6 nội quy cần nhớ để trị các tình huống chị em/anh em dành đồ chơi, tị nạnh nhau

Trong bài hướng dẫn các mẹ cách lập bảng nội qui “khi chơi chung” cho các bạn ấy nha 

Mẹ “Tam Tran” đã hỏi:
“Nhà e có 2 chị e chị lớn năm nay 7 t em gái 4t. 2 chị e lúc nào cũng tranh dành nhau từ cái nhỏ đến lớn, nếu mua đồ gì cho chị là e cũng phải có cái y như vậy và ngược lại.chi e suốt ngày cãi lộn đánh nhau.me mà bênh e thì e lại càng làm tới rồi chị lại dận giỗi nói mẹ lúc nào cũng bênh e mẹ k thương con và ngược lại.e lúc nào cũng là người đứng giữa nhiều lúc tức dận e lại đánh cho một trận xong lại thấy thương con nhưng đc lúc lại đâu vào đấy.e k biết phải làm sao nữa.vk ck e đang định sinh thêm e bé nữa.mong cả nhà ai có kinh nghiệm trong vụ dạy con này bày e với e thấy mệt mỏi với 2 công chúa nhà e quá à.”

Góp ý của trang với tình huống này: 
Tình huống này cũng không có gì nan giải lắm, vấn đề là người lớn trong nhà, nhất là bố mẹ có thật sự đối xử công bằng với 2 chị em/anh em theo cách cần thiết hay không?

Trước tiên là sự công bằng về vật chất và quyền lợi:
Ví dụ như khi mua đồ chơi, quà bánh cho 2 chị em nên mua cho cả 2. Tuy tuổi tác chênh lệch sở thích sẽ khác nhau nhưng quan trọng là cách cho trẻ thấy “giá trị” món quà, đồ vật của 2 chị em tương đương nhau về sự “to nhỏ”, “đẹp xấu”, cách bố mẹ cho 2 chị em chọn quà. Còn việc mua cho chị thì em cũng muốn có y vậy và ngược lại là dĩ nhiên🙂 trẻ còn nhỏ chưa thể hiểu sâu xa được làm sao mà không tị nạnh khi đứa có đứa không? Không nên đòi hỏi trẻ hiểu chuyện “quá khả năng cho phép” theo độ tuổi của con được. 

6 Nguyên tắc cần nhớ với 2 chị em/ anh em
Hãy dạy 2 anh em/chị em ít tị nạnh nhau bằng cách nói và giải thích nhiều lần cho 2 con rõ 6 nguyên tắc cần nhớ đó là: 

1. Đồ chơi cả 2 được bố mẹ mua cho như nhau thì của ai người ấy chơi không được giành của nhau. Hoặc nói “bố mẹ cho 2 đứa tự chọn đồ chơi mình thích, đã chọn đúng món mình thích thì của ai người đó chơi không được dành đồ của nhau, ai đòi sẽ bị phạt cất đồ chơi ấy 1 ngày không được mang ra chơi nữa…” 

Không dành đồ chơi của nhau (Ảnh minh họa)

2. Muốn mượn đồ chơi vật dụng của chị/hoặc em, phải hỏi chứ không được tự ý lấy, khi chị/em cho mượn mới được lấy, tự ý lấy là bị phạt, khóc đòi cũng bị phạt luôn.

Muốn mượn đồ chơi phải hỏi ý (Ảnh minh họa)

3. Cả 2 khi chơi cùng nhau phải vui vẻ không thì bố mẹ bắt mỗi đứa ngồi 1 góc tự chơi không cho chơi cùng nữa coi có buồn không? mà lúc ấy muốn chơi cùng bố mẹ cũng không cho luôn.

Chơi cùng nhau phải tươi cười vui vẻ (Ảnh minh họa)

4. Hai chị em/anh em không được đánh nhau, em mà dám đánh chị là hỗn bố mẹ vừa không thương vừa phạt hoặc sẽ bị đòn ngay. Chị cũng không được phép đánh em chỉ được mách bố mẹ khi em làm gì sai, để bố mẹ xử, chị tự ý đánh em sẽ bị bố mẹ phạt/đánh.

Không được đánh nhau, cãi nhau (Ảnh minh họa)

5. Hai chị em/anh em không được nói chuyện to tiếng với nhau. Không được giận dỗi khóc lóc khi chơi cùng. Như vậy là không ngoan. Nhấn mạnh rằng: ai nói chuyện to tiếng khi chơi sẽ bị bố mẹ thương ít hơn. Và nhắc nhở câu ấy khi 2 con đang chơi và có biểu hiện to tiếng.

Không to tiếng, không giận dỗi, không khóc(Ảnh minh họa)

6. Cùng nhau dẹp đồ chơi trước khi nghỉ chơi, đồ của ai người đó dẹp, ai không dẹp thì chị/em cứ mách ngay với bố mẹ để phạt người ấy.

Chơi xong phải dọn dẹp sạch sẽ (Ảnh minh họa)

Cái quan trọng là bố mẹ cần thật cứng rắn áp dụng cho 2 chị em thấy bố mẹ nói sao làm vậy với 6 nguyên tắc trên, chừng 2-3 tuần là chị em “biết chuyện” dễ chịu với nhau ngay. Em 4 tuổi, chị 7 tuổi cả 2 đều có thể hiểu rõ lời lẽ của người lớn cả rồi. Cái chính mà nhiều bố mẹ dạy con không xong đó là: nói nhưng không thực hiện nghiêm túc những “tuyên bố nghiêm khắc” dành cho con, nuông chiều nhiều hơn nghiêm khắc dạy dỗ. 

Bí quyết thực hiện 
Tìm từng hình minh họa cho 6 nguyên tắc trên, rồi ghép các hình lại theo thứ tự, bên cạnh mỗi hình chú thích các ý chính như là:

1. Không dành đồ chơi của nhau 
2. Muốn mượn đồ chơi phải hỏi ý
3. Chơi cùng nhau phải tươi cười vui vẻ
4. Không được đánh nhau, cãi nhau 
5. Không to tiếng, không giận dỗi, không khóc
6. Chơi xong phải dọn dẹp sạch sẽ

Sau đó bên dưới ghi luôn nội dung Phạt khi sai phạm

(ví dụ)
– Lần đầu: phạt úp mặt vào tường 10p
– Lần thứ 2: Phạt quì 10 phút
– Lần thứ 3 trở đi: Khẽ tay 4 cái …

Khi đứa nào sai phạm, thì kêu đến nhìn rõ hình, đọc cho con thấy mình vi phạm vào hình nào, đọc ý vi phạm ấy ra, đọc luôn hình phạt 🙂 trẻ chưa biết đọc có thể nhìn hình và nghe bố mẹ đọc “tội danh” 🙂 là hiểu được hết nha. Trẻ trên 2 tuổi là áp dụng được rồi. Sau vài tuần bảo đảm cải thiện rõ rệt luôn. 

Nên in ra tờ giấy cỡ A4 hay A3, tìm hình minh họa sống động, ghi rõ các ý trên, xong dán ngay chỗ 2 chị em/anh em hay chơi sẽ rất ấn tượng và khiến trẻ ghi nhớ dễ dàng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *