Làm gì khi con đổ lỳ, ăn vạ, không chịu nghe lời?

Đây là câu hỏi chung của rất nhiều mẹ, và cũng là tình huống “nan giải” đòi hỏi các bậc phụ huynh phải có quyết tâm mới có thể dạy con tới nơi tới chốn được!  😀

Mẹ “La Thị Sơn Tuyền” nói là: 
“Gái em 3 tuổi rồi, rất ư là lì, nói ko khi nào nghe, muốn cái gì là phải làm cho bằng được 😭… Đánh có, la có, bỏ mặc có mà vẫn vậy 😭 Mỗi lần la đánh là nói mẹ ko thương con gì hết hay con ko thương cha nữa.”

Mẹ “Nhung Mai” : 
“Em đang đau đầu vì trai nhà e. Con em 3 tuổi, đến cái tuổi biết học hỏi. Mà con nghịch quá em quát mắng cả ngày. Có khi còn đánh con nữa. Biết như vậy là không tốt nhưng làm thế nào cho cháu nghe lời tí ti cũng được các mẹ ợ! Nan giải quá!”

Hay như mẹ “Cu Tin Bé Mũn” cũng vào trang nhờ “hiến kế”:
“Con nhà em được hơn 3 tuổi mà lì lắm,nói ko nghe chưa đánh thì đã khóc. Tư vấn giúp em nhé.”

Góp ý của trang với tình huống này: 

Gì chứ nói về việc nhận xét “con em lì lắm” hay đứa trẻ ấy lì lắm thì mình nói thẳng là trẻ lì hay không là do cách dạy dỗ của người lớn trước giờ với đứa bé ấy làm sao? Thông thường trẻ đổ lì do người lớn dạy chưa tới, do sự cưng chiều hàng ngày hay sự nghiêm khắc chưa đủ mức lúc cần thiết, khiến cho trẻ thấy “có làm tới cũng chẳng sao?” hay có bị đánh thì chịu đòn đau tí rồi cũng làm tiếp cho bằng được với vì chưa thật sự biết sợ, mẹ chưa đủ để làm con sợ.

Đánh trẻ đau chưa hẳn làm trẻ sợ nếu mà sau khi đánh mẹ hay bố lại ôm chiều nựng nịu. Nên đánh con không phải là giải pháp tốt cũng không nên là sự lựa chọn cuối cùng nếu sau khi đánh trẻ không có sự giải thích, hướng dẫn chi tiết cho trẻ hiểu và cải thiện được. Chính sự nghiêm khắc, cương quyết không khoan nhượng khi dạy và phạt trẻ mới khiến trẻ sợ. Bên cạnh đó mẹ cần dung lời lẽ giải thích cho con hiểu tại sao không được như vậy. Cho con hiểu thực sự chứ không phải là mẹ nghĩ nói vậy thì con hiểu là trẻ sẽ hiểu được thật sự.

Nhiều người lúc bực thì đánh con nhưng không giải thích cho trẻ rõ được. Khi trẻ làm sai hay cố chấp muốn làm gì đó theo ý mình, đừng “khoan nhượng hay thỏa hiệp “kệ” làm lơ 1 lần sẽ có lần thứ 2, thứ 3 và càng ngày trẻ sẽ được nước làm tới hơn. Giống như là vợ chồng, bảo anh chồng sinh tật thế này thế kia hay gia trưởng, đó là do cô vợ “cho chồng cơ hội được đằng chân lân đằng đầu” cái gì cũng vậy! Chẳng thể nào mới đầu mà sinh hư ra được, từ trẻ đến cả đàn ông trưởng thành đều như nhau 🙂 chỉ khi để các thái quen xấu, sự ỷ lại kéo dài mới sinh ra khó trị hay bất trị. Còn trị ngay từ trong trứng nước 🙂 thì kiểu gì cũng ngán, chỉ cần hắng giọng 1 nhát từ “thằng con” đến “anh bố” đều biết điểm dừng là đâu 🙂

Ngoài ra, trẻ tầm 3-4 tuổi là tuổi muốn khám phá, muốn tự làm, tự thể hiện theo ý mình, tò mò hơn với thế giới xung quanh, hay bắt chước và nhất là ý thức rõ mình được cưng chiều. Đứa nào ở cùng ông bà càng dễ ăn vạ vì biết bố mẹ đang sợ phép ông bà mà? Có chổ dựa hơi càng dễ ăn vạ cho bằng được. Hỏi mình giờ làm sao thì chịu 🙂 chỉ có cách phải xác định phải cương quyết hay để con bất trị khỏi trị luôn thì chọn cái nào?

Còn với trẻ, lúc cứng rắn phải làm cho tới, nghiêm khắc vài lần rõ ràng cho sự việc ấy thì về sau gặp lại tình huống đó trẻ biết “CÁI NGƯỠNG” mình được phép đến đâu mới không làm quá lên. Các mẹ nào đang có con đổ lì, hay ăn vạ cứ thử đi. Nếu nghĩ con mình lì quá bó tay luôn mà không thật sự nghiêm khắc hơn với con ngay thì sau này sẽ khổ vì con dài dài, con càng lớn mẹ càng khổ.

Một người “xấu tính” “tẻ nhạt” “thất bại” ngoài xã hội, trước tiên bắt nguồn từ việc hỏng từ trong suy nghĩ. Tất cả đều do suy nghĩ mà ra, suy nghĩ sẽ tại nên hành động, hành động dần thành thói quen => tạo nên tính cách, các điều ấy được nun đút từ bé đến trưởng thành. Nên đừng để “số phận” của 1 đứa trẻ có nguy cơ HỎNG ngay từ đầu bởi bị HỎNG từ trong suy nghĩ, mà nó ảnh hưởng nhất từ suy nghĩ và thói quen của người mẹ. Như là chính cái suy nghĩ “chịu mình bó tay với con mình” là đã thấy nguy cơ cho tính cách và “số phận” của đứa bé ấy rồi còn gì?

Trẻ ở tuổi nào cũng phải dạy, để đến 4-5 tuổi có đổ lì cỡ nào cũng dạy lại được hết, quan trọng là bố mẹ có cương quyết và kiên nhẫn trong việc dạy con, giải thích với con hay không? Cái gì cũng vậy, làm từ đầu bao giờ cũng dễ hơn ít mất thời gian hơn là để hỏng hay sắp hỏng rồi mới chỉnh sửa làm lại, càng cần phải kiên trì hơn mới được.

Ví dụ như: nhiều mẹ nói con cứ đòi gì không cho thì ăn vạ nhất định đòi cho bằng được. Cái đó là do mẹ không kiên quyết với con, ăn vạ cứ bỏ mặc đi chổ khác, cho khóc đã đời xong bắt phạt vì lỗi không nghe lời mẹ, chứ không phải cho con thấy hết ăn vạ là xong, mẹ mừng quá là hỏng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *