Bố ơi! Trước khi cầm điếu thuốc hãy nghĩ đến con sẽ chết vì ung thư và nhiều căn bệnh khác

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bố hoặc người trong nhà hút thuốc lá sẽ khiến trẻ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt tăng khả năng mắc ung thư gấp nhiều lần so với trẻ khác. 

Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ cách đây không lâu cộng đồng mạng vô cùng phẫn nộ khi chia sẻ một hình ảnh người ông hút thuốc và phả thẳng khói vào mặt cháu nhỏ của mình, không cần biết tác hại của việc đó lớn đến thế nào.

Hành động của người ông đã là không thể chấp nhận được, thế nhưng còn có thêm một người lớn khác trong gia đình vô tư chụp lại, đăng lên mạng xã hội cùng biểu tượng ” <3 “!!!

Cũng vì thuốc lá mà em bé 6 tuổi ở Trung Quốc đã qua đời vì mắc bệnh ung thư phổi, 1 căn bệnh chết người nhanh nhất hiện nay. Người hút thuốc lá thụ động đặc biệt là trẻ nhỏ còn có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 8 lần người lớn và hoàn toàn có thể chết bất cứ khi nào.

Khói thuốc lá khi bố, ông trong nhà hút không bay đi đâu xa cả mà nó bám vào chăn, màn, quần áo rèm cửa, tạo nên chất sinh ung cực nguy hiểm luôn đấy.

Ai ai cũng biết hút thuốc lá, hay thuốc lào cũng vậy là việc làm ẩn chứa rất nhiều nguy cơ, ngay chính trên những bao thuốc nay cũng đều bắt buộc phải in những hình ảnh đáng sợ để cảnh báo… thế nhưng chuyện đàn ông Việt đốt thuốc mỗi ngày vẫn phổ biến như là cần ăn cơm để sống.

Tác hại của khói thuốc ảnh hưởng đến người lớn một (dù cái “một” này đã là rất lớn) thì ảnh hưởng đến trẻ nhỏ còn lớn gấp nhiều lần.

Theo một kết quả nghiên cứu được thực hiện gần đây cho thấy có hơn 40% trẻ em tiếp xúc thụ động với khói thuốc. Nếu phải thường xuyên hít khói thuốc lá trong môi trường sống, trẻ có thể phải đối mặt với những rắc rối sau:

1. Mắc các bệnh về đường hô hấp
Trẻ em hít khói thuốc lá thụ động có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh ở cả đường hô hấp trên và dưới. Những triệu chứng điển hình thường gặp của các căn bệnh có liên quan đến phổi là cảm lạnh và cúm, ho, có đờm, khó thở, thở khò khè và viêm phổi. Bên cạnh đó, trẻ còn có khả năng mắc bệnh hen suyễn nếu sống chung với những hút thuốc lá.

2. Giảm trí thông minh
“Hút thuốc bị động” dài ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực ở trẻ. Theo nghiên cứu khoa học mới nhất, Cotinine là loại vật chất được sản sinh khi Nicotine phân giải, một khi hàm lượng Cotinine trong huyết dịch của trẻ tăng lên thì năng lực đọc hiểu, số học và suy lý của trẻ sẽ giảm xuống.

3. Khóc quấy
Các bác sĩ của Đức phát hiện: bố mẹ hút thuốc lâu ngày trong phòng có trẻ nhỏ sẽ làm tăng số lần khóc quấy ở trẻ. Theo kết quả của một cuộc điều tra ở những bố mẹ của 253 trẻ nhỏ cho thấy bố mẹ hút khoảng 10 điếu thuốc lá mỗi ngày thì hiện tượng trẻ khóc quấy trong đêm chiếm đến 45%.

4. Dễ mắc viêm màng não và viêm não mô cầu
Ngoài việc gây ra những biến chứng phức tạp ở phổi, hút thuốc lá thụ động còn làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và làm tăng mức độ nhạy cảm với các bệnh viêm nhiễm ở não. Trẻ sống chung với người hút thuốc lá sẽ có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não hơn. Đây là loại vi khuẩn gây hại cho màng não (những tế bào bao phủ xung quanh não).

5. Đột tử
Khói thuốc lá có thể dẫn đến các chứng đột tử ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như hen cấp tính, phổi, bệnh tai giữa, trẻ sinh ra cân nặng thấp v.v…

6. Kén ăn
Theo nghiên cứu của các học giả Mỹ phát hiện: nếu bố mẹ hút thuốc trong khi trẻ đang ăn có thể khiến trẻ sinh ra tình trạng tức ngực khó chịu. Khi trẻ liên kết cảm giác tức ngực này với một số thức ăn mình đang dùng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, dẫn đến trẻ sẽ cự tuyệt một vài loại thức ăn nhất định nào đó.

7. Sâu răng
Theo một kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Journal of the American Dental Association (JADA – Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ), tiếp xúc thụ động với khói thuốc là làm tăng khả năng bị sâu răng ở trẻ em. Mặc dù vẫn chưa chắc chắn chính xác về mối liên quan giữa việc hút thuốc lá thụ động với tình trạng sâu răng ở trẻ em, nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ vẫn còn răng sữa nếu sống chung với người hút thuốc lá sẽ dễ bị sâu răng hơn so với những đứa trẻ không hút thuốc lá thụ động.

8. Bệnh hành vi
Vì não của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên việc hít khói thuốc lá thụ động về lâu dài có thể gây ra những ảnh hưởng về cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Trong phần lớn các trường hợp, hút thuốc lá thụ động khiến trẻ gặp hạn chế về khả năng học hỏi, các rắc rối về hành vi, chứng hiếu động thái quá và bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý. Bên cạnh đó, nguy cơ trẻ trở thành người nghiện thuốc lá khi trưởng thành cũng sẽ cao hơn.

9. Ảnh hưởng chiều cao
Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát 9273 đứa trẻ trong suốt 36 năm. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ sống trong gia đình mà bố mẹ hút khoảng 10 điếu thuốc lá trở lên mỗi ngày sẽ thấp hơn những đứa trẻ khác bình quân đến 0.65 cm, con số này là 0.45 cm nếu bố mẹ hút dưới 10 điếu thuốc mỗi ngày.

10. Tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ cao gấp 1,6 – 8 lần so với người lớn
Do chức năng giải độc ở cơ thể trẻ thấp hơn rất nhiều so với người trưởng thành cho nên càng dễ nhiễm độc từ khói thuốc lá. Nếu so sánh cùng là đối tượng hút thuốc bị động (tức chỉ hít phải khói thuốc), hàm lượng Cotinine trong huyết dịch của trẻ sẽ cao gấp một lần trở lên so với với lớn.

Ngoài ra còn rất nhiều tác hại khác đã được đề cập trước đó: 

Trẻ có thể chết sau khi sinh, bị hen suyễn, chậm phát triển trí não vì thuốc lá

“Hít khói thuốc lá” trẻ dễ bị dị ứng, viêm phế quản mãn tính, viêm VA, hen, viêm tai giữa, viêm họng, chậm phát triển

Ai hút thuốc lá thì dừng lại ngay đi nhé, nếu không muốn con mình mất mạng vì ung thư và nhiều căn bệnh chết người khác!

(Theo WTT)

Thông tin tham khảo:
– Ưu đãi thai kỳ và mẹ cho con bú, mẹ khỏe con đủ chất 

– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
– 3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
– Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
– Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
– Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng