Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị viêm khớp bằng nguyên liệu đơn giản tại nhà

Viêm khớp là tình trạng viêm của một hoặc nhiều khớp xương, chẳng hạn như một hoặc cả hai đầu gối hoặc cổ tay, hoặc một phần của cột sống. Hai loại thường gặp nhất của viêm khớp là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp (thấp khớp).

Triệu chứng viêm khớp

Đau, nhức khớp là những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, bạn có biết các cơn đau không phải triệu chứng duy nhất cảnh báo viêm khớp? Dưới đây là một số triệu chứng viêm khớp mà chị em cần lưu ý:

Cứng khớp: Bệnh viêm khớp có thể bắt đầu với cảm giác cứng khớp. Bạn sẽ thấy khó khăn khi cố gắng gập hay duỗi thẳng khớp.

Sưng: Nếu thấy một trong hai cổ tay hoặc đầu gối to hơn hoặc sưng hơn bên còn lại thì đó có thể là triệu chứng của viêm khớp.

Đau, sưng, cứng khớp… là những triệu chứng cảnh báo bệnh viêm khớp (Ảnh internet)

Mệt mỏi: Viêm khớp dạng thấp là tình trạng khi hệ miễn dịch tấn công các khớp, gây viêm khiến cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

Sốt và mất cảm giác ngon miệng: Đây cũng là một trong các triệu chứng phổ biến liên quan đến viêm khớp. Bệnh nhân viêm khớp, đặc biệt là phụ nữ, thường xuyên bị các đợt bùng phát bệnh dẫn đến sốt và ăn mất ngon.

Đỏ hoặc phát ban da: Bệnh nhân viêm khớp có thể thấy vùng da xung quanh khớp đỏ tấy và dễ kích thích. Đây là triệu chứng viêm khớp vảy nến có thể gây đỏ da.

Giảm vận động: Nếu thấy cổ tay và mắt cá chân vận động kém hơn so với trước đây, đau khi vận động, bạn không nên xem nhẹ vì đây có thể là triệu chứng liên quan đến bệnh viêm khớp.

Bài thuốc dân gian trị đau viêm khớp mạn tính bằng nguyên liệu đơn giản tại nhà

Có rất nhiều phương pháp cũng như loại thuốc chữa bệnh viêm khớp khác nhau. Tuy nhiên, các phương pháp chữa viêm khớp bằng bài thuốc dân gian luôn đem lại hiệu quả tốt cũng như an toàn và được nhiều bệnh nhân viêm khớp tin tưởng sử dụng.

Sau đây sẽ là 1 số bài thuốc dân gian hay chữa bệnh viêm khớp mà mọi người nên áp dụng:

Chữa thấp khớp bằng lá dứa

Lá dứa là loại lá có mùi thơm mà bà con ở nông thôn thường dùng để pha trà, làm bánh hoặc bỏ vào trong xôi cho thơm. Trong lá dứa có nhiều tinh dầu và chứa glycosides, alkaloid nên có rất nhiều công dụng trong y học, được dùng rộng rãi và cách sử dụng rất đơn giản.

Bài thuốc dân gian chữa thấp khớp từ lá dứa: Đun nóng khoảng nửa chén dầu dừa ở lửa nhỏ. Khi dầu dừa nóng thì bắc chảo ra khỏi bếp và bỏ khoảng 3 lá dứa (đã rửa sạch và cắt mỏng) vào dầu dừa. Khuấy đều cho đến khi nguội rồi dùng để thoa vào những vùng sưng khớp, đau khớp.

Cách ngâm tỏi trị thấp khớp

Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Tỏi không chỉ là loại gia vị thông thường mà còn có công dụng chữa bệnh. Tỏi thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đỉnh độc, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc, rắn cắn…

Trong y học, tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau, như ăn sống, chế biến thức ăn, ngâm với rượu hoặc giấm.

Mỗi ngày ăn 10 gam tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể. Tỏi có tác dụng gần giống với thuốc kháng sinh; tăng sức đề kháng của cơ thể; giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn, vi rút xâm nhập; là chất xúc tác giúp cho vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm; chống lại các bệnh tim mạch; phòng và trị chứng cảm lạnh và cảm cúm rất hay.

Tỏi giúp phòng chữa nhiều bệnh, trong đó có bệnh thấp khớp (Ảnh internet)

Tỏi còn được dùng trong bệnh thấp khớp. Có thể làm như sau: dùng độ 40gr tỏi (đã bóc sạch vỏ), cắt nhỏ cho vào lọ ngâm cùng với 100ml rượu trắng (45 độ), ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc lọ, ban đầu chỉ có màu trắng, sau chuyển sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ. Ngày dùng 2 lần (sáng 40 giọt trước khi ăn sáng, và tối 40 giọt trước khi đi ngủ). Do lượng uống mỗi lần như thế rất ít, nên cần thêm nước chín để nguội vào để uống.

Lưu ý, không dùng tỏi trong trường hợp đang dùng thuốc trị bệnh đái tháo đường, hoặc đang dùng thuốc điều trị chứng máu loãng.

Chữa đau viêm khớp bằng cám

Trộn đều 1 chén cám nguyên chất với 1 chén giấm. Sau đó, cho hỗn hợp này vào chảo và đảo đều trên lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp có độ sệt thì tắt bếp, cho 1 muỗng canh muối bọt vào và để nguội. Trước khi đi ngủ, đem thuốc đắp vào đầu gối rồi dùng gạc sạch băng cố định, đến sáng hôm sau thì thay thuốc. Cám và muối sẽ làm tan máu bầm và làm giảm sưng viêm khớp, giấm giúp sát trùng vết thương, nhờ vậy giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn.

Nếu là đau nhẹ, nên áp dụng 1 lần/ngày, nếu khớp sưng to, đau nhức nhiều thì đắp thuốc 3 lần/ngày.

Chữa viêm khớp bằng dây đau xương

Cũng như tên gọi của mình, dây đau xương là loại thảo dược thường dùng để chữa các bệnh về đau nhức xương khớp, đau mỏi toàn thân, phong thấp hay viêm khớp… đem lại hiệu quả nhanh chóng.

Cách dùng dây đau xương như sau: ta dùng 12g thân dây đau xương sắc uống mỗi ngày để giảm đau nhức gân cốt và tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, dùng lá dây đau xương giã nát rồi trộn với rượu đem đắp lên chỗ viêm giúp giảm sưng và đau hiệu quả.

Một số bài thuốc khác:

– Ớt chín 15 quả, ba lá đu đủ, 80gr rễ chỉ thiên, đem tất cả giã nhỏ, ngâm với cồn theo tỷ lệ 1/2. Dùng thuốc này xoa bóp các khớp bị đau rất tốt.

– Vỏ quả bưởi tươi 250gr, gừng tươi 30gr băm nhuyễn đắp vào chỗ đau khớp, ngày thay thuốc một lần.

– Lá xương sông giã nát, xào nóng đắp lên vùng khớp đau.

– Rau cần ta tươi, giã nát vắt lấy nước, thêm đường trắng đun sôi, uống thay trà trị chứng phong thấp, khớp tay chân sưng.

– Ép nước bắp cải uống, bã đắp vào chỗ khớp bị viêm. Hoặc lá bắp cải hơ nóng áp lên chỗ viêm sưng rất công hiệu.

– Dùng 15 – 30gr lá lốt tươi hoặc 5 – 10gr lá lốt khô sắc với nước chia uống 2 – 3 lần trong ngày trị chứng nhức khớp, xương.

– Lấy quả sung hầm với thịt lợn nạc ăn trị chứng viêm khớp. Lấy ngải cứu sao lẫn với phèn chua đắp lên chỗ đau do phong thấp.

– Lấy cành nhỏ giáp với lá của cây đinh lăng (30gr) thái nhỏ, sao vàng sắc uống hoặc 40gr hồ tiêu, 20gr phèn chua ngâm vào một lít rượu. Sau 15 ngày lấy xoa bóp để trị chứng tê thấp, đau lưng.

– Hoa đinh hương 20gr, long não 12gr, cồn 90 độ (250ml), ngâm 7 ngày đêm, lọc lấy nước,bỏ bã. Ngày hai lần dùng bông tẩm thuốc xoa bóp các khớp bị đau.

(Tổng hợp từ Sức khỏe Đời sống, Phụ nữ TP. HCM)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *