Phần 1: Chăm sóc răng miệng ngừa sâu răng sớm ở trẻ

Chăm sóc răng miệng của trẻ đúng cách ngay từ đầu, dạy cho trẻ biết tự chăm sóc, vệ sinh răng miệng sẽ giúp bé có hàm răng mọc đều và chắc khỏe.

PHẦN 1: CÁC GIAI ĐOẠN MỌC RĂNG THAY RĂNG Ở TRẺ

Trẻ mọc răng sữa
Gồm 20 cái, kích thước nhỏ hơn nhiều so với 32 chiếc răng vĩnh viễn. Răng sữa có 4 răng cửa, 2 răng nanh và 4 răng hàm ở mỗi hàm.
Răng sữa thường sẽ mọc lúc trẻ 4 – đến 6 tháng tuổi. Chiếc răng sữa cuối cùng thường mọc khi trẻ đươc hai tuổi. Thông thường, từ tháng thứ 4 sau sinh trẻ thường xuất hiện hiện tượng “chảy dãi”. Điều đó báo hiệu chiếc răng sữa đầu tiên chuẩn bị nhú lên trong tương lai gần. Vị trí chiếc răng này thường nằm ở hàm dưới.


Giai đoạn 8 – 12 tháng

Trong khoảng thời gian này, bé sẽ dần dần mọc nhiều răng hơn, nhưng chắc chắn là từ răng cửa hàm trên rồi sang hai bên.

Giai đoạn 13 – 18 tháng
Các răng mọc xung quanh răng cửa hàm dưới cũng xuất hiện. Lúc này bé đã có khoảng 8 – 12 chiếc răng và hàm răng cũng trở nên “mạnh” hơn. chức năng tiêu hóa của bé cũng hoạt động tốt hơn, trẻ có thể ăn thức ăn đặc hơn, rau nấu chín kỹ.
Có thể giảm lượng thức ăn lỏng, tăng thức ăn đặc vì bé đã có thể ăn được cháo đặc, bánh mì và các loại rau nấu chín kỹ.

Trẻ mọc răng: Giai đoạn 18 – 24 tháng
Khoảng 20 chiếc răng sữa xinh xắn của bé về cơ bản đã hình thành. Thông thường, sau khi trẻ đã mọc đủ răng sữa, đó là giai đoạn trẻ có thể bắt đầu chuyển sang ăn cơm nát và tập ăn một số thức ăn của người lớn và tập sử dụng bàn chải chải răng

Ghi chú: Đó chỉ là các thông tin cơ bản, còn tùy theo sự phát triển thực tế của từng trẻ mà các giai đoạn mọc răng, mọc đủ các răng sữa ở thời điểm khác nhau. Có bé chưa đến 4 tháng đã mọc răng, hay có bé 7-8 tháng mới bắt đầu mọc răng. Nếu chỉ có vậy, cũng không có gì bất thường và không cần lo lắng quá. Khi nào trẻ chậm mọc răng kèm theo chậm biết lẫy, chậm ngồi bò, chậm tâng cân, mới đáng lo và là biểu hiện ở trẻ còi xương, cần tìm hiểu ngay để cải thiện tình hình cho con.

Xem bài: Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.

Trẻ thay răng sữa khi nào?

Thời điểm trẻ thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn:
Giai đoạn trẻ từ 5 – 7 tuổi, thường là thời điểm bắt đầu của giai đoạn răng hỗn hợp, bao gồm răng sữa và răng vĩnh viễn. Răng vĩnh viễn mới mọc thường chưa hoàn chỉnh. Những năm đầu rất quan trọng vì răng còn yếu và rất dễ bị sâu.
Răng hàm ở từ trẻ 5 đến 6 tuổi đặc biệt dễ bị sâu vì chúng là răng vĩnh viễn mọc đầu tiên và mọc sau răng sữa nên dễ bị bỏ qua. Thông thường quá trình thay răng ở trẻ sẽ diễn ra từ 6 – 12 tuổi, cũng có những trường hợp thay răng sớm khi trẻ mới 4 – 5 tuổi hoặc thay muộn hơn. Thông thường, chiếc răng sữa cuối cùng sẽ rụng khi trẻ được 12 hay 13 tuổi.

Hàm răng của trẻ được coi là phát triển bình thường khi thứ tự của các răng vĩnh viễn sẽ mọc tương tự như răng sữa, nghĩa là chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Thời gian thay răng diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng.


Khi những chiếc răng sữa đầu tiên bắt đầu lung lay, bố mẹ không nên tự ý nhổ răng cho con, hãy để nó tự rụng, nếu trong quá trình ấy mà răng trẻ bị viêm sưng thì nên cho con đi nha sỹ để tránh bị viêm nhiễm.

Nếu gặp trường hợp đặc biệt như răng sữa không tự rụng đi nhưng răng vĩnh viễn thay thế đã mọc lên, cần phải cho con đi nhổ răng ngay để răng vĩnh viễn mọc vào đúng vị trí. Hay trường hợp răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ mọc lên dẫn đến lệch lạc, các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ sớm hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí.

Tại sao chăm sóc răng sữa cho trẻ rất quan trọng?

Sau vài năm moc răng sữa, thì chân răng bắt đầu tiêu dần chuẩn bị nhường chỗ cho một mầm răng vĩnh viễn sắp trồi lên ngay đúng vị trí đó. Nếu răng sữa bị hỏng sớm, phải nhổ khi chưa đến lúc, mầm răng vĩnh viễn bên dưới chưa lớn kịp nên chưa mọc ngay được. Lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và đôi khi mọc lệch.

Răng sữa cũng giúp xương hàm phát triển, giúp trẻ có thể nhai, cắn thức ăn, làm cho hàm phát triển bình thường. Răng sữa cũng giúp trẻ phát âm, nếu răng sữa bị hỏng sớm phải nhổ, trẻ có thể nói ngọng.
NÊN – Không phải răng sữa ở trẻ sẽ thay răng, thì không cần chăm sóc thật kỹ!

Rất nhiều bà mẹ thường không chú ý đúng mức việc chăm sóc răng miệng cho con. Đến khi con vàng răng, chân răng đen, sâu răng hay hơi thở có mùi mới quýnh quáng lên. Các trường hợp vậy nghĩa là răng miệng của con có vấn đề hẳn rồi. Nhất là khi phát hiện ra hơi thở của con kg sạch, hôi là phải tức tốc chà răng cho con ngày 3 – 4 lần ngay, chưa chải răng bằng bàn chải được thì chà răng bằng gạc rơ lưỡi.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Trường hợp trẻ chưa dùng được bàn chải để chà răng
Muốn cho con có hàm răng chắc khỏe, thì từ khi con mới mọc răng sữa đã phải chà răng cho con mỗi ngày bằng gạc rơ lưỡi (nhỏ nước muối sinh lý vào rồi chà nhẹ nhàng quanh các nứu răng chưa mọc răng, các răng đã nhú ra, khoang miệng và lưỡi)

Khi cho con bú hay ăn xong, điều cần làm ngay là phải cho con uống vài thìa nước lọc, ấm càng tốt. Trẻ từ 4 tháng dù bú mẹ cũng nên cho con uống 1-2 thìa nước sau khi bú cho sạch khoang miệng.
Với trẻ dưới 1 tuổi, cần rơ lưỡi, răng, miệng cho con vào buổi sáng và tối trước khi ngủ (có bú trước khi ngủ cũng rơ xong rồi mới cho bú, sẽ giúp lau sạch các cặn bã bám vào khoang miệng của con cả ngày hôm ấy)


Với trẻ dưới 1 tuổi, cũng chỉ cần làm ngày 2 lần sáng sớm và trước khi ngủ. Nếu trẻ có dấu hiệu hôi miệng, thì mẹ nên lau răng miệng cho con thêm cữ trưa sau khi ngủ dậy. Hôi miệng nhiều thì nhỏ nhiều nước muối sinh lý hơn cho nó được sạch hơn.

Có trang hướng dẫn thế này:
“Sau khi trẻ có răng, nên cho uống vài muỗng nước NGAY sau khi bú hay ăn rồi dùng gạc hoặc vải ướt quấn quanh ngón tay lau sạch răng (đừng quên lau mặt trong của răng) và xoa nắn nướu, lưỡi cho trẻ”
P/s: đừng có dại dột mà làm như vậy nha các mẹ, rơ lưỡi cho trẻ ngay sau khi ăn hay sau khi con bú có mà khiến trẻ ói ra cho bằng hết luôn nha.

Trẻ dưới trên 6 tháng đến 12 tháng tuổi, chỉ cần rơ lưỡi và răng con ngày 3 lần, vào các buổi, sáng trưa và trước khi đi ngủ cho sạch là tốt rồi, sau khi ăn hay bú chỉ cần cho con uống nước cho sạch miệng là được. Trong vòng mấy tiếng, thức ăn nó có bám vào răng hay nướu cũng không có sinh ra vi khuẩn ngay đâu. Nếu cứ lau ngày 2 lần khi chưa có răng, 3 lần khi đã có răng là sạch.

Xem tiếp Phần 2 TẠI ĐÂY
Xem tiếp Phần 3 TẠI ĐÂY

 
Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
Bí quyết vàng giúp trị cảm ho, sổ mũi cho trẻ hết hẳn tại nhà
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *