Cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày khiến trẻ thường xuyên bị nôn trớ

Bệnh trào ngược dạ dày (hoặc gọi là trào ngược thực quản) là tình trạng trào ngược từng lúc hoặc thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản.

Sau khi nuốt, thức ăn sẽ đi từ miệng xuống ống thực quản trước khi vào dạ dày. Ở chỗ nối thực quản với dạ dày có cấu trúc đặc biệt với cơ hoành và cơ vòng tạo nên khả năng tự “đóng lại” giúp cho thức ăn không bị “trào ngược” trở lên khi dạ dày bắt đầu tiến trình co bóp để tiêu hóa thức ăn.

Ảnh internet

Ở người lớn khi xảy ra hiện tượng trào ngược thực quản thường nguyên nhân là do bệnh đau dạ dày gây ra. Tuy nhiên, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ khác hẳn với người lớn cả về nguyên nhân lẫn cách trị.

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nguyên nhân và cách trị

Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản thường do có sự bất thường về cấu tạo ở cơ hoành hay cơ vòng thực quản, khiến ống thực quản thường xuyên mở ra trong lúc dã dày đang co bóp mạnh để tiêu hóa thức ăn, lượng thức ăn trong dạ dày lúc ấy sẽ bị trào trở lên ống thực quản và gây nên hiện tượng trào ngược.

Trào ngược dạ dày thực quản tự nhiên ở trẻ

Rất nhiều trẻ thường bị hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản “tự nhiên” trong 6 tháng đến một năm đầu. Thường tình trạng này sẽ giảm dần và hết hẳn khi trẻ hơn 1 tuổi, đa số đều hết hẳn sau 2 tuổi khi hệ tiêu hóa phát triển hoàn thiện hơn và không cần điều trị, có uống gì để trị cũng không hết ngay được mà chỉ có thể cải thiện được phần nào.

Trào ngược dạ dày thực quản tự nhiên ở trẻ (Ảnh internet)

Trào ngược dạ dày thực quản do bệnh lý ở trẻ

Ngoài ra, cũng có một số trường hợp trẻ bị trào ngược dạ dày kéo dài và không tự hết được do quá trình chăm sóc trẻ không phù hợp, do trẻ mắc các bệnh khác và thường xuyên nôn trớ do bệnh khiến tình trạng trào ngược tự nhiên ngày càng nặng hơn, gọi là “hiện tượng trào ngược sinh lý” trở thành bệnh lý và gây ra các biến chứng của bệnh.

Với các bé dưới 6 tháng tuổi, nếu mỗi ngày bị trớ sữa vài lần nhưng vẫn bú ngủ bình thường và tăng cân tốt, hiện tượng ấy gọi là “trào ngược dạ dày thực quản sinh lý”. Nếu trẻ vẫn bị tình trạng trào ngực, nôn trớ thường xuyên sau 1 tuổi và trẻ bị chậm tăng cân, biếng ăn, thường xuyên khò khè, viêm thanh quản, viêm phế quản tái phát, nghĩa là trẻ đã có nguy cơ cao mắc bệnh trào ngược mãn tính.

Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

Các biến chứng thường gặp ở bệnh này là trẻ bị viêm thanh quản với nhiều mức độ khác nhau, tiếp theo là ảnh hưởng đến hệ hô hấp khiến trẻ hay bị ho, khò khè kéo dài khiến nhiều người nhầm tưởng trẻ bị bệnh cảm hoặc viêm nhiễm khuẩn đường hô hấp và đã cho trẻ uống thuốc nhiều đợt cũng không hết được.

(Ảnh internet)

Biến chứng thường gặp ở trẻ bị bệnh trào ngược mãn tính là: trẻ bị viêm dây thanh quản, bị mòn răng (acid dịch vị trong thức ăn bị trào ngược gây viêm, xơ cứng thanh quản, ăn mòn răng), viêm tai, viêm xoang, suy dinh dưỡng, chậm lớn, …

Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản kéo dài ở trẻ, theo thời gian, sẽ gây ra tổn hại nhất định cho thực quản. Acid bị trào ngược có thể làm sưng tấy mô thực quản dưới, từ đó làm hẹp thực quản và gây ra tình trạng khó nuốt. Nhiều trẻ bị trào ngược thường xuyên sẽ bị viêm thanh quản gây khàn tiếng mãn tính do trong 2 năm đầu mắc chứng trào ngược không cải thiện được.

Chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Nên chia nhỏ các cữ bú làm nhiều lần hơn số cữ bú thông thường theo độ tuổi của trẻ và mỗi lần bú ít lại, chỉ bằng 2/3 lượng sữa thông thường.

Với trẻ trên 6 tháng, mỗi cữ bú với số lượng nhiều, có thể canh cho con bú mỗi lần chừng 50-60 ml là ngưng và giữ cho con ở tư thế đang ẵm nhưng đầu nhô cao hơn tư thế lúc bú, dùng bàn tay chụm lại để vỗ nhẹ lưng con chừng vài phút cho con ợ hơi ra rồi mới bú tiếp ở cữ sữa ấy.

Với trẻ bú mẹ, nên canh thời gian cho trẻ bú bằng phân nửa thời gian trẻ cần bú, như là cho bú chừng 8 – 10 phút là ngưng, vỗ lưng cho con ợ hơi mới bú tiếp. Ngoài ra, với trẻ bị trào ngược mẹ cần vắt bỏ lớp sữa đầu cho con uống lớp sữa thứ 2 sẽ nhiều dinh dưỡng hơn.

Không nên thay đổi tư thế bế trẻ trong lúc này sẽ dễ làm trẻ ọc sữa ngay ra, mà chỉ bế chếch đầu con lên cao để vỗ lưng con. Sau mỗi cữ bú không cho trẻ nằm ngay, nên bế trẻ ít nhất 20 phút theo thế nâng đầu cao lên.

Các trường hợp đặc biệt, một số trẻ bị dị ứng protein sữa bò có biểu hiện trào ngược, nên một số trẻ mà đang uống sữa bột nghi ngờ có tình trạng này sẽ được bác sĩ hướng dẫn đổi qua loại sữa phù hợp.

Làm đặc sữa giúp trẻ giảm trào ngược với trường hợp trẻ bú bình
Cách 1: Làm đặc sữa bằng cách pha nước ít hơn liều lượng thông thường với trẻ đang tăng ký kém, hay chưa đến tháng tuổi ăn dặm.

Cách 2: Làm đặc sữa bằng cách cho thêm 1 ít bột vào sữa chọn bột loại ngọt dành cho trẻ ăn dặm để giúp sữa đặc lại hơn với trẻ đã đến tháng tuổi ăn dặm và đang tăng cân tốt. Với cách thứ 2, cần chọn loại núm vú có lỗ lớn hơn thông thường để giúp sữa pha đặc có lẫn bột ăn dặm xuống dễ dàng hơn. Cách này có thể áp dụng với trẻ trên 6 tháng tuổi, với liều lượng bú 1 lần 120 – 150 ml thì cho chừng 1/2 thìa bột vào, đó chỉ là liều lượng ước chừng các mẹ cần canh theo tình trạng thực tế ở con để gia giảm cho phù hợp.

Cách cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản kéo dài ở trẻ an toàn, hiệu quả với BIOVITAL
Áp dụng với từ 3 tháng tuổi trở lên, cho trẻ uống BIOVITAL ngày 2 – 3 gói, trong vài tuần tùy theo tình trạng trẻ đang bị nhiều hay ít, giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu nhanh hơn, để hạn chế, giảm số lần và cải thiện hết tình trạng trào ngược ở trẻ sau vài tuần.

Lưu ý để tránh nhầm lẫn BIOVITAL với các loại Bio khác sẽ không cải thiện được cho trẻ. Không phải các sản phẩm cải thiện tiêu hóa có chữ Bio nghĩa là sẽ có các thành phần, công dụng, hiệu quả cải thiện như nhau.

Cốm BIOVITAL, cải thiện các tình trạng rối loạn tiêu hóa như: nôn trớ, trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy, đi phân sống, biếng ăn kéo dài ở trẻ. Và cả các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở người lớn, phụ nữ mang thai và cho con bú.

 

BIOVITAL – Bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, giá niêm yết 135.000đ/hộp 30 gói.

Các thông tin về sản phẩm được nhiều mẹ áp dụng cho con:
10 hỏi đáp chi tiết cách uống BIOVITAL cải thiện tình trạng tiêu chảy, nôn trớ, biếng ăn, chậm tăng cân, hấp thu kém ở trẻ
– Con hết hẳn đi ngoài và lên cân tốt hơn sau 4 tháng liên tục bị tiêu chảy nhờ uống Biovital
– Cách giúp trẻ uống kháng sinh không bị tiêu chảy
– Trị tiêu chảy cho trẻ nhanh hết giúp đường ruột tiêu hóa tốt trở lại

Xem thêm thông tin sản phẩm tại trang http://tritieuchay.info/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *