Phần 1: 16 vấn đề cần lưu ý ở trẻ sơ sinh đến 1 tuổi

Trẻ bị nôn trớ, vặn mình, khó ngủ, hay khò khè, hay nấc, là 6 vấn đề thường gặp ở trẻ trong 6 tháng đầu sau khi chào đời, mẹ nên hiểu rõ các vấn đề ấy để chăm sóc trẻ tốt hơn.

1. Trẻ hay vặn người, gồng mình
Triệu chứng vặn mình và đỏ mặt là trạng thái sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh trước 3 tháng tuổi. Biểu hiện bé vặn người, đỏ mặt, triệu chứng kéo dài trong vòng vài phút và tự hết. Có thể lúc không ngủ bé cũng vặn mình. Nếu con thường có các biểu hiện vặn cứng người, nhưng không kèm theo các dấu hiệu hay nấc, quấy khóc, nôn trớ thường xuyên, trẻ vẫn tăng cân được 1kg trong 3 tháng đầu. Thì đó là dấu hiệu bình thường sẽ hết dần và không có gì đáng lo lắng cả.


2. Trẻ khó ngủ, gắt ngủ, ngủ ít.

Giấc ngủ của trẻ rất quan trọng, thường trẻ trong 3 tháng đầu sẽ ngủ từ 17 – 20 tiếng để đảm bảo cho sự phát triển ở giai đoạn này.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều giấc ngủ ngắn và không sâu. Bé bú mẹ hoàn toàn sẽ ngủ giấc ngắn hơn bé bú bình vì mau đói hơn. Nếu bé ngủ ít hơn 1 vài tiếng, quấy khóc nhưng vẫn bú bình thường, lên cân tốt, thì không sao. Có đến 50% trẻ sơ sinh trong 2 tháng đầu hay như vậy, sẽ giảm dần sau 1 tháng và gần như hết hẳn sau 2 tháng.

Sẽ bất thường khi: Trẻ khó ngủ – ngủ kém kéo dài sau 3 tháng, trẻ hay lăn lộn gắt ngủ, trăn trở liên tục khi ngủ, đêm thức nhiều lần, cả ngày lẫn đêm không ngủ được tối thiểu được 17 tiếng trong 3 tháng đầu. Kèm theo đổ mồ hôi trộm rất nhiều ở đầu cổ lưng, tình trạng ấy mới không ổn và cần theo dõi tiếp ở các dấu hiệu khác bên dưới để ngăn ngừa tình trạng còi xương ở trẻ.

3. Trẻ hay quấy khóc
Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa ổn định khiến trẻ rất dễ giật mình nên hay khóc. Ngoài ra, khóc cũng là cách duy nhất để trẻ bày tỏ các nhu cầu đơn giản của mình như đói, khát, … Cho dù nhiều mẹ rất cuống khi thấy con khóc do nhiều trẻ khóc trông rất vật vã, đỏ hết cả người, nhưng thật ra khóc không tổn hại gì cho con cả.

Ở giai đoạn trẻ sơ sinh, khóc còn là một vận động giúp trẻ rèn luyện hô hấp. Trẻ mới sinh ra, các phế nang ở phổi vẫn tiếp tục tăng trưởng trong 3 tháng đầu đời, do đó kỹ năng hô hấp vẫn chưa hoàn thiện và khóc là một sự vận động giúp tăng cường sự lưu thông và vận động ở buồng phổi. Ngoài ra, khi trẻ khóc sẽ cử động đập tay đập chân còn là hình thức vận động giúp trẻ tăng nhiệt độ cơ thể để tự điều chỉnh thân nhiệt của mình (giai đoạn sơ sinh nhiệt độ cơ thể của trẻ vẫn chưa ổn)

Trẻ trong 3 tháng đầu hay khóc còn có thể do bỉm ướt gây khó chịu, quần áo của con bị dầy, thô ráp gây ngứa và xót làn da mỏng manh của trẻ, hay nằm mãi một tư thế hơn 1 tiếng trẻ sẽ khó chịu. Các mẹ nên lưu ý thêm về các điểm này.


Tuy nhiên, không phải cứ trẻ hay quấy khóc trong 3 tháng đầu lúc nào cũng không sao, không đáng lo, hay đó là do “trẻ khóc dạ đề sau 3 tháng 10 ngày nó tự hết”
Có trường hợp vậy không?
CÓ! Nhưng đó là khi trẻ hay quấy khóc nhưng “Vẫn tăng cân tốt, vẫn tăng mỗi tháng ít nhất 1 kg”, vẫn bú ngủ tốt, chỉ là hay khóc nhiều và sẽ hết hẳn sau 3 tháng tuổi.

Sẽ bất thường khi: Trẻ quấy khóc nhiều – kéo dài trong khoảng thời gian trước và trong lúc ngủ (lâu lâu thức dậy khóc tiếp rất lâu) dù đã bú no, bỉm tả khô ráo, các cữ gắt ngủ, quấy khóc ấy hầu như ngày nào cũng xảy ra. Kèm theo con bú kém, tăng cân kém, hoặc có dấu hiệu rụng tóc hình vành khăn. Nghĩa là không bình thường, tình trạng này trẻ có nguy cơ có các biểu hiện trẻ bị còi xương.

4. Trẻ nấc cục liên tục
Chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của việc trẻ nấc cụt liên tục trong 3 tháng đầu sau khi sinh. Một số người cho rằng do việc truyền xung thần kinh chưa ổn định giữa não và cơ hoành – cơ bụng giúp việc hô hấp. Biểu hiện nấc cụt ở trẻ là vô hại, sẽ giảm dần sau 3 tháng tuổi, thường hết hẳn khi trẻ 6 tháng.

Sẽ bất thường khi: Trẻ hay nấc cục, kèm theo các biểu hiện thường hay giật mình, trằn trọc khó ngủ, đổ nhiều mồ hôi, chậm lên cân, …, mới đáng lo và đến hơn 90% là do trẻ thiếu vitamin D dẫn đến các biểu hiện ở trẻ bị còi xương.

5. Đổ nhiều mồ hôi ở “Đầu – Cổ – Lưng”
– Trẻ sơ sinh thường hay bị đổ nhiều mồ hôi ở đầu vai gáy và lưng khi đang ngủ, khi bú nhất là lúc bú mẹ và đó là hiện tượng bình thường không có gì đáng lo.

Sẽ bất thường khi: tình trạng đổ mồ hôi tự nhiên ấy bị quá mức bị đổ mồ hôi quá nhiều nhất là vào ban đêm, bị kéo dài sau 3 tháng tuổi. Hoặc kèm theo 2-3 dấu hiệu bên trên (nấc nhiều lần trong ngày, gắt ngủ khó ngủ, tăng cân kém, rụng tóc hình vành khăn) là tình trạng đáng lo, không bình thường và cần cải thiện ngay cho trẻ vì đó là các biểu hiện ở trẻ bị còi xương.

Khi trẻ sơ sinh, trẻ từ 3-6 tháng, gặp phải 3-4 dấu hiệu trên và kéo dài sau 3 tháng vẫn không hết, không giảm hẳn. Nghĩa là trẻ đang bị các rối loạn sinh lý từ bình thường chuyển sang bất thường cần cải thiện ngay.

Nguyên nhân cần nghĩ đến nhất đó là trẻ đang có dấu hiệu thiếu Vitamin D dẫn đến các dấu hiệu còi xương và có thể trẻ đã “bị còi xương giai đoạn 1”, cần được cải thiện ngay để ngăn ngừa chuyển sang giai đoạn 2,3 khiến trẻ sẽ bị ảnh hưởng và biến chứng kéo dài về sau.

Thông thường trẻ sau 1 tháng tuổi đã cần uống bổ sung Vitamin D liều dự phòng để phòng tránh nguy cơ còi xương thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, tại Vn cứ 3 trẻ có 1 bé thiếu vitamin D và xảy ra các dấu hiệu bị còi xương.

Liều uống vitamin D dự phòng ở trẻ là ngày uống 1-2 giọt là liều bổ sung, trẻ cần uống từ 1-2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Chứ không phải đợi trẻ đã bị các dấu hiệu còi xương hẳn, đã còi xương giai đoạn 1 mới uống. Rất nhiều bà mẹ để con bị còi xương là do suy nghĩ sai lầm này.

6. Trẻ có dấu hiệu rụng tóc hình vành khăn
Nghĩa là trẻ đang có dấu hiệu thiếu Vitamin D trầm trọng và đã thể hiện rõ ở trẻ còi xương giai đoạn 1. Thiếu vitamin D chính là cái GỐC vấn đề, là nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương. Khi cơ thể không có đủ vitamin D sẽ không hấp thu được canxi khiến trẻ bị còi xương. Có cho trẻ uống canxi mà không uống vitamin D mỗi ngày cơ thể cũng không hấp thu được canxi.


Ngoài ra khi thiếu vitamin D lâu ngày, sẽ gây rối loạn chuyển hóa ở cơ thể, ảnh hưởng khả năng chuyển hóa dinh dưỡng thành năng lượng giúp trẻ phát triển, hoạt động thể chất. Nên đa số trẻ còi xương đều bị biếng ăn, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thiếu dưỡng chất do rối loạn chuyển hóa. Vì thế trẻ còi xương ở giai đoạn 1 và 2, khi đã bị nhẹ cân, chậm tăng cân, đứng cân, ngoài việc cần uống Vitamin D và canxi, còn cần bổ sung ngay nguồn dinh dưỡng mà cơ thể đang bị thiếu hụt.

Phần 2: Xem chi tiết TẠI ĐÂY
Phần 3: Xem chi tiết TẠI ĐÂY

Các giai đoạn ở trẻ CÒI XƯƠNG

Xem chi tiết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn ở trẻ còi xương TẠI ĐÂY

 
Banner-Favim
Banner-BioVital

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:

Chỉ mất 5phút để học cách giúp trẻ ăn ngủ ngon, hết biếng ăn, tăng cân tốt, không ốm vặt

http://dinhduongbaby.com/be-thanh-truc-datanggan10kg-va-caothem21cmbe-anh-tu-tang2kgcaothem7cm-chi-trongthoigianngan/

CT ƯU ĐÃI ColosMAX Q10 – CHỈ ÁP DỤNG VỚI CHỊ EM CHƯA TỪNG ĐĂNG KÝ TẠI TRANG

Mỗi người chỉ đặt hàng 1 suất tối đa 3 hộp. Đây là chương trình tài trợ từ nhà sản xuất. Chị em đã đăng ký rồi không được đăng ký tiếp. Sau khi cho con dùng hết có thể mua cho bé dùng tiếp ở các nhà thuốc trên toàn quốc. Dang-ky-Ngay-2-hop-ColosMAX-Q10-800px-316px-08-03-2017

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *