Bệnh thủy đậu và cách trị tại nhà nhanh hết cho trẻ

Cách bôi thuốc và cho trẻ uống thuốc để ngừa nhiễm trùng nặng hơn, phân biệt bệnh thủy đậu với bệnh Tay chân miệng.

Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, là một bệnh rất dễ lây nhiễm. Thông thường, từ lúc nhiễm siêu vi đến lúc phát ra bệnh gọi là thời gian ủ bệnh khoảng 2-3 tuần.

Bệnh thủy đậu và các triệu chứng thường gặp

Một người nhiễm virus thủy đậu, khi nói, hắt hơi nhảy mũi hoặc ho, …, các siêu vi ở người bệnh sẽ theo tuyến nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài không khí và người khác hít phải sẽ bị lây nhiễm virus ấy. Bệnh thủy đậu cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc qua các vật dụng như bát đĩa, quần áo, vải trải giường, … bị nhiễm chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.

Các triệu chứng của bệnh thủy đậu
Khởi đầu là những nốt đỏ, nổi trên mặt da, sau vài giờ các nốt phỏng to dần có chứa các dịch trong, xung quanh nốt phỏng da có riềm da đỏ 1 mm. Sau 48 – 72 giờ các nốt phỏng vỡ để lại vết loét trợt nông trên bề mặt da, sau đó khô đóng vảy. Trên một vùng da tiếp tục có những ban mới xuất hiện hết đợt này đến đợt khác.

Các nốt phỏng bệnh thủy đậu thường mọc ở thân mình sau rồi lan rộng (Ảnh internet)

Đặc điểm của ban thủy đậu là thường mọc ở thân mình sau lan ra toàn thân, trên một vùng da lành có nhiều ban phỏng nước, khi ban vỡ để lại vết loét trợt nông và đóng vẩy. Ban còn có thể mọc ở các niêm mạc như niêm mạc má, thanh quản, đường tiêu hóa. Thời gian ban mọc thường kéo dài 5-7 ngày. Nếu không có biến chứng nặng xảy ra, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Nếu bị nhiễm trùng có thể để lại sẹo.

Trẻ bị thủy đậu thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn, ở người lớn hay trẻ hơn 2 tuổi thường sốt cao hơn, đau đầu, đau cơ, có thể gây nôn ói.

Biến chứng ở bệnh thủy đậu

Biến chứng của bệnh thủy đậu rất nhiều, mặc dù đây là bệnh lành tính, bệnh có thể có những biến chứng rất quan trọng với trẻ có sức đề kháng kém. Nếu không được giữ gìn vệ sinh, ngừa nhiễm trùng và xử trí cẩn thận, sẽ có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm thận, viêm tai giữa, viêm phế quản – phổi, viêm não và viêm màng não, nhiễm trùng máu, …, là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này.

Ngoài ra, sau khi đã khỏi bệnh, siêu vi thủy đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Nhiều năm sau đó, có thể là 10, 20, hay 30 năm sau, khi có điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố gì khác, thì siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra bệnh Zona, có người còn gọi là giời leo.

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm (Ảnh internet)

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi. Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sẩy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, mù mắt, điếc, …

Với thai lớn hơn 3 tháng tuổi, tỉ lệ gặp biến chứng xảy ra thấp hơn nhưng vẫn đáng lo. Nếu mẹ bị thủy đậu trong tháng cuối thai kỳ, vào những ngày sắp sinh hoặc sau sinh và trẻ bị lây bệnh sẽ nguy hiểm hơn và dễ bị biến chứng viêm phổi.

Phân biệt thủy đậu với bệnh tay chân miệng
Bệnh thủy đậu và bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ đều có biểu hiện phát ban dạng nốt phồng rộp ở da, niêm mạc nên có thể nhầm lẫn giữa 2 bệnh này với nhau. Tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu đặc trưng giúp nhận biết như sau:
– Bóng nước trong bệnh thủy đậu có nhiều kích cỡ khác nhau (do thời điểm xuất hiện bóng nước khác nhau), trong khi đó bóng nước trong bệnh tay chân miệng rất đồng đều.

Bóng nước trong bệnh thủy đậu có nhiều kích cỡ khác nhau (Ảnh internet)

– Bóng nước trong bệnh thủy đậu xuất hiện toàn thân, trong khi bóng nước của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện khu trú ở những vị trí đặc trưng như lòng bàn tay, lòng bàn chân, ổ miệng hoặc vùng mông, vùng khớp gối.
– Bóng nước trong bệnh thủy đậu thường gây ngứa và đau khi ta ấn lên vùng da có bóng nước, bóng nước của bệnh tay chân miệng thường không gây ngứa và ấn không đau. Khi bóng nước khô để lại vết thâm da, không loét.

Phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ
Cần tiêm chủng ngừa vaccine chống thủy đậu cho trẻ, vaccine này có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu.

Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.

Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?
Có hay không là do cách chăm sóc trẻ khi bị lây nhiễm thế nào? Có đúng cách và giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn không? Nếu cơ thể đề kháng kém, không vệ sinh cẩn thận để xảy ra viêm nhiễm nặng sẽ có nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, như viêm não – viêm màng não.

Khi chăm sóc trẻ bị bệnh thủy đậu đúng cách tại nhà trẻ hoàn toàn có thể tự khỏi được. Không hẳn cứ trẻ mắc bệnh này là nguy hiểm, nguy hiểm hay không cần nhìn vào các triệu chứng ở trẻ, với các biểu hiện như:
– Con nóng sốt cao đến 40 độ không?
– Các hạt nước ấy có bị vỡ ra và đang có dấu hiệu lở loét làm mủ hay bị lan rộng hơn không?
– Trẻ có mệt mỏi nằm li bì hay nôn ói nhiều lần không?

Khi các bóng nước lan rộng gần mắt nên cho trẻ đi khám ngay (Ảnh internet)

Nếu ở trẻ xảy ra một trong các tình trạng trên cần đưa trẻ đi Bệnh viện để điều trị kịp thời. Khi các bóng nước lan rộng gần mắt cũng cần cho trẻ đi khám vì virus có thể lan đến mắt làm tổn thương mắt và làm giảm thị lực.

Lưu ý về tình trạng sốt ở trẻ

Trẻ khi bị bệnh về virus (gọi là sốt virus) nếu trẻ sốt từ 38 độ, hay 38,5 độ, đến 39,5 độ không có nguy hiểm gì. Thông thường trẻ sốt 39 độ mới cần uống thuốc hạ sốt, sốt 38,5 độ cũng không nhất thiết phải uống chỉ cần chườm mát cho trẻ và cho uống các loại thảo dược giúp hạ sốt là đủ. Tuy nhiên, nếu mẹ còn thiếu kinh nghiệm chăm sóc trẻ, lo ngại để con bị tăng độ nhanh khi sốt vẫn có thể cho bé uống thuốc hạ khi con sốt đến 38,5 độ.

Tại các bài viết về bệnh do virus, trẻ sốt virus của trang, luôn nhắc đến việc “trẻ sốt virus dù là virus gây bệnh gì cũng không có cách nào giúp cắt cơn sốt nhanh hay hết hẳn được. Sốt do virus phải kéo dài 3-5 ngày mới giảm dần và hết hẳn các cơn sốt và không phải như vậy là nguy hiểm. Nhiều bố mẹ khi con sốt hay sốt ruột và cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi chỉ bị sốt nhẹ, nhưng không lưu ý đến việc trẻ nhỏ uống thuốc hạ sốt tùy ý hay vượt quá liều lượng và thời gian cho phép sẽ làm hại gan, ảnh hưởng đến chuyển hóa ở gan.

Tham khảo bài “uống thuốc hạ sốt và các thảo dược hạ sốt cho trẻ có hiệu quả cao” Tại Đây

Trị bệnh thủy đậu ở trẻ giúp nhanh hết và ngăn ngừa biến chứng

Khi trẻ mắc bệnh, việc bôi thuốc và chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh hết và ngừa viêm nhiễm biến chứng nặng hơn. Nếu trẻ bị thủy đậu và vẫn ăn uống sinh hoạt chơi đùa bình thường sẽ không nguy hiểm và hoàn toàn có thể chăm sóc trẻ ở nhà. Với các hướng dẫn bên dưới sẽ giúp trẻ hết bệnh sau 1 tuần:

Bôi thuốc cho trẻ bệnh thủy đậu để ngừa nhiễm trùng

Mua lọ thuốc Xanh METHYLEN (nhà thuốc nào cũng có bán) và lọ nước muối sinh lý (thuốc nhỏ mắt thông thường). Dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý để vệ sinh các vùng da bị nổi hạt nước cho sạch, sau đó dùng tăm bông nhỏ thuốc xanh Methylen vào rồi chấm lên tất cả các hạt nước trên da, cả các hạt nào mới nổi lên chưa thành bóng nước vẫn bôi thuốc vào.

Thuốc Xanh Methylen (Ảnh internet)

Cho trẻ uống thuốc kháng viêm đông dược FORVIM

Áp dụng cho trẻ từ 16 tháng tuổi trở lên. Khi trẻ vừa có dấu hiệu nổi hạt trên da, niêm mạc, từ 1 – 2 tuần sau đó để ngăn ngừa viêm nhiễm nặng hơn có nguy cơ gây ra biến chứng ở trẻ.

Thuốc kháng viêm đông dược Forvim có tác dụng tương tự thuốc kháng sinh nhưng có ưu điểm nổi bật là không hại đường ruột và không lo bị lờn thuốc. Không chỉ với bệnh viêm nhiễm ở da, khi trẻ bị viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm tai, viêm amidan, viêm tai giữa, đều có thể uống thuốc kháng viêm Forvim để trị viêm nhiễm. Trẻ từ 16 tháng tuổi trở lên và người lớn, đều có thể uống thuốc kháng viêm đông dược Forvim để kết hợp điều trị trong thời gian đang uống thuốc tân dược.

Xem thêm chi tiết cách uống thuốc kháng viêm Forvim Tại đây

Chăm sóc trẻ đang mắc bệnh thủy đậu

– Nhà có người mắc bệnh, trẻ mắc bệnh, cần cách ly tránh những tiếp xúc trực tiếp, sử dụng chung các dụng cụ với các thành viên khác trong gia đình. Khi trẻ bệnh thủy đậu mẹ cũng cần đeo khẩu trang khi chăm sóc cho con, không nên hôn và tiếp xúc trực tiếp lên da của trẻ sẽ khiến mẹ có nguy cơ bị lây bệnh rất cao.
– Khi xuất hiện các hạt nước nhỏ li ti trên cơ thể, để giảm nguy cơ nhiễm trùng cần vệ sinh cho trẻ đúng cách, không nên đắp lá lên các bóng nước, không chọc vỡ các bọng nước.
– Trẻ cần được tắm rửa bằng nước ấm giúp cơ thể sạch để ngăn ngừa nhiễm trùng trên da. Tắm cho trẻ với nước ấm có pha 7-8 giọt Lactacid Baby, không nên tắm xà phòng cho trẻ lúc này. Mỗi ngày, từ 1-2 lần dùng nước ấm có pha Lactacid Baby để lau người cho con vào buổi sáng mới thức và buổi tối trước khi đi ngủ. Chỉ lau nhẹ nhàng chứ không cọ xát người trẻ.
– Nên cho trẻ ăn các thức ăn dễ tiêu ít chất béo, thức ăn loãng, cho trẻ ăn từng ít một chia nhỏ các cữ ăn để giúp trẻ dễ tiêu hóa và không bị nôn trớ.
– Tăng cường cho trẻ uống sữa và sức đề kháng cho trẻ. Trẻ nhỏ khi bị nhiễm virus, cách giúp trẻ nhanh hết bệnh và ngăn ngừa biến chứng một cách chủ động nhất chính là “nâng cao sức đề kháng cho trẻ” khi vừa có dấu hiệu mắc bệnh. Nhất là với trẻ dưới 3 tuổi, sức đề kháng còn non nớt, hệ miễn dịch chưa thể hoàn thiện rất dễ có chuyển biến xấu khi trẻ mắc các bệnh do virus, bệnh đường hô hấp.

Tăng cường sức đề kháng nhanh nhất cho trẻ khi ốm

– Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Tích cực cho trẻ bú mẹ càng nhiều cữ càng tốt, trẻ đang bệnh mệt mỏi không bú được nhiều, mẹ nên vắt bớt lớp sữa đầu (lớp sữa loãng) chừng 20-30ml để cho con bú được ngay lớp sữa thứ 2 sẽ đặc hơn với nguồn dưỡng chất, kháng thể cung cấp cho trẻ từ sữa mẹ chủ yếu tập trung ở lớp sữa này.

– Cho trẻ uống ngay ColosMAX Q10 để tăng nhanh sức đề kháng và miễn dịch tốt hơn với virus gây bệnh. Giúp trẻ mau hết bệnh, giảm mệt mỏi, không bỏ ăn bỏ bú, ngăn ngừa biến chứng và nhanh hồi phục sức khỏe.

– Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, ngoài việc cần cho con uống ColosMAX Q10, mẹ nên uống thêm ngày 4-5 gói trong 1 tuần để tăng cường sức đề kháng cho mẹ. Giúp mẹ ngừa lây nhiễm từ con đồng thời tăng cường sức khỏe cho con từ việc cho trẻ bú mẹ.

Tại sao trẻ bệnh gì cũng nên uống ColosMAX Q10?

Nhiều mẹ hỏi tại sao trẻ bệnh gì cũng có thể uống ColosMAX Q10? Đau mắt đỏ, bị tay chân miệng, sởi, viêm phế quản, viêm họng, viêm da, … cũng nên uống loại ấy để giúp trẻ nhanh hết bệnh?

Vì sản phẩm bổ sung dinh dưỡng Sữa non ColosMAX Q10 được Bộ Y Tế cấp chứng nhận “giúp tăng cường sức đề kháng và bổ sung dinh dưỡng” là thực phẩm bổ sung không phải thuốc, có thể cho trẻ dùng thường xuyên mỗi ngày để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Với trẻ hay cả người lớn cũng vậy! Khi bệnh là lúc cơ thể cần bổ sung đề kháng và dinh dưỡng nhất. Trẻ đang bệnh muốn nhanh hết và ngừa biến chứng xảy ra, việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ là quan trọng nhất.

ColosMAX Q10 – Hiệu quả đã được chứng minh lâm sàng tại Viện dinh dưỡng Trung Ương. Với kết luận ghi rõ:

– Trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng nhẹ cân, hay bị viêm đường hô hấp trên, biếng ăn, đi ngoài phân sống có thể dùng sản phẩm Colosmax Q10 để cải thiện tình trạng dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng.

– Trẻ sử dụng Colosmax Q10 cải thiện cân nặng và chiều theo độ tuổi rõ rệt, ngủ ngon hơn, cải thiện tình trạng biếng ăn, tiêu chảy, táo bón, đi phân sống so với nhóm trẻ không uống Colosmax Q10

– Và 100% bà mẹ thấy sản phẩm dễ sử dụng, trẻ thích uống và các bà mẹ tự nhận thấy sản phẩm tốt cho sức khỏe của trẻ”

Xem chi tiết các chứng minh lâm sàng TẠI ĐÂY

 
Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *