Chế độ ăn dặm & uống sữa cho bé từ 6-12 tháng tuổi

Làm sao biết trẻ có thể bắt đầu tập ăn dặm?

Những biểu hiện cho thấy con đã sẵn sàng để có thể thử những muỗng bột đầu tiên:

– Bé đã có thể ngồi tựa lưng vững vàng, nghĩa là có thể ngồi đúng tư thế để nuốt thức ăn.
– Đùn lưỡi ra vào nhiều khi nhìn người lớn ăn.
– Có vẻ đói sau khi đã bú mẹ 8-10 lần hoặc sau khi đã uống khoảng 1 lít sữa công thức trong một ngày.
– Bé đã biết giữ được món bột trong miệng và sau đó nuốt chúng, bé không còn dùng lưỡi để đẩy thức ăn ra khỏi miệng.
– Biết nhai. Để bắt đầu ăn bột, miệng và lưỡi của bé đã có thể kết hợp di chuyển thức ăn sau khi đưa vào miệng và nuốt. Bé cũng cần học cách nuốt một cách thành thạo.
– Khi bé có những dấu hiệu như nhìn người lớn ăn, miệng chóp chép, nuốt nước bọt sau vài tuần, thì mẹ hãy cho bé tập ăn dặm. Trong nước bọt chứa men amylaza tiêu hóa tinh bột, khi bé tiết nước bọt có nghĩa là bé đã có thể tiêu hóa được tinh bột.
Lưu ý: Là khi trẻ có tất cả các dấu hiệu ấy, không phải chỉ có 1 hay vài dấu hiệu trên.

Tất cả chế độ ăn dặm hay món ăn dành cho trẻ dù theo chế độ nào, nấu theo hình thức nào đều chỉ mang tính tham khảo, các mẹ cần tìm hiểu có chọn lọc và linh động điều chỉnh để áp dụng phù hợp cho con mình vì không trẻ nào giống trẻ nào.

“Học viện nhi khoa Mỹ” đã khuyên nên cho trẻ uống sữa hoàn toàn đến 6 tháng tuổi – dù cho bố mẹ nhận thấy rằng trẻ đã rất muốn và đã sẵn sàng để ăn bột. Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, với trẻ bú bình nên uống theo liều lượng gợi ý của hãng sữa ghi trên vỏ hộp.

LƯỢNG SỮA TRẺ CẦN CHO MỖI CỬ – THEO TỪNG THÁNG TUỔI

Từ 0 – 1 tháng tuổi
Mỗi cữ: 2-3 tiếng, lần bú từ 30-90ml sữa, từ 8-12 lần mỗi ngày.
Tổng lượng sữa hợp lý: Từ 300 – 700 ml sữa tổng cộng cả ngày. Lượng sữa trẻ bú mỗi lần sẽ tăng lên hàng tuần trong tháng đầu.

Từ 1 – 3 tháng tuổi

Mỗi cữ: 2-3 tiếng, lần bú từ 90ml – 120ml sữa, khoảng 8 – 9 lần mỗi ngày.
Tổng lượng sữa hợp lý: Từ 700 – 900 ml sữa tổng cộng cả ngày.

Từ 4 – 6 tháng tuổi

Mỗi cữ: 2-3 tiếng, lần bú từ 120ml – 150ml sữa, khoảng 7-8 lần mỗi ngày.
Tổng lượng sữa hợp lý: 900 – 1.200 ml sữa

Lượng sữa nói trên là sữa mẹ hoàn toàn hoặc sữa công thức nếu trẻ không bú mẹ, hoặc cho con uống cả 2 loại sữa mẹ và sữa công thức. Trẻ cần bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để có sức đề kháng và hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

CÁC NGUYÊN TẮC CẦN NHỚ KHI TẬP TRẺ ĂN DẶM

Nên cho trẻ ăn dặm lúc nào?
Câu trả lời là không nên cho trẻ ăn dặm trước khi trẻ được 6 tháng tuổi.
Nhiều trẻ mới 3-4 tháng tuổi mẹ đã cho con ăn dặm. Điều này hoàn toàn không tốt cho bé vì đường ruột của trẻ chưa tự sản sinh đủ các men cần thiết để tiêu hóa những chất ngoài sữa mẹ. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, thời gian tập trẻ ăn dặm có thể sớm hơn vài tuần. Nhưng, có sớm hơn hãy đợi trẻ trên 5 tháng tuổi – hãy thử sẽ an toàn hơn cho đường ruột của con.

Thường đến 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng và có biểu hiện thích thú khi cho các thức ăn không phải là chất lỏng vào miệng. Trẻ biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và có khả năng cử động hàm để nhai. Lúc này, bộ máy tiêu hóa của trẻ đã phát triển hoàn thiện hơn, có khả năng tiêu hóa thức ăn đặc. Vì thế, đây là thời điểm thích hợp nhất để các bà mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

Ăn dặm sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là bệnh tiêu chảy vì thức ăn bổ sung không có những yếu tố kháng khuẩn, yếu tố tăng cường miễn dịch và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như sữa.

Ngoài ra, ít mẹ hiểu rõ rằng: Các loại ngũ cốc, rau quả từ thức ăn bổ sung cũng có thể làm hạn chế việc hấp thụ sắt trong sữa mẹ, khiến trẻ bị thiếu máu.

CHUẨN BỊ QUÁ TRÌNH TẬP ĂN DẶM CHO TRẺ
– Để giúp trẻ tập ăn dặm dễ dàng, từ cuối tháng thứ 4 sang đầu tháng thứ 5, mẹ nên bắt đầu cho bé “nhấm thử” những vị món này món kia ngoài sữa mẹ. Lưu ý, chỉ “nhấm thử” chứ không “ăn”.

Ví dụ: thỉnh thoảng, dùng đầu đũa hay đầu muỗng chấm một chút xíu hoa quả, nước canh, nước soup, trên đầu muỗng và chạm vào môi bé. Những lần “nhấm thử” này ít đến nỗi sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến hệ tiêu hóa của bé. Nhưng cái sẽ cho con cảm nhận được mùi vị khác lạ ngoài hương vị của sữa mẹ hay sữa bột hàng ngày trẻ đang ăn.

– Từ giữa tháng thứ 5 hoặc sang đầu tháng thứ 6, mới bắt đầu nên tập cho trẻ ăn dặm theo công thức: từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, bắt đầu tập ăn với loại bột dạng ngọt có chứa vị sữa như: bột gạo + sữa, bột lúa mạch + sữa, các loại ấy có vị sữa quen thuộc với trẻ sẽ dễ tập hơn.

–  Tập cho trẻ ăn ít từng muỗng một, sau đó tăng dần lên, chuyển dần từ lỏng sang đặc. Lúc đầu, chỉ cho trẻ ăn 1-2 thìa bột pha loãng. Sau 2 tuần, mới nên cho bé ăn nửa bát bột nhỏ một ngày (bát nhỏ dùng để đựng nước chấm). Trẻ mới ăn dặm khó tiêu hóa nên nếu cho bé ăn lượng bột nhiều trong 1 cữ ăn, đường ruột sẽ bị rối loạn dẫn đến nôn trớ, đầy bụng, đi phân sống, tiêu chảy.

–  Trong tháng đầu chỉ nên tập trẻ ăn ngày 1 cữ duy nhất và nên cho trẻ ăn dặm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy, hoặc ăn cữ từ 9-11h sẽ dễ tiêu hóa hơn so với buổi chiều, hệ tiêu hóa thường hoạt động kém hơn.

– Nên cho bé ăn loại bột ngọt, 1 tháng sau đó mới bắt đầu tập cho bé ăn bột mặn, nhưng vẫn ăn bột ngọt là cữ chính, bột mặn chỉ tập ăn cho trẻ ăn quen dần trong 1 – 2 tuần mới ăn hẳn thành cữ thứ 2. Trong 2 tháng đầu tập ăn, chỉ nên tập cho trẻ ăn từng loại thực phẩm, hoặc 2 loại khi kết hợp với bột ăn dặm. Từ từ mới kết hợp tăng dần lên đa dạng các loại thực phẩm.

– Nếu tăng lượng ăn ở mỗi cử cho trẻ, chỉ tăng từng ít một và không nên ép bé ăn tiếp khi con đã có dấu hiệu không muốn ăn. Mục đích của giai đoạn này chỉ tập trẻ biết ăn và mùi vị của các loại thực phẩm. Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính nuôi lớn trẻ.

– Không nên bắt đầu tập bé ăn bột khi bé có vẻ mệt hay đang bị ốm. Trong 1, 2 tháng đầu ăn bột, hôm nào bé bệnh có thể ngưng bột hoàn toàn, chỉ cần cho bé uống sữa. Giống như người lớn khi bệnh cũng không muốn ăn, ăn vào rất khó tiêu.

Quá trình tập trẻ ăn dặm và giai đoạn ăn dặm ở trẻ dưới 1 tuổi có các điểm chính cần nhớ:

– Khi bắt đầu tập ăn và trong thời gian trẻ ăn 1 cữ/ngày, nên cho bé ăn vào buổi sáng hoặc trưa. Không nên cho con ăn vào buổi chiều hay tối. Trong 1-2 tuần đầu khi tập cho bé ăn, chỉ cho con ăn vài muỗng bột và cần cho bé uống thêm sữa ngay trong cử ăn dặm ấy mới đủ 1 cữ ăn của con.

– Tháng thứ 6: trẻ bắt đầu tập ăn dặm và ăn bột dạng ngọt, ăn 1 cữ duy nhất. Và cần uống lượng sữa mỗi lần trung bình là 150ml. Đó là lượng sữa chuẩn nhất cho bé 6 tháng tuổi, thích hợp cho bé tiêu hóa/lần ăn. bé nào bú ít hơn thì ít nhất cũng phải bú 120ml và thời gian đói sẽ nhanh hơn => cữ bú tăng lên 1-2 cữ so với bé đủ lượng sữa 150ml/lần mới đủ dinh dưỡng. Trẻ bú không đủ sẽ bị chậm tăng cân.

– Tháng thứ 7: Khi trẻ đã ăn được nguyên cữ bột ngọt mới chuyển sang tập ăn bột mặn và tập ăn cữ thứ 2 chứ chưa ăn hẳn thành 2 cữ? Vì trẻ mới ăn rành ăn bột ngọt và đang tập ăn bột mặn ăn, hệ tiêu hóa cần có thời gian để thích nghi, nếu giờ lại ăn thêm lượng bột mặn nhiều ở cữ thứ 2 sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị quá tải.

– Tháng thứ 8: khi bé đã ăn bột mặn rành mới cho trẻ ăn hẳn thành 2 cữ, 1 ngọt 1. Và lúc này mới tập ăn thêm thịt, trứng, rau củ các loại cho đa dạng. Nghĩa là mỗi 1 giai đoạn chỉ nên tập dần từng việc, như vậy hệ tiêu hóa mới hoạt động tốt được, càng đốt ngắn giai đoạn càng dễ rối loạn.

– Tháng thứ 9: trẻ vẫn chỉ nên ăn 2 cữ, ăn bột mặn.

– Tháng thứ 10: Có thể tập cho trẻ ăn cữ thứ 3 trong ngày và bắt đầu tập ăn cháo thật nhỏ hạt, nhừ. Không nên tập trẻ ăn cháo sớm sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, trẻ hấp thu kém và chậm tăng cân. Bé nào muốn bú nhiều, chỉ ăn 2 cử cháo sáng và trưa cũng được, không có vấn đề, không sợ bé chậm lớn nếu bé vẫn bú đầy đủ. Thực tế là tình trạng trẻ nhẹ cân chậm lớn hiện nay đến 90% là do bé bú ít mà ăn nhiều trong 12 tháng đầu. Vì trẻ rất dễ bỏ bú, bú ít hẳn sau khi ăn được 3 cử. Từ tháng thứ 10 trở đi, mẹ nên chế biến đa dạng món cháo con con, có thế thay cháo bằng các loại súp đặc nhiều dinh dưỡng, …

– Trong giai đoạn tập ăn dặm và cả trong 18 tháng đầu, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính ở trẻ. Mỗi loại thức ăn, cho bé thử vài ngày liên tiếp, trẻ ăn được rồi mới chuyển sang thử món mới. Chứ không nên tập ăn món này con chưa quen đã tập sang món khác, lại bảo con không biết ăn.

– Khi trẻ tập ăn dặm, ăn món mới, nếu thấy bé bị đi phân sống (phân lợn cợn, nhầy bọt, ngày đi 4-5 lần) hoặc bị tiêu chảy (phân ít nước nhiều, ngày đi nhiều lần) nghĩa là trẻ chưa ăn được món ấy , cần ngừng lại món ấy để một vài tuần nữa hãy tập tiếp.

– Có bé ăn dặm sớm rất tốt, nhưng đó chỉ là số ít, và nếu bé ăn sớm được, tiêu hóa tốt cũng không nên ăn nhiều. Rất nhiều tình trạng mẹ cho con ăn sớm, con ăn được đã cho con ăn nhiều cử, sau 2-3 tháng trẻ đã biếng ăn bỏ bú sau đó thì đứng cân nhiều tháng, bị nhẹ cân và suy dinh dưỡng. Do đường ruột đã bị yếu hẳn do phải hoạt động quá tải trong những tháng trước.

– Với trẻ từ 9-12 tháng, ngoài các cữ ăn dặm, cần bú từ 800 – 1000 ml sữa mỗi ngày.

CẢI THIỆN NGAY GIÚP TRẺ ĂN BÚ VÀ TĂNG CÂN TỐT HƠN
– Trước tiên cần cho trẻ bú/uống nhiều sữa hơn và giảm lượng ăn nếu đang cho con ăn nhiều hơn tháng tuổi.
– Đừng ép trẻ ăn hay bú khi trẻ đã phản ứng không muốn ăn, không muốn bú tiếp.
– Không cho con ăn các loại dễ gây đầy bụng như phô mai, váng sữa, hoa quả, trong thời gian bắt đầu cải thiện tình trạng biếng ăn biếng bú cho con.
– Chia nhỏ các cữ ăn, có thể cho con ăn nhiều cữ hơn để con ăn ít bú ít cũng bù vào được.
– Khi trẻ biếng đã tăng cân kém, đứng cân, song song với việc tìm hiểu rõ nguyên nhân để khắc phục tình trạng ấy. Cần bổ sung ngay các dưỡng chất quan trọng cho trẻ khi cơ thể của bé đã bị thiếu hụt, và tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu kém ở con. Mới có thể giúp trẻ hết biếng ăn nhanh chóng, giúp con tăng cân tốt hơn, và phát triển thể chất trí não tốt hơn trong năm đầu và sau 1 tuổi.

 
Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *