Phần 1: Tìm hiểu 15 loại vắc-xin cần tiêm cho trẻ dưới 6 tuổi

Và các triệu chứng ở trẻ sau khi tiêm ngừa, mẹ cần biết!

Hầu hết các trẻ sẽ có những phản ứng sốt nhẹ sau chủng ngừa hoặc một số biểu hiện thông thường khác và hầu như không gây nguy hại gì cho trẻ.

Tiêm phòng là việc làm cần thiết để giúp trẻ phòng tránh được nhiều bệnh tật. Có 14 – 19 loại vaccine cần tiêm phòng cho trẻ, chị em tham khảo thông tin các vaccine cần tiêm cho trẻ và một số phản ứng thường gặp ở trẻ đối với từng loại chủng ngừa khác nhau. Đó là:

3 loại vaccine “Bạch hầu – uốn ván – ho gà” (tiêm cùng 1 mũi)
• Cảm giác đau, sưng và đỏ tại chỗ chích khoảng 24 – 48 giờ.
• Sốt khoảng 24 – 48 giờ. Nếu sốt trên 38o5C, mới cần cho con uống hạ sốt.
• Hơi buồn ngủ, ăn uống kém trong 24 – 48 giờ; hay khóc kéo dài.
• Sưng lồi chỗ chích nhưng không đau, xảy ra khoảng 1 – 2 tuần sau. Khối sưng này vô hại và sẽ biến mất trong vòng 2 tháng. Hãy cho con đi khám nếu khối sưng này đỏ lên và đau.

Ghi chú: hiện nay đa số các nơi đã thay thế dạng vaccine 3 trong 1 này bằng mũi 5 trong 1 có thêm vaccin gan B và viêm màng não mủ)

5 loại vaccine “Bạch hầu, ho gà, uốn ván, gan B, viêm màng não mủ (Hib)” gọi là mũi 5 trong 1
Đây là loại vaccin đã được WHO tiền kiểm định với chỉ một mũi tiêm nhưng phòng được tất cả các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ (Hib), thay cho việc phải sử dụng nhiều mũi tiêm ngừa.

Với vắc-xin 5 trong 1, phản ứng thường gặp là phản ứng tại chỗ tiêm, khoảng 10% có sốt cao hơn 38 độ C. Riêng với bệnh do Hib, các nghiên cứu cũng cho thấy nếu trẻ được tiêm đủ mũi vắc-xin Hib sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh do Hib ở trẻ nhỏ tới trên 90%. Được tiêm mỗi tháng một mũi cho trẻ kể từ khi trẻ được 2-4 tháng tuổi, mũi thứ tư nhắc lại khi trẻ khoảng 18 tháng tuổi.

3 loại vaccine “Sởi – quai bị – Rubella” (Mũi 3 trong 1, gọi là vaccine MMR)
Vaccine MMR: giúp trẻ phòng ngừa bệnh sởi gây sốt cao và phát ban ở trẻ nhỏ, phòng bệnh quai bị gây sưng mặt, sưng tuyến nước bọt, sưng ‘cậu nhỏ’ của bé trai, phòng bệnh rubella (còn gọi là bệnh sởi Đức có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ. Nên tiêm cho trẻ liều vắc-xin MMR đầu tiên khi trẻ từ 12 tháng tuổi và tiêm liều thứ hai khi trẻ 4 – 6 tuổi.

Vaccine MMR có thể xảy ra các phản ứng sau ở trẻ từ 7 – 10 ngày sau khi chủng ngừa:
• Sốt 38o3C đến 39o5C trong 2 – 3 ngày. Cho con uống thuốc hạ sốt nếu sốt trên 38o5C. Cho con đi khám nếu sốt trên 72 giờ hay trên 40oC.
• Phát ban nhẹ ở thân. Không cần phải điều trị gì. Ban này sẽ tự khỏi trong vòng 2 – 3 ngày. Cho con đi khám ngay nếu ban này chuyển sang điểm màu tím, nếu ban gây ngứa vòng 24 giờ hoặc ban kéo dài trên 3 ngày.

Vaccine ngừa bệnh lao
Có thể phòng được lao màng não và các thể lao nặng khác ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tất cả trẻ em dưới 12 tháng tuổi đều cần phải được tiêm phòng bệnh lao, càng sớm càng tốt sau khi sinh.

Những phản ứng xảy ra thường gặp là sưng hoặc áp xe tại chỗ tiêm. Hiếm gặp hơn là tình trạng sưng hạch có thể gây mủ, xảy ra trong vòng 2- 6 tháng sau khi tiêm, tại cùng một bên người với vị trí tiêm chủng. Các trường hợp trẻ sinh dưới 2,5kg, trẻ đang bị sốt, bị bệnh truyền nhiễm cấp tính, bị viêm da có mủ, cần trao đổi rõ tình trạng của bé để có thể hoãn thời gian tiêm chủng đến lúc trẻ có thể tiêm ngừa an toàn.

Vaccine bại liệt (IPV)
Virus bại liệt có thể gây tê liệt và thậm chí tử vong cho trẻ. Thuốc chủng ngừa bệnh bại liệt có thể loại trừ hoàn toàn các loại vi rút gây bệnh bại liệt ở trẻ. Trẻ em nên được tiêm IPV khi dưới 1 tuổi, sau đó tiêm nhắc lại một lần nữa trong độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi.

Loại này nếu tiêm loai Vaccin 6 trong 1 thì có luôn không cần uống riêng như là trẻ tiêm 5 trong 1 và uống riêng Vaccin bại liệt. Với loại uống riêng không có phản ứng gì đáng kể, khi tiêm cùng với vaccin khác như loại 6 trong 1 hiện nay rất “lành tính” tác dụng phụ không đáng kể, trẻ có thể bị sốt nhẹ.

Vaccine phế cầu khuẩn liên hợp
Loại vacxin này được biết đến với tên gọi PCV 13 (tên thường gọi là Prevnar13). Vacxin bảo vệ trẻ chống lại virus gây viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu, … Những virus có thể dẫn đến tử vong cho trẻ nhỏ. Có tổng cộng 4 mũi tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 12 – 15 tháng tuổi.

Tác dụng phụ sau khi tiêm thường gặp ở trẻ là: Đỏ, đau và sưng chỗ chích, buồn ngủ, sốt nhẹ

Vaccine ngừa thủy đậu
Bệnh thủy đậu, là loại bệnh phát ban rất dễ lây ở trẻ do virus thủy đậu gây ra. Bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm khác. Thường trẻ bị thủy đậu có thể dẫn đến bị bệnh zona, một bệnh phát ban phồng rộp rất đau đớn. Tiêm chủng cho trẻ tốt nhất ở độ tuổi 12 đến 15 tháng và nhắc lại vào độ tuổi giữa 4 và 6 tuổi.

Đối với trẻ nhạy cảm, triệu chứng thường thấy khi tiêm vắc-xin là sốt hay phát ban nhẹ vài ngày. Một số trẻ có thể sốt bắt đầu 2 – 4 tuần sau chủng ngừa này. Trẻ có thể nổi ban ở nơi chích hay nơi nào đó trên cơ thể, trong giai đoạn từ ngày thứ 5 – 26 ngày sau chủng ngừa, trông giống như một vài nốt thủy đậu và kéo dài khoảng vài ngày.

Vaccine phòng ngừa tiêu chảy do virus Rota (RV)
Thuốc chủng ngừa vi rút rota (RV) – một loại virus gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ, nên tiêm chủng ngừa cho trẻ từ lúc 2-4 tháng tuổi. Thuốc chủng này được sản xuất ở dạng lỏng là dạng thuốc uống.

Sau khi uống có thể làm cho trẻ khó chịu hơn có thể gây tiêu chảy nhẹ hoặc nôn mửa. Sau khi cho trẻ uống Vaccin dạng này nên để trẻ ở lại phòng khám trong vòng 40p, nếu trẻ nôn trớ trước 30 (sau khi tiêm) cần thông báo với BS đã tiêm ngừa để được khám lại và có thể được chỉ định uống liều khác.

Vaccine viêm gan A
Trẻ em có thể nhiễm virus viêm gan A từ đồ ăn, thức uống, thức ăn bị ô nhiễm hoặc đưa các vật nhiễm khuẩn vào miệng. Đây là bệnh do virus gây tổn hại đến gan với một số triệu chứng gồm sốt, mệt mỏi, vàng da, và chán ăn. Trẻ em tuổi từ 12 đến 23 tháng tuổi thường được tiêm hai liều thuốc chủng ngừa viêm gan A, với một khoảng thời gian cách nhau tối thiểu là sáu tháng giữa các mũi tiêm.

Tiêm vaccine gan A, trẻ có thể bị đau đầu và chán ăn là những tác dụng phụ thường gặp nhất của loại vắc-xin này.

Vaccine ngăn ngừa bệnh cúm
Vì virus cúm có rất nhiều dạng. Vì thế, mỗi năm có thể tiêm chủng phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ bắt đầu vào mùa thu, khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc hơn. Sau khi tiêm, trẻ có thể bị đau nhức, sưng tấy ở chỗ tiêm, sốt nhẹ.

Lưu ý: Với trẻ dị ứng trứng không nên tiêm vacxin phòng cúm vì trẻ có thể sẽ dị ứng với vacxin này

Một số rất ít trường hợp có thể có phản ứng dị ứng nặng (sốc phản vệ) sau chủng ngừa, các trường hợp này ít khi xảy ra tuy nhiên các mẹ vẫn cần theo dõi kỹ ở con trong vòng 48 tiếng đầu sau khi tiêm. Nếu thấy: trẻ xảy ra tình trạng khó thở, sốt cao gây co giật hoặc sốt li bì, trẻ nôn ói liên tục, trẻ có dấu hiệu viêm sưng nặng ở vết tiêm và không cử động ở được tay hoặc chân đã tiêm, nếu con có dấu hiệu nào trong các dấu hiệu ấy mẹ cần cho con đi khám lại ngay tại khoa cấp cứu ở bệnh viện để được xử lý nhanh cho trẻ.

 
Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
Bí quyết vàng giúp trị cảm ho, sổ mũi cho trẻ hết hẳn tại nhà
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *