưu lại lớp da chết, lớp dầu mỗi khi trao đổi chất cũng như các vi khuẩn sinh ra hàng ngày, dẫn tới các bệnh về da.

Do đó, tuy không nên tắm cho trẻ quá nhiều, nhưng mùa đông phải đảm bảo 1 tuần tắm 1 lần (các ngày khác có thể dùng khăn ấm lau người cho con); mùa hạ mỗi ngày tắm 1 lần. Thời gian tắm không được quá 5 phút để tránh cảm mạo.

10. Đặt hoa, chậu hoa trong phòng trẻ

Ngoài phấn hoa khiến trẻ dễ nổi mẩn, dị ứng thì một số loài hoa còn có độc như xương rồng, trúc đào, đinh hương, nhài… ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Do đó, không nên đặt hoa trong phòng trẻ.

Zalo

Tuy nhiên, nếu trong phòng trẻ đặt một cậu cây trầu bà sẽ giúp điều hòa không khí, đặt chỗ nắng còn giúp tuần hoàn oxy và co2.

(Theo Phụ Nữ Thủ Đô)

Thông tin tham khảo:
– Ưu đãi thai kỳ và mẹ cho con bú, mẹ khỏe con đủ chất 

– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
– 3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
– Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
– Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
– Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng