“Hít khói thuốc lá” trẻ dễ bị dị ứng, viêm phế quản mãn tính, viêm VA, hen, viêm tai giữa, viêm họng, chậm phát triển

Khi trẻ đang có biểu hiện “con cứ hay khò khè, hay ho, sổ mũi, viêm họng cả tháng không hết …”. Nếu có người nhà hút thuốc, thì khói thuốc có thể chính là “hung thủ” số 1 đã gây ra tình trạng ấy ở trẻ.

Bắt trẻ hút thuốc lá thụ động chính là tội ác!

Thế nào là “Hút thuốc thụ động”?

“Hút thuốc thụ động” là hít phải khói thuốc của người hút thuốc lá, xì gà hay ống điếu “Môi Trường Có Khói Thuốc” bao gồm dòng khói thở ra từ người hút và dòng khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc lá đang cháy.

Dòng khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy có khuynh hướng vất vưởng trong phòng lâu hơn và có nồng độ của những chất gây ung thư cao hơn so với dòng khói thuốc chính thở ra từ người hút. Vì vậy việc có người hút thuốc trong nhà, dù là hút thuốc ở phòng khác thì trẻ vẫn có nhiều nguy cơ hít phải khói thuốc.

Giết dần mòn trẻ bằng cách hút thuốc lá thụ động

Tại Việt Nam, các chuyên gia ước tính rằng mỗi năm khoảng 150.000 – 300.000 trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị viêm phế quản hoặc viêm phổi có liên quan đến Môi Trường Có Khói Thuốc. Những trẻ dưới 1 tuổi là con của những người hút thuốc bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi những người không hút thuốc.

Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ nhiễm lao phổi, khởi phát cơn hen, viêm phế quản, viêm phổi, … hay làm trẻ thường xuyên ho, sổ mũi.

Khói thuốc lá có thể khiến trẻ dễ bị viêm phế quản. Trẻ em trong các gia đình có người hút thuốc lá, khi phải tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên rất dễ bị viêm phế quản thường hay tái lại nhiều lần trong năm dẫn đến viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, viêm phổi.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan thực hiện tại Nam Phi cho thấy số trẻ em hút thuốc lá thụ động sống chung nhà với một bệnh nhân lao có tỷ lệ nhiễm lao cao gấp gần 5 lần.

Gây nhiễm trùng đường hô hấp

Theo số liệu điều tra ở Việt Nam thì có tới 60-80% trẻ em dưới 5 tuổi bị ảnh hưởng bởi hít phải khói thuốc lá. Những trẻ dưới 1 tuổi là con của những người hút thuốc bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi những người không hút thuốc. Thêm vào đó, con của những người hút thuốc bị nặng hơn và thường phải nằm viện lâu hơn 20% thời gian so với con người không hút thuốc.

Khói thuốc lá có thể khiến trẻ dễ bị viêm phế quản và làm giảm tốc độ phát triển chức năng phổi của trẻ.

Khiến trẻ nhỏ viêm tai giữa, viêm VA, viêm họng, cảm cúm

Tiếp xúc với khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tai mạn tính và tiết dịch tai giữa. Viêm tai giữa mãn tính mức độ nặng sẽ khiến trẻ giảm thính giác nghiêm trọng ở trẻ. Những trẻ em sống trong môi trường khói thuốc rất hay bị viêm họng, VA, viêm tắc mũi, khàn tiếng, và bị cúm hơn trẻ khác. 

Tăng khả năng mắc bệnh hen suyễn và khiến bệnh tiến triển nặng hơn

Những đứa trẻ trong gia đình có người hút thuốc sẽ tăng tỉ lệ mắc và mức độ nặng của hen, có nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ mà các thành viên trong gia đình không hút thuốc.

Trẻ hít khói thuốc rất dễ bị dị ứng

Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học Thụy Điển đã phát hiện ra rằng những trẻ 4 tuổi có cha mẹ hút thuốc ngay khi trẻ chào đời có nguy cơ mắc chứng dị ứng với thực phẩm, thuốc men hay với các chất gây dị ứng như lông chó mèo… cao hơn các trẻ khác và chúng cũng có nguy cơ mắc chứng dị ứng với nhiều loại thực phẩm.

“Có lẽ là việc hút thuốc thụ động từ khi còn rất nhỏ đã kích thích hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ hoạt động quá mức, từ đó cơ thể trẻ trở nên nhạy cảm đặc biệt với các dị nguyên gây kích thích”, trưởng nhóm nghiên cứu, TS Eva Lannero, Viện Khoa học Karolinska (Stockholm), lý giải.

Để đo đạc mức độ tiếp xúc với khói thuốc trong môi trường, nhóm nghiên cứu đã đo lượng Cotinine, một hoá chất sản sinh khi nicotine hấp thụ vào cơ thể. Cotinine có thể đo được trong máu, nước tiểu, nước bọt và tóc.

Khói thuốc ảnh hưởng đến cơ tim của trẻ

Hút thuốc thụ động có thể ảnh hưởng lên hệ thống cơ tim của trẻ. Những ảnh hưởng này bao gồm việc hạn chế cung cấp oxy cho các mô của cơ thể, làm giảm đáp ứng của nhịp tim khi hoạt động, và làm tăng nhịp tim từ từ liên tục.

Khói thuốc còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não

Ông David Liewellyn thuộc Trường ĐH Cambridge, Anh cho biết hít phải khói thuốc do người khác hút sẽ làm suy yếu các chức năng của dây thần kinh nhận thức như trí nhớ và khiến nguy cơ mắc chứng tâm thần phân liệt cao hơn gấp 3 lần những người không sống trong gia đình có người hút thuốc lá.

Các nhà khoa học tại trung tâm sức khoẻ môi trường trẻ em ở Mỹ đã thực hiện nghiên cứu trên gần 4.400 trẻ em tuổi 6 – 16. Kết quả cho thấy những đứa trẻ ở trong môi trường nhiều khói thuốc lá sẽ có kết quả học tập kém hơn những bạn bè khác. Một lượng khói thuốc nhỏ trong nhà thôi cũng đủ ảnh hưởng tới khả năng đọc và làm toán của trẻ.

Trẻ em có thể đột tử vì hít phải khói thuốc lá

Trong một hội thảo, tiến sĩ Hoàng Văn Minh, giảng viên trường đại học Y Hà Nội nhấn mạnh: Người không hút thuốc nếu hít phải khói thuốc lá cũng bị ảnh hưởng tương tự đối với người hút thuốc lá trực tiếp. Đối với người lớn, dù sức đề kháng tốt vẫn có thể dẫn đến hậu quả nặng là ung thư phổi. Nhẹ thì cũng bị viêm mũi họng hoặc các bệnh về tim mạch…

Đặc biệt nghiêm trọng, hút thuốc lá thụ động có thể khiến trẻ em bị đột tử hoặc mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp và mãn. Hơi thuốc lá cũng làm giảm tốc độ phát triển chức năng phổi của trẻ.

 
Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *