Cách chọn loại sữa phù hợp theo từng độ tuổi của trẻ

Bài viết này trang sẽ tổng hợp các thông tin cần thiết cho chị em hiểu rõ hơn và có sự lựa chọn loại sữa phù hợp với tháng tuổi, cân nặng và tình trạng tiêu hóa ở con.

Trẻ 1 tuổi đã uống được sữa tươi chưa? Nên cho trẻ uống sữa tươi nguyên kem, ít béo hay tách béo hoàn toàn? Chọn sữa thanh trùng hay tiệt trùng? Đó là những thắc mắc thường xuyên của các các mẹ vào hỏi tại trang.

Hiện có nhiều loại sữa tươi được phân loại thành các dạng sữa: sữa thanh trùng, sữa tiệt trùng, sữa nguyên kem, sữa tách béo, sữa ít béo, … Tùy theo độ tuổi của trẻ, cân nặng và khả năng tiêu hóa của từng bé để chọn cho trẻ loại sữa phù hợp trong từng giai đoạn.

Tính chất và tác dụng của từng loại sữa tươi

Sữa tươi là sữa được vắt trực tiếp từ động vật như bò, dê, ngựa, cừu, … thông dụng nhất là sữa tươi vắt từ sữa bò. Sữa tươi vắt trực tiếp nếu dùng ngay không qua bất kỳ phương pháp xử lý nào sẽ có khả năng bị nhiễm vi khuẩn và có hại khi uống. Do đó, sau khi vắt sữa từ trang trại, sữa tươi sẽ trải qua quá trình xử lý để đảm bảo sữa tươi đã được diệt khuẩn và dùng an toàn. Tùy vào kỹ thuật được áp dụng để xử lý sữa tươi mà có các tên gọi sữa thanh trùng hay sữa tiệt trùng.

Không nên cho trẻ uống sữa vắt trực tiếp vì chưa được diệt khuẩn (Ảnh minh họa)

Sữa tươi thanh trùng (Pasteurized Milk)

Sữa tươi thanh trùng là sữa tươi được xử lý ở mức độ nhiệt vừa phải khoảng từ 74 đến 90 độ C có thể đảm bảo tách khuẩn gần như hoàn toàn. Sau đó sữa sẽ được tiếp tục làm lạnh đột ngột xuống 2 – 4 độ C và được đóng gói để có thể bảo quản từ 1- 2 tuần trong môi trường thoáng mát đạt nhiệt độ bảo quản từ 3-5 độ C (có ghi rõ trên bao bì).

Với phương pháp thanh trùng, mùi vị của sữa tươi thanh trùng và các giá trị dinh dưỡng trong sữa sẽ được “lưu giữ” cao nhất.

Có thể xem sữa tươi thanh trùng là sữa tươi nguyên chất nhất nên một số trẻ có thể dị ứng với các thành phần trong sữa. Do đó trẻ khi bắt đầu tập uống sữa tươi và trẻ dưới 2 tuổi không nên dùng loại sữa này mà nên dùng dạng sữa tươi tiệt trùng.

Phân biệt sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng (Ảnh minh họa)

Sữa tươi tiệt trùng

Sữa tươi tiệt trùng được xử lý diệt khuẩn ở nhiệt độ cao từ 135 – 150 độ C, sau đó sữa tươi sẽ được làm lạnh, đóng gói với các loại bao bì tiệt trùng đặc biệt. Sữa tươi tiệt trùng có thời gian bảo quản lâu hơn, từ 6 tháng đến 1 năm trong môi trường thoáng mát và không cần bảo quản trong tủ lạnh.

Với loại sữa này, trẻ trên 1 tuổi có thể sử dụng. Ngoài ra, với dạng sữa tươi tiệt trùng, các nhà sản xuất có thể thêm 1 lượng sữa bột vào. Do đó, có những loại sữa tươi tiệt trùng trên bao bì có ghi thêm nội dung “sữa tươi nguyên chất 100%” có lẽ là để nhấn mạnh không có sự pha trộn nào.

Chị em nên cho trẻ uống sữa thanh trùng, tiệt trùng để đảm bảo vệ sinh. Không nên cho con uống sữa tươi vắt trực tiếp chưa qua xử lý. Nếu mua sữa tươi vắt trực tiếp từ các trang trại, chị em cần tham khảo kỹ cách đun nấu sữa tại nhà để đảm bảo có thể diệt khuẩn và vệ sinh để tránh gây các bệnh đường ruột cho trẻ.

Trẻ dưới 18 tháng tuổi chưa nên tập uống sữa tươi 

Trước đây, các nhà khoa học và nhiều khuyến cáo đã lưu ý “chỉ nên cho trẻ dùng sữa tươi khi trẻ đã hơn 1 tuổi. Lý do vì sữa tươi có hàm lượng đạm, can-xi và phốt-pho cao, nếu cho trẻ dưới 1 tuổi uống sẽ dễ có nguy cơ bị quá tải thận. Ngoài ra, lượng đạm cao còn gây đầy bụng, khó tiêu, làm trẻ chán ăn. Do đó trên các gói/hộp sữa tươi của các hãng sữa đều có ghi rõ dòng chữ “không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi”.

Trẻ dưới 18 tháng tuổi không nên uống sữa tươi thường xuyên (Ảnh minh họa)

Còn sau 1 tuổi bao lâu trẻ có thể uống sữa tươi sẽ tiêu hóa và hấp thu tốt được? Đó là cần nhìn vào bụng trẻ , khả năng tiêu hóa thực tế ở từng trẻ, vì không trẻ nào cũng có đường ruột khỏe như nhau. Theo kinh nghiệm và các trường hợp đã tư vấn thực tế tại trang Bé khỏe lớn nhanh trong 3 năm nay. Các trường hợp trẻ uống sữa tươi dưới 18 tháng tuổi rất hay bị đi ngoài, đầy bụng và biếng ăn. Do đó, chị em hãy để con đến 18 tháng tuổi hoặc 2 tuổi hãy uống sữa tươi thường xuyên.

Phân biệt sữa tươi nguyên kem và sữa tươi tách béo

Cả sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng đều có loại nguyên kem và loại tách béo. Trong thành phần tự nhiên của sữa bò tươi luôn có một lượng chất béo. Lượng chất béo này ở trong khoảng từ 3-4% tuỳ theo môi trường và chế độ nuôi dưỡng.

Xét về độ béo của sữa tươi, thường được chia làm 3 loại như sau:

Sữa tươi nguyên kem (full-cream milk- sữa toàn phần hay sữa béo)
Là sữa được giữ nguyên vẹn các thành phần dinh dưỡng có trong sữa bao gồm cả lớp váng sữa với lượng chất béo cao hơn hẳn các loại sữa khác, có hàm lượng chất béo trên 3,2%.

Với trẻ có đường ruột yếu, hay đi ngoài, nôn trớ, khó tiêu, trẻ bắt đầu tập uống sữa tươi không nên chọn loại sữa nguyên kem sẽ khiến trẻ bị đầy bụng dẫn đến biếng ăn. Nên cho trẻ tập uống dạng sữa tươi đã được tách béo để quen bụng, sau một thời gian mới nên chuyển sang tập uống dạng sữa tươi nguyên kem để có nhiều dinh dưỡng hơn.

Sữa tươi nguyên kem là sữa được giữ nguyên vẹn các thành phần dinh dưỡng có trong sữa (Ảnh minh họa)

Sữa tươi tách béo 
Loại này chia làm 2 dạng: sữa ít béo và sữa tách béo hoàn toàn.

– Sữa ít béo (semi-skimmed milk- sữa tách kem một phần)
Là sữa tươi (thanh trùng hoặc tiệt trùng) đã được tách đi 1 phần chất béo để làm giảm lượng chất béo trong sữa. Quá trình tách béo này có thể làm giảm 1/3 hàm lượng chất béo trong sữa. Các thành phần dinh dưỡng khác trong sữa tươi (ngoài chất béo) vẫn không đổi. Sữa tươi ít béo có hàm lượng chất béo từ 1,2 đến 1,8%.

– Sữa tách béo hoàn toàn (skimmed milk – sữa tách kem):
Còn gọi là sữa gầy có hàm lượng chất béo dưới 1%. 
Sữa tách béo (tách béo một phần hay tách bèo hoàn toàn) luôn chứa ít calo hơn so với sữa nguyên chất. Nếu không so về chất béo, thì sữa tách béo vẫn chứa các chất dinh dưỡng khác như sữa nguyên kem.

Với trẻ thừa cân, tùy theo cân nặng vượt quá nhiều ở mức nào, mẹ có thể chọn cho con uống loại sữa tách béo 1 phần hay toàn phần để giúp trẻ vừa bổ sung được dinh dưỡng vừa chủ động hạn chế hàm lượng chất béo vượt quá nhu cầu thực tế của trẻ.

Nên cho trẻ uống sữa tươi có đường hay không đường?

Với trẻ thừa cân, đang có dấu hiệu tăng cân vượt mức, trẻ tăng cân nhanh nên chọn sữa không đường để tránh tăng cân quá mức. Ngược lại trẻ đang chậm tăng cân, nhẹ cân, trẻ gầy yếu suy dinh dưỡng nên uống loại sữa tươi nguyên kem và có đường để bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng cho trẻ.

Lưu ý rằng: Bài viết này mục đích giúp chị em phân biệt rõ các dạng sữa tươi để có sự chọn lựa phù hợp với trẻ. Không kêu gọi mẹ cho trẻ uống thêm sữa công thức, sữa tươi, sữa khác để thay thế sữa mẹ.

Sữa mẹ luôn chứa nhiều dinh dưỡng và giúp trẻ có sức đề kháng cao hơn hẳn bất cứ loại sữa nào khác. Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không nên tập cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi và nên cho trẻ bú mẹ đến 18 tháng tuổi để giúp trẻ không ốm vặt.

Bài viết liên quan “Dùng loại sữa và bột ăn dặm nào cho trẻ?”

 
Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.