Con hư tại mẹ!

Trẻ hư tại ai ???
Nói luôn là tại Mẹ! 
Mẹ đẻ ra con nên con hư là do mẹ !!!


Mình tranh thủ “múa bút” nói rõ hơn chính kiến của bản thân với các cô mẹ trẻ trong nhà. 
Tuy nhiên – Đây là ý kiến cá nhân và dựa trên kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống, trải nghiệm trong nhiều môi trường sống, chứ không nằm trong mục “tư vấn hay hỏi đáp” nha các mẹ!  🙂 

Tại sao nói con hư là tại mẹ ???
Tất nhiên nói có sách – mách có chứng ! 🙂 

Một đứa con hay một đứa trẻ mà mình nói đến không phải là một người đã trưởng thành, đã 18 tuổi, đã biết làm và nhận trách nhiệm về mình, hay trách nhiệm đối vối luật và hiến pháp của một đất nước. Cũng không phải là một đứa trẻ vị thành niên ở giai đoạn từ 15 tuổi trở lên, có những tội mà phạm luật cũng bị trừng phạt.
Ở đây mình đề cập đến “một đứa trẻ trên 2 tuổi đã biết nghe và hiểu những gì người khác nói”
Có thể nói với trẻ nhỏ – các bé trước khi hiểu pháp luật và bước vào xã hội – thì “con hư tại mẹ” điều này đúng đến gần 99 % 

Tại sao mình có vẻ hà khắc khi bắt lỗi mẹ hay đổ tội cho mẹ như vậy ??? 

Đơn giản nhất vì mẹ là người đẻ ra con, chẳng ai quan tâm đến con như mẹ, cho dù là bố nó cũng vậy? Bố không ở cùng và chăm sóc cho con được như mẹ. Nói người đàn ông là trụ cột trong nhà, hay con không cha như nhà không nóc… đó là cách nói đề cao vai trò làm cha trong xã hội phong kiến ngày xưa. Khi mà vai trò người mẹ – người vợ chẳng là cái thá gì trong gia đình lẫn xã hội, họ như là cái máy đẻ vậy thôi, hoàn toàn không có quyền và tiếng nói trong gia đình, không làm ra tiền và chấp nhận một cuộc sống nhu nhược – lệ thuộc – bù nhìn.

Tuy nhiên, trong bối cảnh gia đình và xã hội phong kiến như vậy cũng có những bà mẹ “không chịu khuất phục, có ý chí và cương quyết thay đổi” – như là câu chuyện mẹ của Mạnh Tử – một trong những bậc hiền triết của Trung Hoa và của cả thế giới. Một bà mẹ đáng gọi là nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Mạnh Tử mồ côi cha từ thuở nhỏ, sống với mẹ là Chương Thị, gọi là Mạnh Mẫu. Bà nổi tiếng với câu chuyện 3 lần chuyển nhà để cho con trai mình được sống, học tập trong ngôi trường và môi trường giáo dục tốt nhất.

Làm được điều ấy, mình cho là bà là người thấy rõ vấn đề của con mình – muốn và có khả năng thay đổi tình huống, là người không thụ động trong cuộc sống.

Một đứa trẻ dưới 18 tuổi – người mẹ hoàn toàn có thể uốn nắn được. Và phải uốn nắn con, dạy dỗ con từ khi con 1-2 tuổi, thậm chí là 8-9 tháng tuổi chứ đừng có để đến 5-6 tuổi hay 9-10 tuổi mới lo dạy rồi than dạy không được hay là tại nó nhiễm thói hư tật xấu khi đi học, do hàng xóm hay môi trường.
Nếu vậy cũng là tội của mẹ! 

Tại sao con mới bắt đầu có biểu hiện hư mẹ không lo dạy, không răn đe hay xử phạt ngay? Xử phạt một cách nghiêm túc: Tội nào trị theo tội đó, có lỗi là phạt, vừa phạt vừa dạy dỗ, phân tích cho con điều hay lẽ phải cho tới khi nào con hiểu thì thôi. Còn nếu nói hay phân tích một vấn đề mà con không hiểu thì phải xem lại khả năng và tư duy của người mẹ ấy thế nào. 
Nếu mẹ hiểu biết hạn hẹp thì con nó hư từ bé, không biết giúp con mình nhìn nhận hay phân tích sự việc từ bé là tại mẹ chứ còn trách ai nữa?

Trách bố nó không quan tâm dạy dỗ, hay nói còn vai trò của bố nó đâu? Xin thưa, đó là việc của bố, là trách nhiệm của bố nếu nó may mắn có một người bố quan tâm đến con cái, đến việc dạy dỗ con từ lời ăn tiếng nói từ bé. Còn nếu bố nó không được vậy thì mẹ cũng phải ráng chịu mà dạy dỗ một mình vì mẹ là người đẻ ra con. 
Có lẽ tạo hóa cũng rất công bằng và “có chủ đích” trong việc cho người phụ nữ mang nặng đẻ đau đứa con trong bụng.

Ngoại trừ người mẹ ở tình trạng bất khả kháng không còn khả năng nhận thức hay bị hạn chế trong ngôn ngữ – thì tất cả các bà mẹ phải chịu “trách nhiệm” trực tiếp về lời nói và hành vi của con mình trong gia đình cũng như cuộc sống trước khi nó trưởng thành.

Bảo rằng nó đi học nó nhiễm thói hư tật xấu bên ngoài thì sao? 
Trời, đó là ngụy biện, thì chuyển trường hay mang con về dạy, hư lúc nào dạy ngay lúc đó, chứ sao nữa? 
Đẻ ra con làm chi rồi đổ cho xã hội hay … hàng xóm ???

Người mẹ – Phải biết răn đe và giải thích cho con biết các hành vi ảnh hưởng bên ngoài đó là xấu – ngay từ bé.
Dù con mới có mấy tuổi hay là 12-13 tuổi chăng nữa mà mẹ không dạy được, bất lực với tật xấu con nhiễm bên ngoài thì đó là vấn đề nhìn nhận và tư duy của mẹ đến ấy mà thôi – vậy thì trách xã hội hay trách hàng xóm sao được. 
Họ có nuôi con của mẹ đâu? 
Có chịu trách nhiệm về con mẹ đâu?

Một đứa trẻ dưới 18 tuổi, trước khi trưởng thành, trước khi bước vào cuộc sống tự lập hay đơn giản là trước khi tự mình chịu trách nhiệm trước pháp luật, thì vai trò dạy con của mẹ là số một.

Chắc chắn một điều là một đứa trẻ được mẹ dạy dỗ đến nơi đến chốn, ngoan ngoãn, lễ phép, hành xử đúng mực, không có tự nhiên đùng một cái ra ngoài xã hội mà hư ngay được. Tự bản thân nó khi ấy sẽ biết phân biệt và nhận biết vấn đề đâu là sai là đúng để chọn lọc và phản ứng theo cách đã được mẹ dạy dỗ.

Ngay cả với một người đã trưởng thành, trên 18 tuổi, ra đời, nếu sống trong môi trường xấu, nhiễm thói hư tật xấu dần dần mà có mẹ bên cạnh nhắc nhở hay khuyên nhủ, cũng hạn chế được mức độ tác động tính xấu ấy hơn.

Bảo rằng “trẻ như tờ giấy trắng” là hoàn toàn chính xác. Và viết lên tờ giấy trắng ấy như thế nào là do mẹ cầm tay con để viết. Nhỡ mà viết có sai thì mẹ cũng là người hướng dẫn con bôi tẩy để viết lại cho đúng. Muốn tránh việc bôi xóa quá nhiều khiến cho tờ giấy ấy nhơ nhớp hay rách nát thì mẹ phải cầm tay con chỉ việc từ khi con mới biết nghe biết nói, như mình nói trong bài “Dạy con cám ơn khi nào???” và trả lời là từ khi con mới biết nói. Chứ để 5-7 tuổi mới dạy sao mà dạy hay điều chỉnh dễ dàng được?

Nói về môi trường và xã hội cũng vậy ! 
Nếu so sánh cách sống ở tây, môi trường giáo dục văn minh như “tây”, thì ai nói là trẻ em tây không có đứa trẻ hư? Không có trẻ con ăn cắp hay phá làng phá xóm? Và những đứa đó chủ yếu là do không sống cùng mẹ từ bé, hay do các bà mẹ nghiện ngập, bê tha, chỉ biết sống cho mình không quan tâm đến con.
Nếu môi trường xã hội và giáo dục tiên tiến thì mẹ đỡ vất vả hơn trong việc dạy con, chứ không phải là vậy thì xã hội hay nhà trường họ dạy con là chính còn vai trò của mẹ là thứ yếu.
Không phải vậy!
Các bà mẹ phương tây có thể rất thoáng trong phương pháp dạy con, nhưng lại cực kỳ nghiêm khắc trong việc thưởng phạt trong các luật lệ mà mẹ đã đưa ra trong gia đình hay giới hạn tiếp xúc bên ngoài với một đứa trẻ.

Có mẹ nói “ở cùng ông bà, không quyết định được, …mọi việc là do ông bà …” 
Đó là do mẹ, mẹ không g đủ can đảm để có chính kiến của mình, không có tiếng nói của mình, mẹ có cuộc sống lệ thuộc không dám phản đối dù là biết việc ấy sai, không dám bảo vệ và lên tiếng khẳng định quyền hạn của mình với chính đứa con mà mình đẻ ra, thì con có hư hay không ngoan cũng là do lỗi của mẹ.

Trong cuộc sống, đó là quy luật!
Dù vợ chồng cũng vậy. Muốn có tiếng nói, muốn được công nhận, mình phải thể hiện được quyền của mình, muốn có quyền phải có giá trị nào nó mà người xung quanh mình thấy quan trọng, thấy cần thiết, không có mình là tổn thất của họ thì mình mới có quyền và nói được làm được.”

Nếu trong cuộc sống gia đình nhiều thế hệ, hay môi trường sống bên ngoài tốt thì mẹ may mắn không khó khăn nhiều trong việc dạy dỗ. Còn môi trường sống mà phức tạp, thì mẹ phải cố mà chịu khó bỏ công ra để dạy dỗ con nhiều hơn.

Nói về việc dạy trẻ…
Trẻ 1- 2 tuổi có hiểu rõ và biết làm theo lời mẹ không ???
Có! Trẻ 6-7 tháng cũng có thể hiểu rõ và làm theo những việc đơn giản.  🙂 

Đừng tưởng trẻ nó phải 2-3 tuổi mới hiểu biết nhiều việc, mới biết nghe và hiểu. Không đâu, 1 tuổi, thậm chí 6-7 tháng tuổi trẻ nó đã nghe – nhìn – và hiểu được nhiều điều rồi. Trẻ 6-7 tháng nếu dạy từ bé chỉ cần bảo không được và khẽ vào tay một cái vài lần là hết đòi, hết cầm bậy, khi làm như vậy vẻ mặt phải dứt khoát, nghiêm túc.

Còn đòi gì không được là khóc hả? Cách đơn giản nhất là cứ cho khóc một tiếng – khóc chừng tuần lễ không ai ngó ngàng gì tới, không dỗ nín thử coi nó có còn đòi nữa hay không. Và trẻ con đặc biệt nhạy cảm và có giác quan tốt. 

Cho nên các trẻ ở cô nhi viện, mọi người mới hay nói là “con rơi nó biết thân biết phận” chẳng khóc chẳng la, chẳng dám đòi gì, cứ nằm chơi là vậy đó. Vì đứa nào cũng chơi đã rồi nằm lăn lóc, không được chiều quá mức, có đòi cũng không được lấy gì mà đòi ?

Còn nói đến dạy trẻ, không phải cứ phạt là la mắng hay đánh bằng roi thì gọi là phạt, phạt có nhiều cách lắm và tùy trường hợp để phạt. Ví dụ như với con trai, mỗi năm mình phạt 1 kiểu theo sự phát triển và tư duy của con, mỗi tội phạt một cách khác nhau.

Tối ngủ quên đánh răng, nhắc 2-3 lần, mẹ phạt nguyên 1 tuần đó mẹ không ôm hôn nữa 🙂 (con trai mình giờ 10 tuổi nhưng rất thích mẹ ôm xoa đầu và hôn ), hay nguyên tuần đó không cho đi siêu thị, không ăn KFC chẳng hạn, còn tội nào đáng đánh cũng sẽ đánh ngay.

Có mặt bố, ông bà mà mẹ đánh thì cũng chẳng ai dám bênh cháu, đơn giản là các thành viên trong gia đình điều biết tính ý nhau, đều biết cái gì nên tham dự và không nên tham dự vào. 
Tất nhiên, để làm được điều này thì mình phải thể hiện được “quyền hạn và tiếng nói của một người dâu con, người vợ và người mẹ trong gia đình”

Nên khi nói con hư tại mẹ, nhiều mẹ cho rằng còn ông bà, còn bố nó, còn xã hội, …, mình thì nghĩ nói như vậy là ngụy biện!  😎  
Một người phụ nữ, một người mẹ, con mình sinh ra mình phải lo, con nó có muốn ra đời và nó có quyền lựa chọn đâu? 
Đã sinh ra thì phải có trách nhiệm dạy, phải nuôi cho bằng được không thì lỗi của mẹ chứ của ai, chẳng lẽ trách con?

Người mẹ phải độc lập về tài chính và cho ông bà thậm chí cả chồng thấy được là con mình sinh ra mình có quyền dạy theo ý mình – không thì mẹ có thể tự mình nuôi con được một cách đàng hoàn và đầy đủ không thua gì ở với ông bà thì tiếng nói mới có giá trị – quy luật cuộc sống nó là vậy đó. Chứ chưa có công ăn việc làm ổn định, xài tiền chồng, hay chồng còn nhờ vả cả ông bà thì sao mà dám lên tiếng, không dạy được con cũng đúng rồi, do mẹ chứ do ai???

Vì mẹ chưa có thể làm chủ cuộc sống của mình mà đã sinh con, để con bị lệ thuộc theo mẹ.

Tóm lại – Dù bất cứ lý do gì mà người mẹ không thể chủ động được cuộc đời mình và điều đó để con ảnh hưởng, để nó thành đứa trẻ hư, hay không ngoan thì đó là lỗi của mẹ. Vậy thôi! 🙂 

Mình đảm bảo 100%
So sánh hai cặp vợ chồng, một cặp mà vợ ở nhà không làm ra tiền, với một cặp người vợ đi làm lương 5-7 triệu một tháng thôi chẳng cần nhiều, tiếng nói trong gia đình nó đã khác nhau rồi. Huống gì là một nàng dâu có thu nhập ổn định chẳng cần phải dùng đến tiền của ông bà mua gì cho cháu, tiền chồng cũng không cần luôn thì xem có tiếng nói trong nhà hay không thì biết – đó là khác biệt cực kì lớn.  😀 

Hoặc có mẹ nói còn bố nó sao không trách? …
Trách bố nó á, bố nó đâu có đẻ? 
Ai biểu mẹ đẻ ra làm gì? 
Phụ nữ có quyền quyết định yêu và lấy ai làm chồng, quyết định sinh hay không sinh con. Trong một lúc nào đó, vì quyết định sai thì mình phải chịu, sai thì làm lại, quan trọng là có dám hay không mà thôi. Không dám thì buộc phải chấp nhận sống trong môi trường khiến con nó không thể nào ngoan được và trở thành trẻ hư.
Và vậy là lỗi của mẹ, tại vì mẹ thụ động và nhu nhược, chứ sao đổ lổi cho ai hay trách số phận được???

Mà có vì số phận hay kém may mắn đi chăng nữa, thì cũng có rất nhiều phụ nữ từ chổ bất hạnh và kém may mắn ấy mà họ can đảm và vượt qua được khó khăn. Đâu phải ai cũng tự nhiên nhận được may mắn từ trên trời rơi xuống hay có của ăn của để từ trong trứng nước. 
Nếu may mắn mà không tốn công sức khó nhọc để đạt được đến 90% là người ấy sẽ không thể giữ may mắn lâu dài được. 
Cuộc sống nó cũng công bằng lắm chẳng cho không ai bao giờ

………

P/s: Chắc rất nhiều mẹ cho rằng mình may mắn có cuộc sống viên mãn, nhà cửa sung túc, osin đông, nên mới nói theo kiểu kẻ cả như vậy. Nói thì ai mà nói không được.

Xin thưa, hoàn toàn sai lệch. Chẳng có may mắn một chút nào hết nha!  😆 

Đó là thành quả miệt mài học tập và làm việc 20 năm qua mới được như vậy. 
Khi mình chưa tròn 18 tuổi là phải đi làm kếm tiền phụ giúp gia đình, rồi vừa làm vừa học, sau đó là nguồn thu nhập chính của cả gia đình 4 người, một ngày chỉ có 4-5 tiếng để ngủ, suốt hơn 10 năm cố gắng như vậy mới được như bây giờ.

Chứ không có ngồi than thân trách phận, so sánh với người này người khác, rồi buồn phiền vì mình sao không được như người ta, hay là ngồi nghĩ không biết bao giờ may mắn nó chạy đến với mình. 
Không hề, mình không bỏ phí thời gian của mình vào các việc vô ích ấy bao giờ. Mình luôn tìm và tạo cơ hội cho bản thân trong công việc cũng như cuộc sống. 
Nếu thất bại thì sao?
Trời – thất bại hoài chứ gì ? 🙂 
Thất bại thì làm lại và làm cho khôn hơn là thế nào cũng thành tài 

Cũng như, khi có con trai đầu lòng, con được gần 2 tuổi là mẹ cứ một tháng là 2 tuần công tác xa nhà, chỉ ở nhà 2 tuần, nhưng tất cả mọi việc liên quan đến con chỉ cần về nhà 2 ngày là mình biết có gì không ổn, có gì cần điều chỉnh. Lúc không có nhà thì một ngày gọi điện cho con 2-3 lần, hỏi con và osin các việc cần theo dõi hàng ngày và không bao giờ quên gọi trước khi đi ngủ để chúc con ngủ ngon và đợi con trai chúc mẹ ngủ ngon mới tắt máy.

Giờ đến con gái, cách đây hơn 1 năm, lúc đó cứ 4h sáng là vào tư vấn cho các mẹ nhà mình. 
Mẹ sáng 3h rưỡi là dậy, bộ các mẹ tưởng con gái mình lúc ấy mới có mấy tháng, ngày nào cũng ngủ ngoan sao? Một tuần là cũng có 3 ngày là gào lên đòi mẹ ấy chứ?
Nhưng mẹ vẫn phải vừa “trị” vừa dỗ ngọt con, vẫn tư vấn được, bữa nào quậy quá, mẹ đuổi bố sang phòng khác ngủ, còn mẹ quyết tâm cho con ngồi khóc mệt xỉu gần một tiếng là bò lăn ra giường ngủ luôn.

Và ngay cả bây giờ cũng vậy, mình luôn phải cố gắng để không bị lạc hậu, yếu kém trong chuyên môn với xã hội và cả với cuộc sống gia đình. 
Chứ không phải giờ là sướng rồi, thì chỉ biết hưởng thụ và không tiếp tục học hỏi đâu nha.

P/s: Sau khi đăng bài này có mẹ vô nói là:
Mẹ A: Cứ nói con hư tại mẹ. Vậy khi mẹ dạy con mà ông bà không cho dạy vì bênh cháu, bố cũng bênh. Không lẽ dạy kiểu vỗ mặt à. Thụ động và nhu nhược á. Vậy khi chị sống chung với ông bà khó tính mà bênh con chiều cháu đi, chị sẽ biết.

Thì đã không lên tiếng được gọi là thụ động và nhu nhược chứ gì nữa?? Còn tại sao như vậy, tại vì người mẹ sống lệ thuộc, không có tiếng nói trong gia đình, hay không biết cách xử lý tình huống ấy với các giải thích rõ ràng dứt khoát, nếu trước giờ những gì nói ra đều hợp lý, lời lẽ thuyết phục và cả sự cương quyết khi sự việc ấy đúng, … tất nhiên tiếng nói của người mẹ ấy sẽ khác.

Hay có một ông bố suy nghĩ rất cởi mở nói là:
“Theo mình thì việc dạy con không phải riêng gì trách nhiệm của người mẹ. Mà còn ở cả ông bố nữa. Chứ cứ đổ hết trách nhiệm cho mẹ là không hợp lý và không công bằng.”  

Mình đã phản hồi là:
“Nói về công bằng thì như vậy mới là công bằng với chính đứa con của mình á. Vì chỉ có mẹ mới là người quyết định đẻ hay không đẻ, không ai ép mà được nếu không muốn. 
Ngay cả một anh chồng có tính tình nói năng cộc lốc, hay là bê bối bừa bãi cũng còn tùy cô vợ có khả năng để cải thiện hay không, nhiều cô vợ khéo thì bố nó thành người lịch sự hẳn luôn, ngăn nắp hẳn ra (cái đó cũng là do bà của bố nó không khéo dạy bố) 
Gì chứ lời ăn tiếng nói của con là mẹ dạy chẳng mấy ông bố dạy đâu, người mẹ có một sự gắn kết rất đặc biệt mà không người bố nào làm được điều ấy với con cả, như là mẹ nói thì con sẽ nhớ nhanh hơn bố nói, …., và mình đang nói tới việc mình đẻ là mình chịu trách nhiêm chính còn bố nó tính sau 🙂 “

Trở lại việc chịu trách nhiệm và cải thiện
Các mẹ có thấy ai một khi đã cố tình không chịu nhận lỗi mà sửa lỗi được không??? 
Vậy thì ai thiệt ở đây? Có phải cuối cùng con mình chịu thiệt không? khi chính mẹ nó cũng biết con đang hư hơn, con không ngoan khi mới có tí tuổi đầu, để năm ba năm nữa lấy gì mà dạy được? Lúc ấy có muốn thay đổi muốn cải thiện, muốn dạy con lại từ đầu chắc gì đã làm được?

Mẹ đã dám đẻ thì phải có sức mà nuôi, phải có trách nhiệm dù bất cứ hoàn cảnh nào. Dù mình không muốn đi chăng nữa mà lo cho con không tốt được hay không dạy đến nơi đến chốn nghĩa là lỗi của mình, vậy thôi.

Đừng đổ lỗi cho ai khác vì vấn đề hay sai lầm của mình. Hãy chịu trách nhiệm với chính bản thân, cho những suy nghĩ, hành động và lời nói hay việc làm của mình. Không ai có thể khiến bạn làm bất cứ điều gì cả. Bạn cảm thấy ra sao và phản ứng thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào chính bạn và bạn phải chịu trách nhiệm về điều đó.

Như có mẹ nói 
“Tùy chị ơi. Con em 2 tuổi giờ sợ em hơn sợ bố, mà bố nó thì lại chiều nó quá nên mỗi khi em mắng con, đánh con là bố lại cưng nựng, chiều rồi bênh nó. Giờ em có mắng con là nó lại kêu Bố ơi, bố ơi. hix”

Mình đã trả lời là
“thì cái đó là tại mẹ chứ ai ??? Tại mẹ không biết cách xử bố nó, bố mà bênh là xử bố nó luôn thử coi vài lần còn dám dẹo bố không. Như mình nè, đánh con trước mặt ông bà chẳng ai dám nói tiếng nào hay bênh tiếng nào, từ lúc thằng anh 10 tuổi còn bé là thống nhất rõ vụ đó rồi, con mình mình dạy chẳng ai có quyền nói cả.
Còn bố nó hả, mẹ la hay đánh là phải ngó lơ và ngược lại, không có bênh không bồng bế sau khi bị mẹ đánh, mấy lần là nó biết luôn không có dựa hơi ai được hết. Nên quan trọng là mẹ nó phải có uy và phải tỏ rõ quan điểm dạy con của mình.

Như một mẹ đã nói là
“Nhưng lỗi một phần là do bố nó nữa chị, bất tài vô dụng ..”

Thì đó cũng là tại mẹ nó dở chọn chồng hèn chứ ai??? Con nó có chọn giùm cho được đâu???
Bảo là hên xui nhờ tấm chồng, không có đâu! Là do mình biết chọn mặt gởi vàng đừng có để trái tim át lý trí hay không mà thôi.

P/s: Còn vụ chọn mặt gởi vàng, nếu “vàng chưa đủ lửa, vàng không ra vàng, thép kg ra thép” lỡ có chọn nhầm thì chính bản thân cô vợ là người phải ra sức mà cải thiện để thay đổi nếu muốn cuộc sống gia đình của mình ngày càng tốt hơn

Chứ chẳng có trông mong ai khác làm giùm mình, thay đổi cuộc sống của mình được đâu. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *