Mẹ lo lắng khi trẻ trằn trọc, ngủ không ngon giấc

Trằn trọc mãi bé mới ngủ được. Nhưng trong giấc ngủ, bé vẫn cựa quậy, bứt rứt, khóc lóc suốt đêm khiến cả nhà cùng … mất ngủ. Làm sao để cải thiện tình hình?

Những giấc ngủ trằn trọc

Hết quay bên phải, bé lại lật sang bên trái, lăn lộn hết từ đầu giường xuống cuối giường. Thỉnh thoảng giữa đêm, bé còn khóc ré lên hoặc rên rỉ trong miệng như thể mệt mỏi lắm. Mẹ dỗ thế nào bé cũng không chịu, mẹ vỗ về sao bé cũng không nín. Cứ thế, đêm trôi qua trong sự mỏi mệt của cả hai mẹ con.

Tại phòng khám của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, rất nhiều bé hay trằn trọc, ngủ không ngon giấc đã được mẹ đưa đến khám. Sau khi đo nồng độ canxi, máu, rất nhiều bé đã được kết luận tình trạng ngủ không ngon là do thiếu canxi. Nhiều bé khác thì việc bứt rứt khó ngủ lại bắt nguồn từ tình trạng suy dinh dưỡng và thường đi kèm với chán ăn, giảm ăn, giảm bú, nôn ói, chậm lớn…Các biểu hiện rối loạn giấc ngủ thường gặp ở các trẻ này là ngủ ít, trằn trọc khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, mơ, ác mộng, mộng du, khiếp sợ trong khi ngủ. Và mắc giun kim cũng là một lý do đáng kể khác, giun kim thường xuống lỗ hậu môn đẻ trứng về ban đêm, điều này cũng làm bé quấy khóc, khó ngủ.

Ngoài các yếu tố đó ra, nhiều trẻ còn không ngủ ngon giấc vì các lý do ngoại cảnh khác như: phòng ngủ quá lạnh, quá nóng hoặc bé mặc quần áo không thông thoáng.

Để bé ngủ ngon buổi đêm

Trước hết, để trẻ ngủ ngon giấc, bạn phải đảm bảo cho con những điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ như: mặc quần áo thông thoáng, chăn đệm không gây quá nóng hoặc không đủ ấm. Phòng ngủ, giường chiếu sạch sẽ. Trẻ được vệ sinh thân thể sạch sẽ. Thêm vào đó, hãy tập cho bé thói quen ngủ sớm và đi ngủ đúng vào một giờ giấc đã được quy định để tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi. Tư thế nằm thoải mái và hợp lý cũng là một lý do cơ bản khác để mang lại giấc ngủ sâu cho bé.

Trước giờ đi ngủ, bạn nên tránh làm cho trẻ bị ức chế tâm lý như doạ nạt, quát mắng, kể những chuyện gây sợ hãi như xem phim ảnh kinh dị… Điều này sẽ làm cho giấc ngủ trẻ không sâu và dễ thức giấc. Ngoài ra, trẻ cũng chỉ có thể ngủ sâu khi không bị đói hoặc quá no hay bị khát nước. Việc vận động cơ thể đầy đủ cũng là một yếu tố quan trọng khác cho bé giấc ngủ sâu.

Khi đã loại trừ tất cả các yếu tố trên mà trẻ vẫn ngủ không ngon giấc thì bạn cần đưa bé đi khám tại bệnh viện Nhi. Nếu trẻ có bệnh lý, việc chữa trị sẽ làm cho bé ngủ ngon. Còn nếu thiếu các vi chất dinh dưỡng thì việc được bổ sung thêm kẽm, canxi và các chất dinh dưỡng như sắt, vitamin…sẽ mang lại giấc ngủ sâu cho trẻ hàng đêm.

 

Banner-Favim
Banner-BioVital

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:

Đừng hại trẻ với các thuốc bôi ngoài da chứa Corticoide vì mẹ thiếu hiểu biết!
Bí quyết vàng giúp trị cảm ho, sổ mũi cho trẻ hết hẳn tại nhà
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú mẹ chậm tăng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *