Mỗi năm có 4 triệu trẻ em chết vì tiêu chảy – phụ huynh tuyệt đối đừng lơ là!

Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo nghiên cứu, những trẻ dưới 3 tuổi có thể bị tiêu chảy từ 1 – 3 đợt trong 1 năm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm toàn cầu có khoảng 1,3 tỷ lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh tiêu chảy và có tới 4 triệu trẻ chết vì căn bệnh này.

Các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa cho biết, khi một trẻ đi đại tiện nhiều lần (trên 3 lần/ngày), phân loãng và nhiều nước thì được gọi là trẻ bị tiêu chảy. Bệnh bao gồm 2 thể là tiêu chảy cấp (diễn ra dưới 5 ngày) và tiêu chảy kéo dài (trên 2 tuần). Có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy như đường ruột của trẻ bị nhiễm virut, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy

Thực tế cho thấy, tỉ lệ trẻ bị tiêu chảy có sự khác biệt theo mùa ở nhiều vùng khác nhau. Như ở những vùng ôn đới, trẻ thường bị tiêu chảy do vi khuẩn thì hay xảy ra vào mùa nóng. Còn ở những vùng nhiệt đới như Việt Nam thì mùa lạnh và những lúc giao mùa, trẻ lại có nguy cơ tiêu chảy nhiều hơn. Chủ yếu là do vi rút, đặc biệt là vi rút Rotavirus.

Bên cạnh đó, nhiều trẻ còn bị tiêu chảy do dị ứng với thức ăn, trẻ ăn phải những thực phẩm không thích hợp với đường tiêu hóa, chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi. Một số trẻ thì do sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài hay do cha mẹ dùng thuốc sai chỉ định của bác sĩ khi khám bệnh cho trẻ…Ngoài Rotavirus thì một số vi khuẩn như E.coli, Campylobacter hoặc hiếm gặp hơn là Shigella, Salmonella, V.cholerae và một số ký sinh trùng như các loại giun hoặc amip cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị.

Những thói quen không tốt có thể khiến trẻ bị tiêu chảy mà phụ huynh cần thay đổi là: không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, cai sữa trước khi trẻ tròn 1 tuổi, vệ sinh bình bú sữa của trẻ không sạch, dùng nước bị nhiễm khuẩn pha sữa cho trẻ, không rửa tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn và khi ẵm trẻ…Ngoài ra, những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh AIDS hay trẻ bị suy giảm miễn dịch không có khả năng chống đỡ với tác nhân gây bệnh cũng có thể bị.

Mức độ nguy hiểm của bệnh tiêu chảy ở trẻ

Theo PGS.TS.TTƯT Bùi Khắc Hậu, Nguyên trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Khi bị tiêu chảy cấp tính, trẻ sẽ đi ngoài phân lỏng và bị mất nước, mất chất điện giải một cách dồn dập nên rất dễ bị trụy tim mạch, nhiễm độc tố, thậm chí có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Trong trường hợp trẻ tiêu chảy và trong phân có máu thì thường là do vi khuẩn lỵ (Shigella) và được gọi là hội chứng lỵ. Với thể này, trẻ cũng rất dễ bị mất nước và chất điện giải cấp tính. Kèm theo đó là tình trạng nhiễm độc độc tố của vi khuẩn lỵ. Để đảm bảo tính mạng cho trẻ, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến các trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Còn với những trẻ bị tiêu chảy nhưng đi không quá 10 lần/ngày, không nôn thốc nôn tháo hay bỏ ăn bú, cha mẹ hoàn toàn có thể tự điều trị tiêu chảy tại nhà cho con. Những trẻ bị tiêu chảy kéo dài nhưng lại ít quấy khóc, mắt trũng, miệng khô, khát nước thì phụ huynh cần đưa đến gặp bác sĩ ngay. Bởi lúc này trẻ đã bị mất nước và rối loạn chất điện giải trầm trọng. Tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ làm trẻ suy dinh dưỡng, các hoạt động của những cơ quan khác cũng bị rối loạn. Đặc biệt là có thể gây nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn, dễ dẫn đến tử vong.

Xem bài: Trị tiêu chảy cho trẻ nhanh hết giúp đường ruột tiêu hóa tốt trở lại

Những sai lầm khi chữa tiêu chảy có thể lấy mạng trẻ nhỏ

  • Cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy, kháng sinh

    Sai lầm này xuất phát từ tâm lý muốn trẻ lập tức khỏi bệnh, nhiều bà mẹ đến nhà thuốc đề nghị bán thuốc cầm đi tiêu mà không biết sau khi uống thuốc, trẻ có thể bị ức chế thần kinh, ngủ nhiều, thậm chí bị trướng ruột. Một số người mua kháng sinh cho bé uống khiến đường tiêu hóa của trẻ bị rối loạn, tình trạng tiêu chảy diễn ra kéo dài thêm.

    Ngoài việc dùng Tây dược, một số phụ huynh nghe theo lời đồn đại, cho bé uống nước lá mơ, uống đọt ổi vì cho rằng thảo dược có thể giúp trẻ cầm tiêu chảy, tuy nhiên thực tế chưa có bằng chứng nào cho thấy cách chữa trị trên công hiệu với tiêu chảy.

  • Tự ý áp dụng theo cách dân gian để cầm tiêu chảy
    Một số trường hợp mẹ thấy con bị tiêu chảy, đã áp dụng các cách dân gian như cho con uống nước lá ổi, sắc nước lá hồng xiêm… Nhưng không những tình trạng tiêu chảy của bé không thuyên giảm mà lại càng ngày càng nặng thêm. Khi ấy các mẹ mới tá hỏa vào trang hỏi nhờ tư vấn gấp.
  • Kiêng khem quá mức 

    Khi con trẻ bị tiêu chảy, nhiều mẹ cho con kiêng tất cả các loại thực phẩm vì nghĩ lúc ấy hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu. Nhiều mẹ tuyệt đối không cho con ăn dầu mỡ, không cho ăn sữa chua, kiêng sữa và các loại thức ăn được cho là ‘nhạy cảm với cái bụng đang yếu’. Điều này hoàn toàn sai lầm bởi khi mắc bệnh tiêu chảy, trẻ rất dễ bị thiếu dinh dưỡng, nếu kiêng ăn sẽ làm giảm sức đề kháng khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

  • Bù nước cho trẻ không đúng cách

    Thay vì pha oresol với nước theo đúng công thức đã được hướng dẫn trên bao bì, một số bà mẹ quá lo lắng nên pha cho con uống cả ngày thay cho nước, cách làm này chẳng những không có tác dụng mà còn dễ khiến trẻ bị ngộ độc muối dẫn đến co giật, thậm chí tử vong. Trường hợp khác, thay vì cho con uống oresol, phụ huynh lại cho con truyền nước biển với suy nghĩ bù dinh dưỡng và bù nước, tuy nhiên việc làm này không hiệu quả.

Chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ

Để phòng ngừa và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần chú ý:

  • Nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời.
  • Cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm, rửa tay sạch sẽ trước khi cho trẻ ăn và khi ẵm trẻ.
  • Có chế độ ăn phù hợp theo tháng tuổi cho con, tuyệt đối không nên cho con ăn dặm sớm, ăn đốt giai đoạn khiến hệ tiêu hóa con quá tải sinh ra rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy
  • Có chế độ ăn phong phú, phù hợp, đề phòng trẻ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân sẽ dễ bị tiêu chảy hơn.
  • Tập thói quen cho trẻ rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng.
  • Đảm bảo nguồn nước cho trẻ rửa tay phải là nước không bị nhiễm bẩn.
  • Đặc biệt, cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và uống vắc xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus.

Xử lý thế nào khi trẻ bị tiêu chảy?

Khi điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau:

Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Nếu trẻ còn bú thì cần cho bú nhiều hơn. Cho trẻ uống thêm trong dung dịch bù nước sau mỗi lần đi ngoài hay sau khi nôn ói. Ngoài ORS, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội.

Cần tiếp tục cho trẻ ăn và bú mẹ thường xuyên và nhiều hơn. Những trẻ lớn có thể tăng khẩu phần ăn so với bình thường. Nếu trẻ bị nôn ói thì khẩu phần ăn có thể chia làm nhiều bữa trong ngày để trẻ có thể hấp thu và tiêu hóa được. Sau khi hết tiêu chảy nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé.

Cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế nếu trẻ không ăn uống được, bỏ bú, sốt cao, trẻ rất khát nước hoặc trong phân có máu. 

Trừ những trường hợp trẻ có dấu hiệu bất thường ở trên cần đưa con đi viện ngay, còn lại các trường hợp tiêu chảy thông thường mẹ hoàn toàn có thể trị khỏi cho con tại nhà

Xem bài: Trị tiêu chảy cho trẻ nhanh hết giúp đường ruột tiêu hóa tốt trở lại

Các thông tin được nhiều mẹ áp dụng cho con:

 10 hỏi đáp cách cải thiện tình trạng tiêu chảy, nôn trớ, biếng ăn, chậm tăng cân, hấp thu kém ở trẻ
Con hết hẳn đi ngoài và lên cân tốt hơn sau 4 tháng liên tục bị tiêu chảy nhờ uống Biovital
Cách giúp trẻ uống kháng sinh không bị tiêu chảy.
 Phân biệt đi phân sống, tiêu chảy bất thường hay bình thường ở trẻ