Những cách giúp khắc phục chứng mất ngủ sau sinh ở chị em phụ nữ

Ai cũng cho rằng các bà mẹ sau sinh phải chăm sóc con rất vất vả nên chỉ cần được ngả lưng là díp mắt ngay. Tuy nhiên, thực tế, có không ít bà mẹ mắc chứng mất ngủ sau sinh rất trầm trọng dù người mệt lả vì chăm con.

Những ngày đầu khi con vừa chào đời, bà mẹ nào cũng sợ con đói giữa đêm. Vậy nên, thay vì ngủ thẳng giấc, mẹ cứ chập chờn canh thức để cho con bú. Thế nhưng, sau khi con được vài tháng tuổi, giấc ngủ đã tròn, không còn đòi bú đêm, nhiều mẹ vẫn bị mất ngủ. Thậm chí, một khi đã thức thì không thể ngủ lại.

Đây chính là những dấu hiệu cho thấy mẹ đã mắc chứng mất ngủ sau sinh. Nó rất phổ biến và chỉ gặp nhiều ở các mẹ sau sinh.

Không ít bà mẹ mắc chứng mất ngủ sau sinh rất trầm trọng dù người mệt lả vì chăm con (Ảnh minh họa internet)

Mất ngủ sau sinh là gì?

Mất ngủ sau sinh xảy ra khi một người mẹ bị kiệt sức sau sinh, vốn rất cần được ngủ nghỉ để bình phục trở lại nhưng lại không thể ngủ được hoặc có ngủ cũng không ngon giấc. Mất ngủ sau sinh có thể liên quan đến chứng trầm cảm sau sinh, nhưng nó cũng có thể xuất hiện riêng biệt mà không có bất kỳ triệu chứng trầm cảm nào đáng chú ý.

Các bà mẹ phải vật lộn với chứng mất ngủ sau sinh cho biết họ thường trằn trọc và không thể thư giãn mỗi khi ngủ. Họ nằm thao thức, lo lắng và chú ý lắng nghe những dấu hiệu khác từ con mình vì sợ rằng khi ngủ sẽ không thể nghe được tiếng con khóc đòi bú hoặc cần giúp đỡ điều gì đó. Và khi cơn buồn ngủ kéo đến, chợp mắt được một lúc, họ lại nghe thấy tiếng khóc trẻ sơ sinh và ngồi bật dậy. Sau khi cho bé bú, thay tã, vỗ về… thì cũng là lúc họ không thể chợp mắt lại. Cứ thế, các triệu chứng như buồn ngủ nhưng không ngủ được, một khi đã thức không thể ngủ lại… sẽ khiến các bà mẹ vật lộn khó nhọc với các với chứng mất ngủ sau sinh.

Làm thế nào để chữa chứng mất ngủ sau sinh?

Không có giải pháp chữa chứng mất ngủ sau sinh một cách nhanh chóng. Nhưng nếu bị mất ngủ sau sinh, bạn cần phải đấu tranh để vượt qua nó:

  • Xem lại thói quen dùng caffeine của mình: Hạn chế dùng caffeine mỗi ngày và nếu uống nên chọn trước buổi trưa. Điều này sẽ đảm bảo tất cả dư chất caffeine sẽ hoàn toàn ra khỏi hệ thống cơ thể trước khi bạn lên giường ngủ.
  • Tắt tất cả các màn hình (máy tính, TV và điện thoại) ít nhất một giờ trước khi đi ngủ: Nghiên cứu mới cho thấy việc sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ. Chúng kích thích hoạt động của não (không tốt trước giờ ngủ). Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đèn từ những thiết bị này có thể làm giảm nồng độ melatonin trong cơ thể (Melatonin là hormone kiểm soát giấc ngủ).
  • Tạo một thói quen trước lúc đi ngủ: Bạn có thể tắm, đọc một cuốn sách, uống trà thảo dược hoặc làm bất cứ điều gì để não nghỉ ngơi và thư giãn. Thói quen này sẽ tạo tín hiệu cho bộ não của bạn biết trước rằng giờ ngủ đang đến gần. Bạn cũng có thể áp dụng cách này để tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ.

Đọc sách trước khi đi ngủ có thể giúp cải thiện chứng mất ngủ sau sinh (Ảnh internet)

  • Sử dụng tiếng ồn trắng: Tiếng ồn trắng như tiếng máy quạt êm êm, tiếng MP3 hoặc bất kỳ âm thanh đều đặn nào cũng có thể tạo nên tiếng ồn trắng rất hữu ích cho giấc ngủ.
  • Hãy thử kéo rèm hoặc dùng mặt nạ mắt: Ánh sáng có thể làm cho bạn mất ngủ. Vì thế, có thể thử kéo kín rèm hoặc dùng mặt nạ mắt cho kín mắt mỗi lúc ngủ.
  • Hít thở sâu và dùng kỹ thuật thư giãn cơ: Nhịp thở chậm rãi, đều đặn có thể làm cho bạn chóng buồn ngủ hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử các kỹ thuật thư giãn cơ bắp để nuôi giấc ngủ.
  • Nhờ chồng giúp đỡ: Nếu chồng có mặt ở nhà vào ban đêm, hãy nhờ anh ấy massage vai trước khi đi ngủ để giúp bạn thư giãn. Cách khác, có thể nhờ gãi đầu, bóp chân… bất cứ điều gì làm cho bạn cảm thấy dễ chịu.
  • Dùng thảo dược tự nhiên: Một số mùi như hương hoa oải hương và hoa nhài đã được chứng minh giúp mọi người ngủ sâu hơn. Ngoài ra, một số thực phẩm cũng có tác dụng đưa giấc như anh đào, mật ong, và trà hoa cúc. Bên cạnh đó, các vitamin và khoáng chất như magiê và sắt là hai loại khoáng chất giúp giấc ngủ ngon hơn.
  • Dùng thuốc trợ ngủ nhẹ: Thuốc trợ ngủ nhẹ không gây nghiện sẽ là một lựa chọn phù hợp để giúp bạn vượt qua chứng mất ngủ sau sinh. Tuy nhiên, cần nhớ các thành phần trong các thuốc trợ ngủ thường là diphenhydramine, thành phần kháng histamin. Ngoài ra, diphenhydramin có thể làm khô cạn sữa mẹ, vì vậy các bà mẹ cho con bú nên thận trọng khi dùng thuốc.
  • Cuối cùng hãy thử đến chuyên gia y tế về chứng mất ngủ sau sinh để giải quyết tình trạng này. Trên thực tế, nếu chứng mất ngủ nghiêm trọng, nó có thể liên quan đến các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh (như thay đổi tâm trạng, buồn vô cứ, khó chịu hoặc lo âu cực độ).

(Theo Yeutre.vn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *