Nhầm lẫn tai hại dấu hiệu hai bệnh này rất dễ bị tử vong

Cả hai bệnh chứng đều do vi rút gây ra, dấu hiệu tương tự nên dễ nhầm, và có thể bị đe dọa tính mạng.

Hai bệnh khác nhau nhưng lại rất dễ nhầm

Chị Trần Mai Anh (Hà Nam) mấy hôm trước ra Hà Nội cất hàng, khi về bị dính mưa, rồi chảy nước mũi, hắt hơi liên tục. Chị tự mua thuốc hạ sốt và thuốc cảm về uống, nhưng triệu chứng có vẻ tăng nặng, tới ngày thứ 3 thấy sốt cao, đau ngực, khó thở, mệt mỏi nhiều hơn… mới đi viện. Bác sĩ khám, phát hiện chị bị cảm cúm chứ không phải là cảm lạnh. Thảo nào uống thuốc không khỏi, còn làm bệnh nặng hơn.

Theo các bác sĩ, giao mùa nóng sang lạnh, khiến các loại virus gây bệnh cảm cúm, cảm lạnh phát triển, lượng người đau ốm nhập viện tăng vọt, nhất là trẻ nhỏ. Rất nhiều người vào viện trong tình trạng bệnh nặng do nhầm giữa hai bệnh cảm cúm với cảm lạnh là một.

Thực tế đó là 2 căn bệnh khác nhau, nhưng do các triệu chứng khá giống nhau nên người dân nhầm lẫn, dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Vì vậy người dân cần biết phân biệt hai bệnh để điều trị đúng cách mới khỏi bệnh.

Cảm lạnh và cảm cúm rất dễ bị nhầm lẫn với nhau

Bệnh cảm lạnh

Nguyên nhân bị cảm lạnh do giao mùa thời tiết thay đổi, cơ thể không kịp thích ứng, dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, sổ mũi, nhức đầu…

– Bệnh do các virus gây ra, nhưng chỉ khu trú tổn thương đường hô hấp trên.

– Dấu hiệu đặc trưng: Đau rát vùng cổ họng (thường đi kèm viêm họng). Sau 1-2 ngày sẽ chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, kèm ho.

– Cơ thể bứt rứt, khó chịu nhưng vẫn có thể làm việc.

– Sốt là dấu hiệu phụ của cảm lạnh. Người lớn thường bị sốt nhẹ, không quá 38 độ C. Trẻ nhỏ có thể sốt cao hơn.

Các triệu chứng trên thường mất đi sau 3 -7 ngày, nếu kéo dài hơn có thể bị bội nhiễm vi trùng, hay bệnh lý khác. Nếu nước mũi chuyển thành màu vàng, hoặc xanh, dịch mũi đặc do bị nhiễm trùng nặng rồi. Biến chứng cảm lạnh có thể là: Nghẹt mũi, viêm tai giữa… Đôi khi triệu chứng cảm lạnh bị nhầm lẫn với viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Nhưng rất hiếm khi bị nặng, đe dọa tính mạng.

Tính chất bệnh cảm lạnh là triệu chứng tiến triển chậm, dễ chữa khỏi bằng kinh nghiệm dân gian (không cần dùng kháng sinh), hoặc chỉ dùng thuốc viêm họng, thuốc thông mũi đã giảm đáng kể những triệu chứng đi kèm. Người bệnh được nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ nhanh khỏe lại.

Cảm lạnh sau 1-2 ngày sẽ chảy nước mũi, hắt hơi, ho… 

Bệnh cảm cúm

Bệnh cúm do các chủng virus cúm gây ra gây tổn thương đường hô hấp trên, có thể gây viêm phế quản cấp thậm chí viêm phổi nặng, đe dọa tính mạng bệnh nhân.

– Triệu chứng bị cúm tương tự như cảm lạnh, nhưng bệnh trầm trọng, diễn biến rất nhanh.

– Đặc điểm chính của cảm cúm là thường sốt cao từ 38-39 độ C (khác với cảm lạnh sốt chỉ là dấu hiệu phụ).

– Triệu chứng bệnh thường dồn dập và đột ngột, tăng nặng nhanh. Kèm theo sốt là đau đầu, đau nhức cơ thể, sổ mũi (nếu nhiễm các virus cúm liên quan đến nguồn gốc gia cầm còn bị nôn ói, tiêu chảy nhiều, đau đầu dữ dội… và có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị sai cách).

– Cảm cúm rất dễ dàng lây lan, không có thuốc đặc trị nên bác sĩ hay chỉ định các loại thuốc nhằm điều trị triệu chứng.

Cảm cúm thông thường sẽ thường tự khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày.

Cảm cúm thường sốt cao, bệnh trầm trọng, diễn biến rất nhanh.

Đến viện khi nào?

Vì triệu chứng của bệnh cảm lạnh và cảm cúm dễ nhầm lẫn, nên các bác sĩ khuyến cáo người dân chú ý các triệu chứng nặng như: Đau ngực trầm trọng, đau đầu dữ dội, khó thở, chóng mặt, lú lẫn, nôn ói liên tục… của 2 bệnh này để đi cấp cứu kịp thời.

Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu sau cần sớm đến các cơ sở y tế chữa trị:

– Nếu cảm lạnh bị bội nhiễm vi trùng sẽ gây tình trạng nhiễm trùng hô hấp, sốt cao – cần nhập viện điều trị.

– Bệnh kéo dài hơn một tuần;

– Sốt cao khó hạ, hay sốt kéo dài quá 3 ngày liên tục;

– Đau rát vùng hầu họng không thể nuốt thức ăn;

– Ho kéo dài quá 2 tuần;

– Dù các triệu chứng khác đã dứt hẳn, tình trạng đau đầu, mỏi cơ còn rất trầm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

– Khi bệnh có dấu hiệu tăng nặng, kèm sốt liên tục, đau khi nuốt, đau đầu và tắc mũi không khỏi, khó thở, buồn nôn… thì đó là bị cảm cúm, cần đi viện ngay – đề phòng là những chủng cúm nguy hiểm có thể gây suy hô hấp cấp do viêm phổi nặng, đe dọa tới tính mạng.

Phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm

Theo Bác sĩ Duy Anh (Bệnh viện E, Hà Nội), cách tốt nhất để phòng ngừa cảm, cúm là nên vệ sinh tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn, xà phòng.

– Tăng cường tập thể dục, ăn uống điều độ, nhiều rau xanh, trái cây… để tăng sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể vượt qua các đợt cảm, cúm.

– Về vệ sinh các vị trí ít và vật dụng dễ bị dính dịch tiết chứa virus như nắm tay cửa ra vào, cửa toilet, điện thoại bàn, bàn phím…

– Chú ý mặc đồ ấm khi trời trở lạnh.

– Vì bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, dịch tiết từ mũi họng, nên khi bị cảm lạnh, hay cúm cần nghỉ ngơi ở nhà, tránh tới công sở, trường học, nơi công cộng… để tránh lây lan.

Hai bệnh không nguy hiểm, nhưng người dân cần theo dõi, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe tốt để tăng sức đề kháng cho cơ thể và nhanh lành bệnh.

Các triệu chứng phân biệt rõ nhất giữa cảm lạnh và cảm cúm:

  • Phân biệt bị cảm lạnh

– Tuyến nước bọt bị khô gây cảm giác đau ngứa họng.

– Sau đó thấy mũi lạnh, hắt hơi, chảy nước mũi liên tục.

– 1-2 ngày sau sẽ thấy đau đầu, toàn thân mệt mỏi, khó thở, ho, khản tiếng, tức ngực… Bệnh thường kéo dài khoảng 1 tuần.

Bệnh cảm lạnh không gây thành dịch.

Đề phòng cảm lạnh bằng cách uống nước nhiều, nhỏ mũi bằng nước muối, rửa tay bằng xà phòng, tránh tiếp xúc với người bị bệnh.

  • Phân biệt bị cảm cúm

– Bỗng dưng cơ thể mệt mỏi, đau nhức mình mẩy (cảm lạnh nếu có thì đau nhức ngay nhưng ít xảy ra), rồi sốt cao, ớn lạnh, đau đầu – hãy lập tức nghĩ ngay bị cúm.

– Nếu bị cúm nhẹ, mọi người có thể chữa trị ở nhà, nghỉ ngơi, uống nhiều nước nóng, súc miệng nước muối.

– Nếu ho nhiều, tức ngực, khó thở… cần đến cơ sở khám để được xử trí kịp thời, tránh diễn biến nặng, viêm phổi, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm.

– Việc sử dụng thuốc phải được bác sĩ chỉ định, không được tự ý dùng.

– Cần cách ly, hạn chế giao tiếp để không lây lan bệnh.

– Hạ sốt bằng chườm mát, thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol. Tránh dùng Aspirin để hạ sốt trong bệnh cúm vì có nguy cơ gây hội chứng Reye (bệnh lý não, gan) nguy hiểm với bệnh nhân.

– Cần ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, không vận động quá mức để cơ thể tự hồi phục nhanh.

– Nên tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm.
Bệnh cảm cúm thì lây lan nhanh, tuy không nguy hiểm, nhưng chủ quan có thể biến chứng nguy hiểm.

(Theo 24h)


TĂNG CƯỜNG ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ
 

Cách phòng ngừa hiệu quả nhất chính là tăng cường đề kháng từ bên trong lên cho con. Đề kháng con tốt hơn, miễn dịch tốt hơn sẽ ít bị mắc bệnh hơn, không chỉ các bệnh cảm lạnh, cảm cúm mà ngay cả các bệnh do vi khuẩn, virus khác gây ra cũng sẽ ít mắc hơn hẳn so với trẻ đề kháng kém. Nếu lỡ bị, trẻ đề kháng tốt cũng sẽ bị nhẹ hơn, nhanh khỏi và ít mệt mỏi hơn hẳn.

3 cách giúp tăng nhanh sức đề kháng cho trẻ để phòng bệnh và nhanh hết bệnh khi bị ốm: 

– Với trẻ trên 8 tháng tuổi, nên cho trẻ uống thêm vitamin C để giúp hệ miễn dịch có sự chống đỡ tốt hơn với các yếu tố gây viêm, ngừa viêm nhiễm. 
– Tập trung cho con bú mẹ nhiều hơn vì sữa mẹ chẳng những chứa nhiều dinh dưỡng và dễ hấp thu, còn cung cấp nhiều kháng thể cho trẻ.
– Cho trẻ uống bổ sung nguồn Sữa non ColosMAX Q10 chứa SỮA NON với hàm lượng cao nhập khẩu từ Châu Âu, là thực phẩm bổ sung không phải là thuốc, có thể cho trẻ dùng thường xuyên mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời còn bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện trong những năm đầu đời.

Sữa non ColosMAX Q10 HIỆU QUẢ ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG MINH LÂM SÀNG tại Viện Dinh Dưỡng Trung Ương. Xem chi tiết Tại đây.

Trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên đã có thể uống Sữa non ColosMAX Q10 ở các tình trạng như: mẹ không đủ sữa, trẻ chậm tăng cân, trẻ hay quấy khóc ngủ không ngon giấc, trẻ biếng bú, trẻ đang ốm, viêm phế quản, cảm ho sổ mũi, hay ốm vặt hàng tháng. Đặc biệt cần thiết với trẻ chậm tăng cân, chậm phát triển các giai đoạn biết lẫy, ngồi bò, mọc răng, đi đứng, …, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng. Giúp trẻ nhanh hết bệnh, hết ốm vặt, ăn ngủ ngon, tăng cân tốt hàng tháng và phát triển thể chất toàn diện.

Đặc biệt: Trong giai đoạn giao mùa mẹ nên cho trẻ uống tăng cường Sữa non ColosMAX Q10 để đề kháng con được tốt. Trẻ nào đề kháng tốt, miễn dịch tốt chắc chắn khả năng mắc bệnh sẽ ít hơn rất nhiều so với trẻ đề kháng kém. Ngay cả khi lỡ có bị bệnh rồi, cũng sẽ ít mệt mỏi hơn, nhanh khỏi và nhanh lại sức hơn hẳn. 

Thông tin tham khảo:
– Ưu đãi thai kỳ và mẹ cho con bú, mẹ khỏe con đủ chất 

– Bổ sung SỮA NON nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– Bí quyết vàng giúp trị cảm ho, sổ mũi cho trẻ hết hẳn tại nhà
– 3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
– Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
– Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.

– Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *