Nhiều người để điện thoại, ipad “cướp” đôi mắt của con mà không biết – Tác hại của điện thoại đối với trẻ em

Theo thống kê, tỷ lệ trẻ bị tật khúc xạ ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những trẻ thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, tivi, máy vi tính… Cha mẹ cần phải biết ngay những nguy hại từ điện thoại, ipad… để không làm hại con mình! 

3 tuổi cận 5 diop

Bé Nguyễn Khánh Dung – 3 tuổi trú tại Hà Đông, Hà Nội đeo cặp kính dày cộp. Theo mẹ của bé Dung con gái chị có biểu hiện xem tivi cháu cứ đứng sát vào tivi, chị kéo con ra xa tivi là cháu lại tìm cách lại gần bởi cháu nhìn không rõ.

Bố mẹ cho cháu đi kiểm tra bác sĩ cho biết cháu bị cận thị 5 diop. Bố mẹ của cháu không ai bị cận nên khi thấy con bị cận nặng như thế, gia đình vô cùng lo lắng. Mẹ của bé cho biết giống như bao trẻ nhỏ khác bé cũng nghiền điện thoại và ipad. Nhưng chị c Dung có một băn khoăn là gia đình chị có hai cháu con của anh trai chị cũng xem điện thoại như thế nhưng không có biểu hiện của cận thị.

Theo bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng – Giám đốc Bệnh viện Mắt DND cho biết, trường hợp như bé Khánh Dung không phải hiếm. Nói về tác hại của máy vi tính, TV, điện thoại di động, máy tính bảng… tới mắt, theo bác sĩ Dũng những thiết bị trên đều phát ra ánh sáng xanh. Đây là thứ ánh sáng gần với tia cực tím và có ở khắp mọi nơi.

Tiếp xúc với lượng lớn ánh sáng xanh và trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến mắt theo độ tuổi. Nếu trẻ sử dụng các thiết bị có màn hình điện tử trong thời gian dài mà không cho mắt nghỉ ngơi sẽ dễ mắc các tật khúc xạ.

Báo động tình trạng cận thị

Trẻ khám mắt tại Bệnh viện Mắt trung ương

Theo bác sĩ Dũng, hiện nay cận thị ngày càng gia tăng trong nhịp sống hiện đại, đặc biệt là ở trẻ em. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Opthalmology của Viện Nhãn Khoa Hoa Kỳ đã ước tính vào năm 2050, khoảng 49,8% dân số thế giới tức hơn 4 tỷ người có thể mắc tật cận thị. Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ cận thị cao dẫn đến thoái hóa bán phần sau nhãn cầu và mất thị lực chiếm đến gần 1 tỷ người trong số này. Tình trạng mất thị lực do cận thị cao được dự báo sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2050. Cận thị có nguy cơ thành nguyên nhân gây khiếm thị hàng đầu trên thế giới.

Tình hình thị lực ở dân số Việt Nam không khả quan hơn, tỷ lệ cận thị trong giới học sinh ở nước ta hiện chiếm khoảng 30-40%. Số liệu mới nhất này cao hơn 10% số liệu cách đây 5 năm do chính bác sĩ và Bệnh viện Mắt Quốc tế DND tiến hành khám sàng lọc tại cùng một khu vực ở Hà Nội.
Tại thành phố, cá biệt ở một số trường chuyên, lớp chọn hoặc các lớp cuối cấp, số học sinh bị dị tật khúc xạ thậm chí chiếm đến 60%-70%; tỉ lệ cứ 10 em học sinh thì có tới 6 đến 7 em phải đeo kính. Nếu so sánh, trẻ em ở khu vực thành thị trong độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 25% đến 40%, tại khu vực nông thôn tỷ lệ này là từ 10% đến 15%. Điều này có nghĩa có khoảng 3 triệu trẻ em đang có tật khúc xạ cần được chỉnh kính và con số này sẽ ngày một tăng cao.

Còn một nguy cơ lớn khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của trẻ nhỏ, bác sĩ Dũng cảnh báo đó là tật nhược thị. Khi thông tin từ một trong hai mắt bị loại bỏ khi được đưa tới não bộ, con mắt đó sẽ không hoạt động liên tục như mắt kia và suy yếu dần, hầu như không thực hiện chức năng thị giác. Do vậy, chứng nhược thị còn có tên khác là “mắt lười”.

Theo thống kê, có 6% trên tổng số trẻ mẫu giáo bị nhược thị hoặc có các biểu hiện sớm của nhược thị.Chỉ khi tiến hành khám và thực hiện các xét nghiệm bài bản trên hệ thống máy mọc hiện đại, chuyên gia mới xác đinh được chính xác tình trạng nhược thị hay “mắt lười” ở trẻ. Chính vì vậy, không nên đợi đến khi trẻ kêu không nhìn rõ thì mới đưa trẻ đi khám. Bác sĩ nhãn khoa cảnh báo bậc phụ huynh đưa con em mình đi khám nhược thị ít nhất một lần khi lên 5 tuổi để tránh các rủi ro không đáng có về sau này.

Nếu trẻ có một trong số những biểu hiện dưới đây, cha mẹ nên nghĩ đến việc trẻ đã mắc Tật khúc xạ và nhanh chóng đưa trẻ đi khám tại các trung tâm nhãn khoa uy tín:Trẻ thường xuyên nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn. Khi đi học, trẻ không nhìn rõ chữ viết trên bảng hoặc đưa sách sát gần mắt để nhìn…Trẻ hay chép bài nhầm, đọc nhầm chữ. Việc thay đổi điều tiết của mắt dẫn đến trẻ dễ bị mỏi mắt, đau đầu, nhức mắt và chảy nước mắt…

Tác hại của điện thoại với trẻ em

1. Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

  • Phát triển khối u: nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em sử dụng điện thoại di động nhiều có khả năng phát triển của khối u lành tính trong não và tai.
  • Ung thư: WHO đã phân loại bức xạ điện thoại di động có thể gây ung thư cho con người.Trẻ em hấp thụ nhiều hơn 60% bức xạ so với người lớn.
  • Giảm khả năng tập trung: các sóng vô tuyến từ điện thoại di động sẽ thâm nhập sâu vào não, không chỉ xung quanh tai. Nếu trẻ sử dụng điện thoại vào giờ ra chơi, thì khi vào học bé khó tập trung được hơn, giảm khả năng học tập và các việc khác.
  • Các bệnh về mắt: thói quen nhìn chằm chằm vào di động trong thời gian dài sẽ dễ khiến bé cảm thấy nhức mắt, khô mắt thậm chí mờ dần. Có thể gây cận thị và các bệnh về mắt.
  • Nhiễm khuẩn: điện thoại hầu như ít được vệ sinh do đó là nơi trú ngụ lý tưởng cho các mầm bệnh. Ăn uống sau khi sử dụng di động làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh.
  • Bệnh tim mạch: những bức xạ phát ra từ điện thoại di động có thể gây ra những rối loạn chức năng tim.
  • Thoái hóa thần kinh và cong vẹo cột sống: các bức xạ có hại phát ra từ điện thoại di động có thể gây tổn hại DNA, từ dẫn tới thoái hóa thần kinh. Ngoài ra dùng điện thoại với tư thế không chuẩn trong thời gian dài dễ khiến trẻ bị cong vẹo cột sống.

2. Gây khó khăn trong học tập và giao tiếp xã hội.

  • Trẻ em cũng như người lớn rất dễ nghiện sử dụng điện thoại di động, điều này làm giảm thời gian cho việc học cũng như giao tiếp với mọi người.
  • Trẻ sử dụng điện thoại trước khi học sẽ dễ bị phân tán tư tưởng khi ngồi học.

3. Tạo những hành vi xấu.

  • Trẻ có thể sử dụng điện thoại để truy cập vào những trang web xấu từ đó học được những hành vi xấu vì trẻ dễ tò mò và bắt chước nhanh chóng.
  • Rất nhiều trường hợp trẻ sử dụng điện thoại để gian lận trong thi cử.
  • Di động cũng là một vật dụng góp phần gia tăng bạo lực học đường (bạo lực tinh thần) phổ biến hiện nay.

4. Ảnh hưởng tới tâm lý.

  • Nhiều trẻ coi trọng điện thoại di động như vật bất ly thân, hơn cả người thân và những thứ khác.
  • Trẻ dễ thu mình, xa lánh với xã hội chỉ với một cái điện thoại.
  • Trẻ còn nhỏ dễ bị hấp dẫn bởi những trang web bạo lực, khiêu dâm, phản xã hội,… hoặc các mạng xã hội từ đó ảnh hưởng xấu đến tâm lý và phát triển nhân cách.

Lời khuyên dành cho bố mẹ

  • Đừng cho trẻ sử dụng nếu con bạn dưới 16 tuổi. Não bộ của trẻ là quá nhạy cảm để chịu được các tác động của bức xạ điện thoại di động.
  • Không nên để trẻ thực hiện cuộc gọi trong xe buýt, xe lửa, xe hơi, và thang máy hoặc các nơi như bệnh viện, máy bay, trạm xăng.
  • Không nên để bé sử dụng điện thoại di động khi tín hiệu yếu và quá nóng.
  • Hạn chế sử dụng điện thoại di động xung quanh trẻ em.
  • Đừng để trẻ em mang điện thoại di động đến trường.
  • Đừng để điện thoại di động trong phòng ngủ của trẻ em vào ban đêm.
  • Thiết lập thời gian tối đa sử dụng điện thoại mỗi ngày cho trẻ.
  • Tư vấn cho trẻ về những điều trên mạng xã hội và thông tin về các loại trang web.

Tóm lại, điện thoại di động là cần thiết trong xã hội hiện đại nhưng bạn hãy cân nhắc kĩ trước khi cho trẻ một chiếc điện thoại di động.

Nếu cho trẻ sử dụng, hãy xem xét những lưu ý trên để trẻ học cách dùng điện thoại một cách thông minh mà không gây hại cho bản thân.

(Tổng hợp: Theo infonet và mekheochamcon)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *