3 cách giúp trẻ giải đờm hết hẳn khò khè

Các bà mẹ thường không áp dụng đủ 3 cách này để giúp trẻ giải đờm và hết hẳn khò khè. Áp dụng với trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên

Tình trạng khò khè, có đờm ở trẻ trong 6 tháng đầu

Có đến 80% trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu mắc chứng khò khè khi thở mà chẳng vì bệnh gì, không kèm theo ho, không nóng sốt hay sổ mũi, chỉ là có triệu chứng khò khè vậy thôi. Nhất là với trẻ sinh mổ, trẻ sinh thường cũng hay bị. Nhiều trường hợp trẻ bị khò khè ở cổ kéo dài đến 5-6 tháng mới hết.


Thông thường, sự rặng đẻ của mẹ sẽ giúp trẻ trải qua quá trình “co thắt – vận động” một cách tự nhiên ở hệ hô hấp. Giúp các phế nang ở phổi vận động ngay từ lúc chuẩn bị chào đời và chủ động tống ra được các chất nhầy (dịch nước ối, …) ra khỏi cuống phổi (phế quản). Nếu trẻ sinh mổ sẽ mất đi quá trình này, với trẻ sinh thường vì một lý do nào đó như thời gian đau đẻ của mẹ ngắn, các cơn gò ít, thai yếu (nhất là thai nhẹ cân hay sinh thiếu tháng) …, trẻ sẽ không trải qua quá trình ấy bình thường, do đó chất nhầy trong phế quản vẫn còn sót lại, chưa tống hết ra ngoài được khiến trẻ hay khò khè trong 3 hay 6 tháng đầu.

Trường hợp này, trang thường hay chỉ các mẹ áp dụng bài “Hạt chanh chưng đường phèn, áp dụng với trẻ trên 2 tháng tuổi” các cho bé uống liên tục cho con uống ngày 2 lần, trong 2-3 tuần, đến 90% là trẻ sẽ tự hết. Ngoài ra cần áp dụng kết hợp cách vỗ lưng cho loãng đờm rồi móc đờm ra cho con, không móc được thì đờm nó tự loãng ra trẻ cũng nuốt xuống được theo tự nhiên sẽ giảm hẳn khò khè.

Trẻ nhiễm lạnh sẽ thường xuyên bị khò khè

Ngoài ra, tình trạng trẻ trong các tháng đầu sau khi sinh hay bị khò khè còn có thể do bị nhiễm lạnh. Cơ thể chưa thích ứng được với nhiệt độ ở môi trường, nhiệt độ phòng, vào các buổi chiều tốt, ban đêm lúc ngủ. Với người lớn nhiệt độ ấy là bình thường nhưng với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vẫn lạnh và khiến trẻ bị nhiễm lạnh. Khi cơ thể nhiễm lạnh sẽ tích khí lạnh tại phổi sinh ra đờm nhớt khò khè ở trẻ (trẻ lớn tháng hơn vẫn rất dễ bị nhiễm lạnh)

Nhiều mẹ lo lắng mang con đi khám BS trong khi con chỉ có biểu hiện thường xuyên khò khè chứ không ho hen gì, không nóng sốt, mang thuốc về uống 2-3 tuần cũng không hết được.
Có mẹ vào nói con 2 tháng tuổi bị khò khè thường xuyên cho đi khám BS bảo bị viêm phế quản, kê kháng sinh uống cả 2 tuần cũng y vậy không giảm, vấn đề là khiến con bị tiêu chảy kéo dài do đường ruột ở trẻ sơ sinh đã bị ảnh hưởng yếu hẳn đi. Sau đó mẹ áp dụng cách cho bé uống thêm nước, vỗ lưng thường xuyên cho trẻ và cả cách tắm gừng cho con, chỉ sau 2 tuần là con đã giảm và hết hẳn.

Cho trẻ uống nước sau khi bú

Khi trẻ có biểu hiện ho có đờm, cần cho bé uống nước ngày mấy lần, nhất là sau khi bú. Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, bình thường dưới 6 tháng không cần uống thêm nước hàng ngày. Nhưng khi trẻ ho, khò khè có đờm, dù là bú mẹ hoàn toàn và dưới 6 tháng tuổi cũng nên cho con uống thêm nước mỗi ngày, lần vài thìa cafe, từ tháng thứ 2 hoặc thứ 3, để giúp làm loãng đờm (cho vào bình sữa cho con mút nước hay đút thìa).


Nước còn làm dịu cơn rát họng, giúp trẻ giảm ho. Dù trẻ không bị ho chỉ bị khò khè như biểu hiện có đờm ở họng, tình trạng này thường gặp ở trẻ trong 6 tháng đầu sau khi sinh. Đây là biện pháp giúp làm loãng đàm rất hiệu quả.

Vỗ lưng giúp trẻ long đờm

Mỗi ngày nên vỗ lưng thường xuyên cho trẻ sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp long đờm ở phế và dễ thải ra.

Cách vỗ: cho trẻ nằm nghiêng, chụm 5 ngón tay hơi cong thành nửa vòng tức là nắm tay hờ, vỗ nhẹ vào lưng trẻ. Sức vỗ không mạnh, vỗ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, nằm nghiêng sang phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưu bên phải, hai bên thay nhau.

Mỗi lần vỗ lưng trẻ độ 2-3 phút, ngày vài lần. Khi nhìn thấy đờm trong họng con thì lấy khăn sữa sạch bọc vào đầu ngón tay móc nhẹ đờm ra cho con. Có thể đờm sẽ không loãng ra ngay và mẹ không nhìn thấy không lấy được ra từ miệng con. Nhưng biện pháp ngày sẽ giúp thông phổi, giảm khò khè và hô hấp tốt hơn nhất là với trẻ đang bị ho có đờm

Cách tắm và ngâm gừng cho trẻ

Khi trẻ đang bị cảm ho, sổ mũi, viêm đường hô hấp, áp dụng cách ngâm ngừng cho bé mỗi ngày cho đến khi hết hẳn là rất quan trọng, sẽ giúp con mau hết bệnh hơn hẳn.

Cách này rất đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Với trẻ đang bệnh cần ngâm và tắm mỗi ngày đến khi hết bệnh. Áp dụng được với trẻ trên 2 tháng tuổi.

Cách 1: Giã gừng cỡ 1 lóng tay cho thật nát, cho vào 1 bát nước sôi, để chừng 15p, sau đó pha cả gừng và nước gừng vào chậu nước ấm để tắm cho con. Chọn chậu tắm sâu lòng một chút, thả con ngập phần ngực luôn, tắm trẻ trong 5-7p thoải mái trong phòng kín gió là ổn.

Hôm nào rét quá, hay con cảm nhưng đang sốt, các mẹ có thể áp dụng cách sau: Nấu nồi nước có gừng sôi lên chừng 5p rồi cho nồi nước vào chăn to, mẹ ôm con, ngồi vào trong, cho hơi nóng nó tỏa ra ấm rồi mới cởi đồ con ra, he hé góc chăn cho có không khí. Mẹ bế con xông hơi chừng 7 – 10 phút rồi lau người con lại sẽ giúp giải cảm ngừa bệnh mà không cần tắm cho bé.


Cách 2: Áp dụng với trẻ ho lâu ngày
– Nấu nước gừng, chọn gừng già khoảng 200 gram, giã nát gừng với 2-3 lít nước, đun sôi để già lửa chừng vài phút, sau đó pha thêm nước lạnh vào cho nước có độ ấm thường tắm cho trẻ. Cho nước gừng vào chậu, thau tắm sâu lòng và cho con ngâm cả người ngập cả phần ngực, ngâm cả người trẻ trong nước gừng từ nước 5-7 phút. Sẽ có tác dụng giải cảm, trị ho, giải đờm, giảm khò khè ở trẻ rất tốt.


–  Trong quá trình ngâm người trẻ, nếu nước giảm độ ấm cho thêm 1 ít nước nóng vào tiếp.
–  Khi vực nào nào lạnh, tắm ngừng thường xuyên cho con, ngày thoa dầu vào lòng bàn chân day day vài phút, thoa dầu vào lưng, ở ngực, mang tất chân trước khi ngủ, là ngừa cảm cho trẻ rất tốt.

Với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi nên giảm lượng gừng lại còn phân nữa cho phù hợp.

 
Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *