Con trai 2 tuổi tử vong vì chảy máu cam, mẹ hối hận cả đời khi biết nguyên nhân

Sự hối hận của người mẹ trẻ đã trở thành bài học đáng nhớ cho các bậc cha mẹ khi sơ cứu cho con những lúc chảy máu cam.

Không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn, ai cũng từng chảy máu cam một lần trong đời. Tuy nhiên, lúc chảy máu cam, phản ứng tự nhiên đa số là ngửa mặt lên trời hoặc bịt mũi lại, hay thậm chí làm bằng cách nào đó không cho máu chảy ra ngoài. Không ai ngờ rằng, những cách này gây nguy hiểm nghiêm trọng đến bản thân, thậm chí có thể gây ra tử vong. Và tai nạn đau lòng này đã xảy ra với gia đình của Cường Cường.

capture

Cường Cường, 2 tuổi là một cậu bé hiếu động. Một ngày nọ, khi cậu bé đang chơi quanh nhà, đột nhiên bị chảy máu cam. Cường Cường hoảng hốt chạy lại trước mặt mẹ và cho mẹ xem, người mẹ theo quán tính tự nhiên bảo Cường Cường ngửa đầu lên và dùng giấy vệ sinh thấm máu mũi cho con.

Không ngờ một lúc sau, Cường Cường cảm thấy khó thở, lòng ngực đau nhói, cậu bé bắt đầu thở gấp và ngất lịm đi. Người mẹ hoảng sợ lập tức đưa cậu bé đến bệnh viện. Sau khi kiểm tra, bác sĩ đau lòng nói với mẹ Cường Cường rằng: “Trong thời gian cậu bé chảy máu cam, vì sơ cứu không đúng cách nên đã qua đời”.

Bầu trời trước mắt mẹ Cường Cường như đổ sụp xuống, bác sĩ giải thích việc sơ cứu không đúng cách rất có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp dẫn đến nghẹt thở. Nếu chảy máu cam do chấn thương thì nó có khả năng gây tổn hại dịch não tủy, hay thậm chí gây nhiễm trùng hộp sọ.

Vì vậy đây được xem là bài học đắt giá cho các bậc cha mẹ có con bị chảy máu cam. Việc chăm sóc trẻ con vô cùng quan trọng và người lớn cần phải chú ý hàng đầu.

Xử lý đúng cách khi bị chảy máu cam

Bác sĩ Ben Lam đến từ Trung tâm Y khoa Raffles Hồng Kông cho biết, hành động ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu cam sẽ làm cho máu trào ngược xuống lại cuống họng, từ đó chạy qua lỗ thông khí và có thể gây sặc máu.

Tệ hơn nữa nếu nuốt lại phần máu cam chảy ra, nó sẽ chuyến xuống dạ dày và gây ra các triệu chứng buồn nôn, ói mửa.

Cũng không dùng tay để bịt lỗ mũi nhằm dừng máu, điều này khiến máu chảy ra nhiều hơn cũng như nguy cơ chảy ngược vào cuống họng cao hơn.

1

Dưới đây là 6 điểm lưu ý trong cách xử lý khi gặp tình huống chảy máu cam:

1. Chườm lạnh

Khi thấy bé nhà mình bị chảy máu cam, cha mẹ nên chườm túi nước đá hoặc khăn bông ướp lạnh lên trán và cổ, hoặc súc miệng bằng nước lạnh. Làm vậy sẽ khiến cho mạch máu co lại và làm giảm hiện tượng chảy máu.

chay mau2

2. Lấy hai ngón tay ép chặt hai bên cánh mũi

Khi gặp phải trường hợp này, cha mẹ có thể sử dụng ngón tay cái và ngón tay trỏ ép chặt hai cánh mũi 5-10 phút. Lúc này trẻ thở bằng miệng. Nếu xác định được hiện tượng này là chảy máu cam, cha mẹ vừa đồng thời ép chặt cánh mũi, đồng thời cho bé nhà mình ngồi xuống và đầu hơi cúi về trước để máu trong miệng được nhổ ra.

 

Nhiều người rất dễ suy nghĩ đến dùng giấy vệ sinh để cầm máu trong trường hợp này. Tuy nhiên, đây lại không phải là phương pháp tốt. Tùy tiện lấy giấy vệ sinh nhét vào lỗ mũi cũng dễ khiến nhiễm trùng máu.

Ngoài ra, cha mẹ cũng tuyệt đối không để bé nhà mình ngửa cổ lên. Vì đây là một phương pháp sai lầm. Nếu làm vậy, có thể khiến cho trẻ bị sặc. Máu chảy xuống miệng, xuống cổ gây buồn nôn và kích thích mạch máu co thắt dẫn đến máu chảy nhiều hơn.

chay mau3

3. Kịp thời đưa đến bệnh viện

Nếu áp dụng hai phương pháp trên mà máu không cầm được, thậm chí sắc mặt chuyển sang sắc thái tái nhợt và ra mồ hôi lạnh, cha mẹ nên nhanh đưa bé đến bệnh viện. Nếu bé nhà mình chảy máu cam nhiều lần, cũng cần đưa bé đến bệnh viện khám để kiểm tra xem liệu bé có phải bị viêm mũi, viêm xoang hoặc có khối u ở mũi hay không.

4. Chú ý chế độ ăn uống

Bé bị chảy máu cam không nên cho ăn đồ ăn có tính nóng nên cho bé ăn đồ ăn có tính mát, giàu protein, vitamin và sắt, như uống sữa bò, nước gạo, nước trái cây… Người bị chảy máu cam có thể ăn một số thức ăn lỏng, như cháo, mì, tránh uống rượu và ăn thực phẩm cay và cứng. Người hay bị chảy máu cam nên ăn rau tươi và trái cây.

5. Bổ sung nước

Vào mùa khô, rất nhiều người thường bị chảy máu cam. Bạn uống thêm nước để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, trong nhà đặt thêm bình dưỡng khí để tăng cường độ ẩm không khí.

chay mau4

6. Không cho trẻ ngoáy lỗ mũi tùy tiện

Một số trẻ thường tùy tiện ngoáy mũi, hành động này dễ kích thích niêm mạc mũi gây hiện tượng chảy máu cam.

chay mau5

Chảy máu cam, nhìn bề ngoài là chuyện nhỏ nhưng nếu không cẩn thận, bệnh trạng này cũng có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng. Hãy chú ý các bước sơ cứu và phòng tránh để tránh xảy ra tình trạng đáng tiếc.

(Theo Đại Kỷ Nguyên)

Thông tin tham khảo:
– Ưu đãi thai kỳ và mẹ cho con bú, mẹ khỏe con đủ chất 

– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
– 3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
– Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
– Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
– Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng