Cho con ăn rong – chưa thấy hậu quả, chưa thấy đau

 

Vấn đề tưởng chừng như đơn giản, ít ông bà bố mẹ quan tâm, nhưng hậu quả rất dai dẳng và lâu dài. Hãy cẩn thận nếu không muốn rơi vào cái vòng luẩn quẩn của ăn rong và bệnh tật.

Vào giờ ăn, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh ông đẩy cháu đằng trước, bà ôm bát cháo chạy theo sau, giúp việc 1 tay đẩy xe, 1 tay cầm bát cháo, bà bế cháu, mẹ lăm lăm bát cháo bên cạnh, giúp việc vác cháu ngang hông, 1 tay bát cháo, 1 tay thìa, chạy quanh xóm…

Và: còn: “Con chim kìa ! Há mồm!”, “Bác bảo vệ kìa, không ăn bác bắt đi bây giờ! Há mồm!”, “Chú ơi nó không ăn đâu, bắt nó đi ạ! Há mồm ra!”…

Cho con ăn rong - chưa thấy hậu quả, chưa thấy đau - Ảnh 1.

Cho con ăn rong vẫn còn phổ biến trong nhiều gia đình (Ảnh minh họa).

Hậu quả của việc ăn rong

Khi còn nhỏ, nhiều gia đình cho trẻ đi rong để đút ăn, trẻ ăn rất tốt, người lớn hoàn thành nhiệm vụ là mẹ/bà/giúp việc đảm, biết chăm con/cháu, ăn uống tốt, lên cân bụ bẫm, ai cũng khen.

Rồi đến 1 ngày, ta đau chân, không đưa trẻ đi ăn rong được. Ở trong nhà trẻ nhất quyết không ăn.

Rồi đến 1 ngày, ta không làm trò, không cho đi ăn rong nữa, trẻ tuyệt thực.

Rồi đến 1 ngày, tự dưng thấy hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề, ăn mãi không hấp thụ được, liên tục rối loạn tiêu hóa.

Rồi đến 1 ngày, trong nhà luôn sạch sẽ mà trẻ vẫn bị chân tay miệng…

Khi cho trẻ đi ăn rong, tức là chúng ta dùng các ngoại cảnh bên ngoài để chúng không tập trung vào bữa ăn và nhét cho trẻ ăn một cách thụ động. Khi ăn thụ động thì não bộ không chỉ huy hệ tiêu hóa hoạt động chủ động, các men tiêu hóa cũng tiết ra 1 cách miễn cưỡng, dạ dày cũng co bóp 1 cách miễn cưỡng, dẫn đến hiện tượng không hấp thu được hết chất dinh dưỡng, cũng không tiêu hóa được hết thực phẩm, cuối cùng làm hại cho hệ tiêu hóa.

Khi cho trẻ đi ăn rong tức là có bao nhiêu vi trùng vi khuẩn ở bên ngoài, ta hốt hết vào bát cháo rồi cố công nhét hết cái đống vi khuẩn đó vào miệng trẻ. Bệnh từ đây mà ra.

Và khi cho trẻ đi ăn rong, bát cháo để cả tiếng bên ngoài, bưng đi hết chỗ này chỗ khác. Người lớn ăn thử xem còn ngon không, tại sao cứ bắt trẻ phải ăn cho hết.

Cho con ăn rong - chưa thấy hậu quả, chưa thấy đau - Ảnh 2.

Một trong những lý do khiến con biếng ăn chính là cho con đi ăn rong (Ảnh minh họa).

Lý do các gia đình hay cho trẻ ăn rong:

– Vì ông bà, bố mẹ không có đủ kiến thức về cách thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh cho con.

– Vì ông bà, bố mẹ chỉ muốn con cháu ăn nhiều, bất chấp hậu quả.

– Vì ông bà, bố mẹ chưa thấy hậu quả nên chưa thấy đau.

 

Ý KIẾN CHUYÊN GIA: Dưới đây là những chia sẻ của TS Nga xung quanh vấn đề cho trẻ ăn rong:

Những tác hại cho trẻ ăn rong

– Về sinh lý

Trẻ đi ăn rong hoàn toàn không tốt cho dạ dày làm việc. Khi trẻ vừa chạy, vừa chơi, vừa ăn, dạ dày sẽ xóc hơn theo vận động. Trong khi đó, dạ dày vừa đón nhận thức ăn, đồng thời vừa phải tiết dịch vị ra để nhào trộn thức ăn. Như vậy, khi bị xóc nữa rõ ràng việc ăn của trẻ không thể nào tốt như đang ngồi yên vị.

– Về vệ sinh

Trẻ ăn rong làm tăng thời gian ô nhiễm với bụi bẩn, không khí ngoài trời. Đó chưa kể vấn đề ngoài đường ô nhiễm khói xăng, chì.

Đồng thời, những ô nhiễm đó cũng hòa trộn vào thức ăn khiến thức ăn bám bụi, bám bẩn. Và khi trẻ ăn trực tiếp sẽ nhiễm phải những ô nhiễm đó, có thể gây ra vấn đề như ngộ độc thức ăn, nhiễm bẩn, thậm chí nhiễm độc tố trong không khí, xăng, bụi bẩn.

– Khía cạnh tạo lối sống sinh hoạt tốt cho trẻ

Việc cho trẻ ăn rong hoàn toàn sai. Để tập cho trẻ có khẩu vị ăn tốt, giúp cho trẻ tiêu hóa thức ăn tốt, khuyến nghị trẻ phải được ngồi ăn.

Nhiều gia đình cho con đi ăn rong hay cho xem tivi, xem phim ảnh, mở điện thoại thông minh làm con xao nhãng, không để ý và cứ thế đút thức ăn là không đúng. Điều đó càng gây tâm lý biếng ăn, chán ăn cho trẻ nặng hơn.

Một nếp sống tốt văn minh ở trẻ hình thành từ nếp người, chứ không phải chạy theo ý thích nhất thời của trẻ.

cho tre an rong: cac me tranh cai, bac si khang dinh "co hai cho con!" - 3

Việc thường xuyên cho trẻ xem tivi, dùng các thiết bị điện thoại thông minh trong khi ăn càng khiến trẻ không tập trung vào bữa ăn. (Ảnh minh họa)

Cách giúp trẻ ngồi ăn ngoan

– Để điều trị vấn đề biếng ăn, cha mẹ cần tạo cho trẻ thói quen ăn đúng. Khuyến nghị ngay khi trẻ biết ngồi, cha mẹ phải tập cho trẻ ngồi ăn đúng giờ, để trẻ hoàn toàn tập trung vào việc ăn và để trẻ tìm niềm vui, sự chú ý cho món ăn. Bố mẹ tuyệt đối không đọc sách, xem tivi, không nói chuyện nhiều để con xao nhãng.

– Trong bữa ăn, bố mẹ cần khuyến khích, tạo không khí vui tươi để cho trẻ ăn uống tốt và tập trung như hỏi: “Hôm nay, con có thích ăn những món ăn đó không?” hay có thể phân tích lợi ích về sức khỏe của món ăn đó đối với trẻ lớn, hiểu biết đưa lại niềm yêu thích về ẩm thực cho trẻ.

– Đồng thời, bố mẹ cần kiên trì để dạy cho con thói quen ăn đúng để trẻ có nếp tốt, không nên quá nuông chiều trẻ hay không kiên nhẫn tập cho con những điều đúng mà cứ nuông chiều theo thói quen chưa đúng. Trẻ nhỏ không thể biết được điều tốt, sai nên người lớn không thể mù quáng chiều theo ý thích của con.

cho tre an rong: cac me tranh cai, bac si khang dinh "co hai cho con!" - 4

Khi trẻ biết ngồi, bố mẹ cần cho con tập trung ngồi ăn đúng giờ và để ý sở thích ăn của con. (Ảnh minh họa)

– Với trường hợp trẻ biếng ăn, bố mẹ phải tạo niềm vui về ẩm thực cho trẻ như cho trẻ ngồi một chỗ, thậm chí không nên ép trẻ ăn. Việc ép trẻ ăn càng làm nặng thêm vấn đề biếng ăn.

– Bố mẹ nên nịu trẻ, khuyến khích trẻ ăn nhưng tuyệt đối không dùng bữa ăn, món ăn làm phần thưởng hay hình phạt cho con mà cần phân tích để trẻ hiểu được việc ăn uống tốt.

– Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên cho trẻ ăn đúng hình thức trẻ thích. Nếu trẻ sợ ăn nên mang từng ít một và nên để ý khẩu vị con thích, không nên ép con ăn, ngay cả những thức ăn bổ dưỡng.

– Ngoài ra, bố mẹ nên cho con tự ăn bởi trẻ 8 tháng đã thích tự bốc ăn. Mẹ chỉ cần rửa tay sạch cho con, bày một chút thức ăn mềm vào trong bát đĩa sạch sẽ như bày đồ hàng để cho con tự bốc ăn, làm quen và dần yêu thích mùi vị của các món ăn ấy. Việc làm này tuy khiến cha mẹ mất thời gian, mất vệ sinh, khiến thức ăn vương vãi xung quanh nhưng điều đó sẽ tạo được sự thích thú cho trẻ về sau.

– Điều quan trọng là bố mẹ nên chọn đồ ăn theo khẩu vị con nhưng vẫn đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết.

“Trị” thói ăn rong bằng phương pháp “Để con được đói”

Người lớn phải thiết lập thói quen cho trẻ ngồi vào ghế khi ăn và tuyệt đối không đi ăn rong ngay từ khi bắt đầu ăn dặm.

Với trẻ đã quen với thói quen ăn rong, có thể thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh bằng quy tắc “cho con được đói”: Đến bữa cho trẻ ngồi vào ghế ăn, không đi ăn rong, đòi đi ăn rong là kết thúc bữa ăn. Hãy để con được đói! 

Để áp dụng quy tắc này, người lớn cần tuân thủ một số quy tắc sau:

1. Xác định vấn đề của con có phải là đòi đi ăn rong mới ăn hay không?

2. Nếu đúng, thì đến bữa ăn, con đòi đi ăn rong chúng ta không đáp ứng, con sẽ không ăn, không sao cả, ta tôn trọng con.

Cho con ăn rong - chưa thấy hậu quả, chưa thấy đau - Ảnh 3.

Ngay từ khi con bắt đầu ăn dặm hãy cho con ngồi vào ghế ăn (Ảnh minh họa).

3. Cắt hoàn toàn bữa phụ, sữa, đồ ăn vặt … Chỉ ăn các bữa chính.

4. Đến bữa chính tiếp theo, ta lại cho con ăn và tất nhiên là không đi ăn rong, có thể con sẽ tiếp tục không ăn, không sao cả. Ta tôn trọng quyền quyết định của con.

5. Đến tối trước khi đi ngủ, ta xem con có dấu hiệu đói lả không, nếu có thì có thể cho con uống hộp sữa, nếu không thì không sao cả. Cứ kệ con.

6. Không đứa trẻ nào tự bỏ đói mình quá 48h, sau đó sẽ đói ngấu nghiến đòi ăn, đến bữa chính dọn ra cho ăn, nhưng ăn chỉ được 1 ít lại sẽ bắt đầu mè nheo. Không sao cả, cho con 3 cơ hội để tiếp tục, nếu không hợp tác thì kết thúc bữa ăn. Và cứ kiên trì thực hiện dần dần như vậy, mỗi ngày lượng ăn của con sẽ tự tăng lên 1 chút mà không cần đi ăn rong.

Để sửa thói quen này cho con, bố mẹ cần kiên trì ít nhất 3 – 4 tuần sẽ có kết quả. Sau khi lượng ăn và thói quen ăn uống của con tốt dần lên thì bổ sung dần lại các bữa phụ con.

Điều kiện để thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh cho con

Có 2 điều tiên quyết để bỏ được việc đi ăn rong của con và giúp con ngồi vào bàn ăn chung với gia đình đó là:

– Thống nhất được trong gia đình về phương pháp rèn lại thói quen ăn uống cho con. Nếu mẹ quyết không cho con đi ăn rong mà ông bà vừa thấy cháu đói đã đưa ngay cho cái bánh với hộp sữa thì con không được đói, và sẽ không bao giờ sửa được thói quen đòi đi ăn rong.

– Mẹ phải thương con ĐÚNG CÁCH, VỮNG TIN VÀ KIÊN TRÌ. Nếu sáng mẹ quyết tâm cho con đói để rèn thói quen ăn uống, đến chiều thấy nó đói lả lướt thương quá lại cho ăn vặt lại. Kết quả không có gì thay đổi.

Các mẹ cần phải kiên trì để con được đói thật sự vài hôm, sau đó có thể ăn ít 1 thời gian, chấp nhận có thể sẽ sụt cân, nhưng sau 3-4 tuần thì thói quen ăn uống tốt hẳn lên và bắt đầu ăn trở lại.

Còn trong trường hợp tìm đủ mọi cách mà bé vẫn biếng ăn kéo dài, chậm lên cân, đứng cân… mẹ hãy để lại số điện thoại hoặc chủ động gọi điện đến tổng đài miễn phí cuộc gọi: 1800. 78 99 88 để được Dược sĩ chuyên môn tư vấn cụ thể cho tình trạng của con mình. 

(Theo TTT và Khám Phá)

Thông tin tham khảo:
– Ưu đãi thai kỳ và mẹ cho con bú, mẹ khỏe con đủ chất 

– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
– 3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
– Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
– Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
– Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng