Các điều cần biết về tiêu chảy do virus Rota dễ lây lan vào mùa lạnh

Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng, nhập viện thậm chí tử vong ở trẻ nhỏ trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam. Trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus có tỷ lệ nhập viện cao gấp ba lần so với tiêu chảy do nguyên nhân khác. Tại Việt Nam, 55% trường hợp tiêu chảy cấp nhập viện ở trẻ nhỏ là do Rotavirus.

Tiêu chảy cấp là một bệnh rất phổ biến, đứng hàng thứ hai sau nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở trẻ em, là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao. Nhiễm Rotavirus gây tử vong 453.000 trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới mỗi năm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các nước đang phát triển.

Đây là bệnh không nguy hiểm nếu trẻ được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ còn chưa hiểu rõ căn bệnh này hoặc nhầm lẫn tình trạng tiêu chảy, đi phân sống ở trẻ khi mọc răng, do tiêu hóa kém, …, dẫn đến cách trị sai cho trẻ dẫn đến nhiều bé bị mất nước trầm trọng và gây tử vong.

Virus Rota là gì?

Tiêu chảy cấp do Rotavirus bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do virut rota gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Trong 5 năm đầu đời, gần như mọi trẻ em sẽ bị nhiễm virus này ít nhất một lần. Tuy nhiên, với mỗi lần nhiễm, hệ miễn dịch lại phát triển, và các lần nhiễm tiếp theo ít nghiêm trọng hơn. Có tổng cộng 5 loại virus Rota, được gọi là A, B, C, D, E với Rota loại A là loài phổ biến nhất, gây ra hơn 90% số ca nhiễm vi rút rota ở người.

Ở miền Bắc, bệnh thường xảy ra vào mùa đông kéo dài tới mùa xuân (khi thời tiết mưa, lạnh, ẩm ướt).  Miền Nam, bệnh xảy ra quanh năm. Lứa tuổi hay mắc tiêu chảy do Rotavirus là nhóm trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng.

Môi trường lây nhiễm virus Rota

Virus rota có thể gây bệnh trên động vật chưa trưởng thành và có thể từ đó lây bệnh cho người. Rota virus ở động vật có thể lây truyền trực tiếp sang người. Virus rota có thể lây ngoài cộng đồng hoặc lây chéo trong bệnh viện.

Virus Rota là loại siêu vi có thể sống lâu trong môi trường nên có khả năng lây nhiễm rất cao, chủ yếu qua con đường phân – miệng và tay – miệng, có thể lây qua đường hô hấp. Virus được thải ra ngoài theo phân của người bệnh và tồn tại rất lâu trong phân, ở bàn tay, trên sàn nhà, các đồ vật… bị nhiễm. 

Yếu tố khiến trẻ tăng nguy cơ nhiễm virus Rota

– Trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ tiêu chảy cao gấp nhiều lần so với trẻ bú mẹ.
– Ăn bổ sung không đúng cách: cho trẻ ăn thức ăn nấu để lâu ở nhiệt độ phòng, thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến.
– Nước uống không sạch (không đun sôi hoặc để lâu), hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
– Dụng cụ, tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh.
– Không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn…

Nhận biết trẻ bị tiêu chảy do virus Rota

– Xuất hiện đột ngột của các triệu chứng tiêu chảy phân nước, sốt và nôn.


– Triệu chứng thường xuất hiện sau giai đoạn ủ bệnh 2-3 ngày và kéo dài khoảng 5-7 ngày.
– Thông thường trẻ khởi phát bệnh với triệu chứng nôn và sốt sau đó là tiêu chảy tóe nước nhiều lần trong ngày hơn chục lần, phân lỏng toàn nước thường không có nhày máu.
– Sốt là biểu hiện khá phổ biến của trẻ nhiễm Rotavirus, hầu hết những trẻ phải nhập viện vì tiêu chảy do rotavirus có cả 3 triệu chứng tiêu chảy, nôn và sốt.
– Bệnh thường kéo dài từ 3 đến 8 ngày, một số trường hợp có thế kéo dài đến 2 tuần ở trẻ có sức đề kháng kém, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
– Do bị nôn ói và tiêu chảy nhiều ngày nên trẻ bị nhiễm virus Rota rất dễ bị mất nước. Biến chứng nguy hiểm và trầm trọng của bệnh là khô kiệt do mất nước và mất muối có thể dẫn đến tử vong.

Đánh giá mức độ mất nước của trẻ bị tiêu chảy do virus Rota

Không mất nước: trẻ ăn bú bình thường, không mệt mỏi, li bì không có dấu hiệu khát nước.
Mất nước vừa: miệng lưỡi khô, có dấu hiệu háu uống nước (vồ lấy cốc hoặc thìa để uống hoặc khóc khi ngừng cho trẻ uống). Khi trẻ khóc to mà không có hoặc rất ít nước mắt, trẻ tỉnh táo.
Mất nước nặng: Trẻ mệt lả, li bì, không uống nước hoặc uống rất ít khi mất nước nặng, trẻ bỏ ăn, mắt trũng sâu, miệng lưỡi khô, thóp của trẻ trũng hơn bình thường với những trẻ còn thóp.

Miễn dịch của cơ thể trẻ nhỏ với virus Rota

Trẻ dưới 3 tháng ít bị bệnh vì có sẵn kháng thể của mẹ truyền cho. Các loại kháng thể đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ gồm:
+ Kháng thể tiết IgA: có trong sữa mẹ và có thể tồn tại đến 24 tháng do đó trẻ bú sữa mẹ có thể được bảo vệ trước sự tấn công của rotavirus. IgA tiết ở niêm mạc ruột non có vai trò chính bảo vệ chống nhiễm virus rota.
+ Kháng thể dịch thể: IgM xuất hiện sớm trong máu đạt nồng độ cao nhất trong giai đoạn cấp tính và giảm dần sau 10 ngày.
+ Kháng thể tiết IgG: đạt nồng độ thấp trong giai đoạn cấp và tăng cao trong giai đoạn hồi phục.

Điều trị tiêu chảy cấp do virus Rota cho trẻ

Điều trị nhiễm virus Rota cấp tính quan trọng nhất là duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể bệnh nhân (bù nước điện giải). Nếu không bù nước kịp thời, trẻ có thể tử vong do lượng nước trong cơ thể mất quá nhiều. Những ca nặng tại bệnh viện, nước điện giải sẽ được truyền cho trẻ vào tĩnh mạch hay dùng ống đặt qua lỗ mũi, trong đó nồng độ điện phân và nồng độ đường máu được kiểm soát.

Khi trẻ bị tiêu chảy do virus Rota, sử dụng kháng sinh không có tác dụng làm giảm nhẹ bệnh mà có thể còn làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu chảy. Để phân biệt tiêu chảy do virus Rota hay tác nhân khác thường dựa vào các triệu chứng nêu trên và được khẳng định bằng xét nghiệm.

Trẻ bị tiêu chảy do virus, tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ, các thuốc này làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài chứ không có tác dụng kháng virus. Do đó trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy, mà phân không được bài xuất ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây trướng bụng, biến chứng nguy hiểm, tử vong.

Xử lý tình trạng tiêu chảy cấp do virus Rota ở trẻ

– Trong thời gian này cần cho trẻ uống bù nước nhiều lần trong ngày, uống nhiều càng tốt.
– Tăng cường cho trẻ bú mẹ để có thể bổ sung cho trẻ nguồn kháng thể dồi dào hơn sẽ giúp cơ thể miễn dịch tốt hơn với virus gây bệnh.
– Cho trẻ ăn nhiều cữ nhỏ với thức ăn ấm dễ tiêu; không ăn chất béo, phô mai, váng sữa; không cho trẻ ăn hải sản, cá biển.
– Khi trẻ có các biểu hiện của mất nước bao gồm: khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, đi tiểu ít, quấy khóc, kích thích, cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời. 

Đa số trẻ có thể sẽ hết tiêu chảy sau 4 – 8 ngày. Tuy nhiên, có thể có trẻ vẫn còn tiêu chảy đến 2 tuần dù đã khỏe, chơi, đòi ăn trở lại. Những trường hợp tử vong ở trẻ nguyên nhân chù yếu là do bố mẹ chủ quan, không cho con uống bù nước điện giải và đưa con đi khám kịp thời khi trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, mất nước, mệt li bì. Do tự ý cho trẻ dùng kháng sinh, hoặc tự chữa trị theo các phương pháp dân gian như cho con uống lá ổi, lá mơ, ..v…v… để cầm tiêu chảy, khiến trẻ bị mất nước hoặc xảy ra tình trạng viêm nhiễm càng nặng hơn dẫn đến tử vong.

Tham khảo các bài viết:

Trẻ có cần uống vắc xin ngừa tiêu chảy do virus Rota không?
Cách giải độc cấp tốc khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
– 
Con hết hẳn đi ngoài và lên cân tốt hơn sau 4 tháng liên tục bị tiêu chảy nhờ uống Biovital

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *