Bí quyết giúp trẻ ngủ ngon

Có một giấc ngủ ngon là rất quan trọng đối với trẻ, giấc ngủ sẽ giải phóng hóc môn tăng trưởng giúp tăng cường sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể.

Thông thường, khoảng hai tháng sau khi sinh, trẻ đã có được “lịch trình” giấc ngủ khá ổn định. Tuy nhiên, cũng có những bé một đêm thức dậy đến mấy lần, lúc thì đòi ăn, khi thì lại đòi bế hoặc giật mình vì tiếng động lạ nào đó.

Có bé rất nhạy, chỉ cần bố mẹ trở mình là bé cựa người “ọ ẹ” ngay. Nhiều bé sau 6, 7 tháng tình hình không những chẳng thấy cải thiện mà ngày càng khó tính hơn về đêm hơn.

Sau đây là những nguyên nhân khiến trẻ “khó ngủ” và các phương pháp giúp cải thiện tình trạng này rất hiệu quả.

Các nguyên nhân thường gặp khiến trẻ khó ngủ, dễ thức giấc

1. Do tiếng động khiến trẻ dễ tỉnh giấc
Khi có một tiếng động rất nhẹ, thậm chí là tiếng bật công tắc đèn cũng có thể khiến bé giật mình tỉnh giấc. Nhà có trẻ dễ tỉnh giấc luôn luôn có trạng thái “ăn khẽ nói nhẹ”, hạn chế đến mức tối đa các tiếng động để giữ không gian thật yên tĩnh khi bé ngủ, cho rằng yên tĩnh như vậy bé sẽ có một giấc ngủ ngon và sâu. Tuy nhiên, nếu cứ như thế thì chỉ cần một tiếng động dù rất nhỏ như tiếng bật công tắc điện, tiếng rót nước hay tiếng lẹt xẹt của bước chân cũng đủ khiến trẻ giật mình tỉnh giấc, rất khó khác phục.

Cách cải thiện
Lên kế hoạch tập cho bé thói quen nghe tiếng động khi đi ngủ. Bố mẹ hãy tìm một số bài nhạc hòa tấu nhẹ nhàng, có giai đoạn ru dương mở cho bé nghe trước khi ngủ. Điều này không chỉ giúp cho bé quen dần với những tiếng động mà còn có thể làm cho bé cảm thấy thư giãn, thoải mái và chìm vào giấc ngủ. Sau hai ba tuần, bé sẽ không còn “nhạy cảm” với tiếng động nữa.

2. Do trẻ hiếu động, thích chơi đùa.
Các bé có tính hiếu động thường ngủ ít hơn bình thường, và hay nổi hứng muốn chơi bất tử vào lúc nữa đêm, đòi bố mẹ chơi đùa cùng khi trẻ chợt tỉnh giấc.

Cách cải thiện
Nếu giữa khuya trẻ thức dậy đòi chơi, đòi bé, ngồi dậy nghịch, mẹ hãy nằm im và “mặc kệ” bé. Cứ để bé tự trò chuyện và chơi một mình cho đến khi bé buồn ngủ và ngủ trở lại. Nếu bé khóc toáng lên, mẹ hãy vỗ về bé một chút rồi sau đó nằm im, đừng ngồi dậy hay chủ động làm trò để chơi với bé.

3. Do trẻ có thói quen bú đêm
Thông thường trẻ sau 7 hoặc 8 tháng tuổi về sinh lý không còn cần thiết bú về đêm. Trẻ bú đủ nhu cầu buổi tối có thể ngủ một mạch đến 5-6 h sáng hôm sau. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trẻ đến 1 tuổi vẫn còn thói quen bú đêm nhiều cữ. Với trẻ đã lớn tháng tuổi, khi thức để bú sẽ nhanh tỉnh và lâu ngủ lại hơn trẻ dưới 6 tháng.


Cách cải thiện

Để giúp trẻ nhanh chóng ngủ lại. Mẹ cần tập cho bé giảm dần số lần bú đêm sau 7-8 tháng tuổi, giãn thời gian giữa các cữ bú, đến khi trẻ 1 tuổi đã có thể cai bú cữ đêm cho con. Sẽ giúp bé quen dần và ngủ ngon tới sáng (chỉ áp dụng với trẻ tăng cân đầy đủ, trẻ tăng cân kém nên vẫn cho con bú đêm mới có đủ dinh dưỡng).
Ban đêm nên để đèn có độ sáng thật yếu, không nói chuyện, thầm thì, hay chơi đùa với con khi trẻ dậy bú. Khi xong cữ bú, con đã no hãy dứt khoát tách bé ra khỏi mẹ đặt trẻ nằm riêng ở vị trí của con. Không nên vừa ôm trẻ vừa ngủ vừa khiến bé quen hơi mẹ vừa khó cai bú đêm cho trẻ về sau.

4. Do mẹ vội vàng dỗ dành bé mỗi khi trẻ vừa thức giấc
Do bố mẹ có thói quen mỗi khi bé thức giấc là lập tức vỗ về, âu yếm cho đến khi bé ngủ trở lại mới thôi nên đã tạo thành thói quen ở con cứ mỗi lúc giật mình tỉnh giấc là dễ dàng khóc lóc.

Cách cải thiện
Hãy tập cho bé thói quen tự ngủ lại không bồng bé vỗ về nhiều. Trong thời gian đầu chưa quen bị “bỏ rơi” có thể trẻ sẽ khóc lóc làm ồn đòi mẹ. Bạn hãy làm thinh và kệ bé một vài ngày, bé sẽ tập dần thói quen tự ngủ trỡ lại.

5. Bé thường xuyên làm rơi núm vú và thức giấc
Có nhiều mẹ trước khi bé đi ngủ thường cho bé ngậm núm vú giả để giúp con dễ ngủ. Nửa đêm đang ngủ say, chẳng may núm vú mà rơi ra khiến bé tỉnh giấc và khóc.

Cách cải thiện
Nếu như trước đây mẹ bé phải nhặt núm vú lên và cho ngay vào miệng con thì bây giờ không như vậy nữa. Cứ đến khoảng từ 4 đến 5h30 sáng mẹ hãy lấy núm vú trong miệng bé ra. Nếu bé thức dậy và khóc đòi thì mẹ hãy mặc kệ vài ngày, trẻ sẽ từ từ ngoan hơn, trong lúc ngủ nếu chẳng may núm vú bị rơi khỏi miệng bé cũng không thức giấc, tìm kiếm và khóc đòi nữa.

6. Những yếu tố khách quan khiến bé không yên giấc
Cũng có trường hợp trẻ không có nhu cầu bú chỉ trở mình thức giấc, khóc do vừa tè bỉm ướt mông hoặc do tư thế nằm không thoải mái, …  nhưng mẹ cho con “ti” ngay vì nghĩ trẻ khóc nghĩa là bé đói và phải cho bú ngay. Trẻ không được đáp ứng đúng nhu cầu cần “xử lý” lúc ấy sẽ trăn trở khó ngủ, ngủ chập chờn, mẹ cần lưu ý các việc ấy có thể xảy ra với con khiến bé khó ngủ.

Có những thời điểm mà ngay cả những bé được mệnh danh là “máy ngủ” đôi lúc vẫn có thể sẽ gặp một chút vấn đề làm bé khó vào giấc, đó là các giai đoạn:

Trẻ đang mọc răng làm bé đau không ngủ được, bé bị cảm hay bị viêm họng cũng có thể phá hỏng thói quen đi ngủ của bé. Hoặc những thay đổi về tình cảm như mẹ đi làm trở lại, chuyển qua ông bà chăm sóc cũng là yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ. Đặc biệt, khi bé đạt được những cột mốc quan trọng như biết bò, biết đi, …, cũng khiến bé khó ngủ, ngủ chập chờn, dễ thức giấc.

Vào những lúc ấy, mẹ cần dễ tính với trẻ hơn và nới lỏng thời gian biểu đi ngủ của con. Hãy tìm cách an ủi, vỗ về giúp bé dễ chịu hơn. Khi mẹ thấy bé đã quen dần với thay đổi mới, hãy nhanh chóng lập lại thói quen đi ngủ đúng giờ càng sớm càng tốt.

Để giúp trẻ ngủ ngon MẸ cần áp dụng một số bí quyết sau:

Giúp trẻ ‘sẵn sàng” vào giấc ngủ
Để giúp bé dễ ngủ và ngủ ngon Mẹ nên lau người trẻ bằng khăn ấm, thay cho bé bộ đồ ngủ rộng rãi, thoải mái, hát ru khe khẽ và ôm hôn bé, … Nghĩa là tạo cho bé vài tín hiệu để giúp bé nhận ra những tín hiệu “sẵn sàng” cho giấc ngủ, khuyến khích bé rơi vào giấc ngủ dễ dàng và có giấc ngủ sâu, lâu hơn.

Tạo dựng thói quen giúp trẻ dễ ngủ
Cha mẹ có thể thỏa hiệp với bé một số “tật xấu” cho giấc ngủ ở bé như mút ngón tay hay ngậm ti giả. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ngậm ti giả không chỉ là một phương thức ngủ mà nó còn giúp giảm nguy cơ đột tử khi ngủ ở bé. Các chuyên gia cũng tin rằng, bé chào đời với phản xạ mút và chính phản xạ này giúp bé thư giãn và có thể ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Tuy nhiên chỉ nên cho bé ngậm ti giả đến khi trẻ mọc răng, lúc ấy cần phải bỏ thói quen này dần cho bé.

Sleeping Baby with Pacifier

Với trẻ lớn hơn đã nhận biết rõ. Cách giúp trẻ dễ đi ngủ, không có những cơn hờn dỗi là tập cho trẻ có thói quen đi ngủ bằng những động tác dễ nhớ được lặp đi lặp lại mỗi tối. Cách này sẽ giúp trẻ “hình thành thói quen đi ngủ”. Ví dụ: Tắm nước ấm cho trẻ mát mẻ trước khi ngủ và cho bé tự chọn 1 bộ đồ ngủ mà bé yêu thích. Mẹ ôm hôn bé, nói câu chúc con ngủ ngon và tập cho bé cũng chúc bố mẹ ngủ ngon trước khi đi ngủ.

Hãy biến khoảng thời gian đi ngủ trở nên đặc biệt
Trẻ từ 2 tuổi trở lên rất thích được nghe mẹ đọc truyện, kể chuyện.
Bằng cách kể cho bé nghe một câu chuyện ngắn trước khi đi ngủ, điều này rất hiệu quả, sẽ giúp bé thích thú trèo lên giường và nằm im để chờ mẹ kể chuyện. Hãy kể thật chậm rãi và nhẹ nhàng, thủ thỉ để bé từ từ rơi vào trạng thái êm dịu, dễ ngủ. Hãy làm điều đó vì con bạn, hãy chú ý đến trẻ và không nên vội vàng.

Mother reading out of a book to her daughter --- Image by © G. Baden/zefa/Corbis

Với trẻ ngủ riêng, bố mẹ nên ngồi với con một lúc, có thể để bé cầm một thứ đồ chơi đặc biệt để giúp bé yên tâm khi ngủ. Không có người lớn bên cạnh và phải ngủ một mình trẻ thường hay lo lắng. Khi ấy  vì hãy ở bên cạnh con (hoặc cho đến khi trẻ ngủ thiếp đi) sẽ giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Trẻ nên ăn/bú no trước khi đi ngủ
Khi trẻ được ăn no sẽ ít khi thức giấc vào giữa đêm vì đói. Nên chắc chắn là con đã được ăn uống no bụng trước khi đi ngủ. Tuy nhiên không nên cho bé ăn quá no, khiến trẻ đầy bụng khó tiêu lại thành khó ngủ.

Giảm dần sự yên tĩnh
Trước khi bạn đưa các con đi ngủ, mẹ nên bắt đầu giảm dần sự yên tĩnh trong nhà. Điều này sẽ giúp con biết được rằng chúng sẽ không để lỡ bất kỳ việc gì khi chúng rời khỏi căn phòng đó. Một chút ánh sáng trong phòng ngủ cũng giúp chúng chuyển dần sang trạng thái tĩnh và giúp chúng có một giấc ngủ yên bình. Nên giữ cho phòng ngủ của bé tối với các tấm rèm cửa sẫm màu. Rèm có thể giúp ngăn chặn ánh sáng mặt trời hoặc ánh đèn từ đường phố nên khiến bé ngủ lâu hơn vào buổi sáng.

Ngoài ra, không nên để đồ chơi trên giường khi muốn trẻ ngủ, sẽ khiến trẻ muốn chơi cố, tinh thần sẽ ở trạng thái ‘động” và khó tập trung vào giấc ngủ. Và không nên bắt trẻ đi ngủ bằng cách đe doạ, dọa đánh, lớn tiếng quát trẻ, sẽ khiến trẻ sợ đi ngủ, không muốn ngủ và tạo nên ý thức phản kháng lại việc ấy.

Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
Bí quyết vàng giúp trị cảm ho, sổ mũi cho trẻ hết hẳn tại nhà
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *