Để con trai chơi cùng hộp giấy ăn, mẹ trẻ suýt ân hận cả đời vì con bị tắc phổi, suy hô hấp đến tím tái cả người

Bé trai có biểu hiện ho, khó thở đến tím tái mặt mũi, không thể chơi và mệt lả. Gia đình vội đưa bé đi cấp cứu thì mới phát hiện ra bé bị nhiều mảnh vụn giấy ăn dính vào phổi trái, suy hô hấp nặng.

Mẹ trẻ suýt ân hận cả đời vì con nuốt phải giấy ăn

Trẻ gặp không ít tai nạn vì chưa đủ nhận thức để kiểm soát các nguy cơ, hiểm họa xảy ra đối với mình. Bé trai bị hóc hạt na vào thực quản, cô bé 2 tuổi bị dây buộc rèm cửa siết chặt vào cổ đến tử vong… quá nhiều tai nạn xảy ra đối với trẻ em ngay tại nhà mà phụ huynh không thể lường trước. 

Câu chuyện của chị Thúy Nguyễn dưới đây, kể về tai nạn của con trai mình khi chơi với hộp giấy ăn cũng chính là 1 bài học lớn để chúng ta phải cảnh giác, thận trọng trong việc trông chừng trẻ nhỏ.

23.35pm em mổ xong, cảm tạ trời đất.

Mẹ xin lỗi em, tại mẹ cả, tại vì mẹ tồi, mẹ đoảng. Thì ra chỉ cần con rời tầm mắt của mẹ tất cả mọi vật đều có thể làm em của mẹ đau đớn đến nhường nào. 1 bài học để đời cho mẹ cũng là bất cứ ai đã và chuẩn bị làm mẹ.

Ngày hôm qua em vẫn chơi bình thường, mà chỉ qua 1 đêm mọi chuyện biến chuyển nhanh như thế. Hoá ra chỉ có mấy mảnh giấy ăn mềm bé nhỏ mà suýt nữa mẹ đã làm việc ân hận cả đời.

12 trưa em tím tái, mẹ suýt không nghe lời bố, cố chấp đưa em đi Hà Nội thì đêm nay mọi chuyện đã xấu đi rất nhiều.

6h, em lại lên cơn tím tái, chụp phổi hình ảnh rất xấu nhưng không tìm được nguyên nhân tại sao mới 1 đêm mà mọi chuyện lại diễn biến nhanh như thế.

8h tối, tất cả các bác sĩ hội chẩn khẩn cấp vì nghi ngờ dị vật. Bác sĩ có hỏi mẹ là ở nhà bé có ăn hay chơi gì không, mẹ nghĩ mãi càng chẳng ra, rồi lúc bố có nói hôm qua chơi hộp rút giấy xé thôi chứ không chơi gì lạ cả.

Và 10h em được mổ cấp cứu! Cánh cửa mở ra, bác sĩ đưa cho mẹ những thứ này, 4 mảnh giấy mong manh này, thứ bám phổi, 4 nhánh khác làm tắc nghẽn chèn ép. Nếu qua đêm nay mà vẫn không tìm ra sẽ xấu đi rất nhiều.

Thì ra con người ta vẫn nên đặt niềm tin cho những bác sĩ dù ở đâu. Cảm ơn bố đã mắng mẹ là động tí là cứ TW, phải tin bác sĩ mình 1 tí”

Các bác sỹ đã hội chẩn cấp bách để đưa ra quyết định mổ nội soi gắp dị vật ở phổi và những mẩu giấy vụn đã được gắp ra từ phổi trái của bé trai – Ảnh: FB T.N

Câu chuyện của chị Thúy chia sẻ lên Facebook khiến cộng đồng mạng quan tâm. Ai cũng vô cùng bất ngờ trước tai nạn mà bé trai con chị Thúy gặp phải, bởi hộp giấy ăn thì nhà nào cũng sử dụng, không ngờ chỉ 1 lúc lơ là trông bé lại gây hậu quả lớn như thế.

Bên cạnh đó nhiều người cũng chúc mừng gia đình chị Thúy, đồng thời cảm ơn sự tận tâm, y đức của lực lượng y bác sĩ tại bệnh viện đã giúp bé trai vượt qua nguy hiểm.

“Chỉ vì chủ quan và tính cố chấp mà tí nữa mình đã làm hại con”

Chia sẻ với chúng tôi, chị Thúy Nguyễn (26 tuổi, Nghệ An) cho biết gia đình phát hiện ra bé Thành Đạt (tên ở nhà là Híp, bé trai gặp sự cố hóc mảnh vụn giấy ăn) có những biểu hiện bất thường từ tối ngày 31/3. Ban đầu bé Đạt ho rất nhiều nhưng chị Thúy lại chỉ nghĩ là con bị cảm cúm bình thường. Nhưng đến đêm thì bé có biểu hiện ho và khó thở rõ ràng hơn. Buổi sáng hôm sau, ngày 1/4, thấy con không chơi nữa, cứ buồn buồn, mệt mệt thì cả nhà chị Thúy mới lo lắng thực sự. Gần trưa, khi thấy bé bị tím tái, thở rít vào, cả nhà mới vội vã đưa bé đi cấp cứu tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An và may mắn được các bác sĩ kịp thời cứu chữa.

Một ngày sau khi con trai gặp sự cố, chị Thúy mới có thể bình tâm kể về tình trạng của con. Chị cho biết hiện tại bé Đạt đã đỡ nhiều và phổi cũng tốt lên, tuy nhiên bé vẫn phải ở viện để theo dõi ít nhất là 1 tuần.

“Thật lòng mà nói, mình chỉ nghĩ được là viết lên để mọi người cảnh giác, rút kinh nghiệm thôi. Vì thực sự đây có lẽ là bài học làm mẹ đầu tiên mình học được mà thấm thía như thế này khi đứng trước cửa phòng mổ gần 2 tiếng. Mình biết chỉ vì chủ quan và tính cố chấp mà tí nữa mình đã làm hại con” – chị Thúy chia sẻ cùng mọi người.

BS Trịnh Thanh Hưng – khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) cho biết, trong quá trình soi, do dị vật mềm và mủn, nằm sâu bít tắc hoàn toàn lòng phế quản phổi trái, lại ở lâu trong đường thở, nên việc gắp dị vật ra rất khó khăn, đòi hỏi sự chuẩn xác, cẩn thận.

Các bác sỹ đã hội chẩn cấp bách để đưa ra quyết định mổ nội soi gắp dị vật ở phổi và những mẩu giấy vụn đã được gắp ra từ phổi trái của bé trai – Ảnh: FB T.N

Hiện sau phẫu thuật gắp dị vật, trẻ tỉnh, sức khỏe ổn định, đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.

Qua trường hợp trên, BS Trịnh Thanh Hưng khuyến cáo tới các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý vì trẻ em thường có thói quen đưa các vật cầm ở tay vào miệng.

Theo Helino

Thông tin tham khảo:
– Ưu đãi thai kỳ và mẹ cho con bú, mẹ khỏe con đủ chất 

– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng