Phần 2: 16 vấn đề cần lưu ý ở trẻ sơ sinh đến 1 tuổi

Trẻ thường hay khò khè, nhảy mũi, nôn trớ, tăng cân kém, vặn mình, khó ngủ, là các vấn đề thường gặp ở trẻ sau khi chào đời. Các tình huống ấy xảy ra ở trẻ khi nào mới đáng lo?

Phần 1: Xem chi tiết TẠI ĐÂY

7. Trẻ hay bị khò khè trong 6 tháng đầu
Rất nhiều trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu mắc chứng khò khè ngay sau khi sinh, nhất là với trẻ sinh mổ, hoặc bắt đầu bị từ sau đó 1-2 tháng. Trẻ thường khò khè khi thở, khi bú mà không do bệnh gì, không kèm theo ho hay sổ mũi, cũng không nóng sốt, chỉ là có triệu chứng khò khè vậy thôi.


Nguyên nhân khiến trẻ khò khè

Thông thường, giai đoạn rặng đẻ của mẹ sẽ giúp hệ hô hấp của trẻ có trải qua quá trình “co thắt – vận động” một cách tự nhiên. Giúp Phổi (các phế nang tại phổi) vận động ngay từ lúc chuẩn bị chào đời và chủ động tống ra được các chất nhầy (dịch nước ối, …) ra khỏi cuống phổi.
Trẻ sinh mổ sẽ mất đi quá trình này, hoặc với trẻ sinh thường vì một lý do nào đó như thời gian đau đẻ của mẹ ngắn, các cơn gò ít, thai yếu (nhất là thai nhẹ cân hay sinh thiếu tháng) … Đã khiến trẻ không đủ thời gian để trải qua quá trình “tập vận động” ấy, nên chất nhầy trong phế quản vẫn còn sót lại, chưa tống hết ra ngoài được. Khiến trẻ hay khò khè trong 3 tháng đầu, có trẻ còn bị kéo dài đến 6 tháng mới hết dần.

Nguyên nhân khác nữa là: do nhiệt độ ở môi trường ăn ngủ của con hàng ngày lạnh hơn nhiệt độ mà cơ thể trẻ sơ sinh thích ứng được, khiến trẻ bị lạnh phổi dẫn đến hay bị khò khè nhất là vào ban đêm.

Cách cải thiện cho bé:
– Với trường hợp này cần vỗ lưng vài lần trong ngày cho trẻ, để giúp loãng đờm và tan đờm, sau vài tuần tình trạng ấy sẽ giảm dần và tự hết.

– Khi cơ thể của rẻ bị nhiễm lạnh, thường kèm theo dấu hiệu trẻ hay bị lạnh tay chân. Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp với con. Giữ ấm hơn cho bé vào buổi chiều và tối bằng cách mặc ấm, thoa dầu khuynh diệp vào các vị trí cổ, lưng, ngực, lòng bàn chân, bụng của con để giữ ấm cơ thể, cho trẻ mang vớ khi ngủ.

– Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, bình thường dưới 6 tháng không cần uống thêm nước hàng ngày. Nhưng khi trẻ ho hay khò khè có đờm, dù là bú mẹ hoàn toàn cũng nên cho con uống thêm nước mỗi ngày, lần vài thìa cafe, từ tháng thứ 2 hay thứ 3, để giúp làm loãng đờm (cho vào bình sữa cho con mút hay đút thìa).

– Nên áp dụng cách vỗ lưng giúp loãng và tan đờm cho trẻ. Đây là biện pháp giúp làm loãng đàm rất hiệu quả. Khi trẻ khò khè nên thường xuyên vỗ lưng cho bé sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản long và dễ thải ra. Mỗi lần vỗ độ vài phút, ngày 2-3 lần. Khi mẹ nhìn thấy đờm trong họng con thì lấy khăn sữa sạch bọc vào đầu ngón tay móc nhẹ đờm ra cho con. Có thể đờm sẽ không loãng ra ngay và mẹ không nhìn thấy không lấy được ra từ miệng con. Nhưng biện pháp ngày sẽ giúp thông phổi, giảm khò khè và hô hấp tốt hơn nhất là với trẻ đang bị ho có đờm.

– Nếu đã áp dụng các cách trên mà vẫn không giảm không cải thiện được nghĩa là sức đề kháng ở con bị yếu kém hơn bình thường và cần “tăng cường sức đề kháng cho trẻ ngay giai đoạn này.

Lưu ý: Các trường hợp trẻ bị khò khè sinh lý không cần điều trị với thuốc. Nếu tự ý cho con uống thuốc các thuốc tan đờm sẽ có hại cho đường ruột của trẻ và khiến con lờn thuốc từ nhỏ.

8. Trẻ hay nhảy mũi

Mũi ở trẻ sơ sinh rất nhỏ, chỉ một tí xíu nước mũi hay 1 tí bụi nhỏ trong không khí mà mắt thường không nhìn thấy được cũng khiến bé hắt hơi. Ở trẻ sơ sinh, vừa thay đổi môi trường sống từ trong dạ con (môi trường nước) trong tử cung mẹ ra ngoài nên bé thường bị nhảy mũi do các yếu tố tác động có trong không khí, độ ẩm. Trẻ trong 3 tháng đầu thường xuyên hoặc có lúc nhảy mũi nhiều lần trong ngày, mà không kèm theo chảy nước mũi, ho, nóng sốt, … thì hiện tượng nhảy mũi ấy là hoàn toàn bình thường và không có gì phải lo lắng, không cần chữa trị.

Nếu trẻ nhảy mũi nhiều lần kèm theo sổ mũi, ho hoặc nóng sốt, nghĩa là trẻ đã mắc bệnh và cần cho con đi khám ngay. Trẻ dưới 6 tháng tuổi khi mắc các bệnh về đường hô hấp rất nhanh trở nặng. Khi bệnh cần đi khám tại trung tâm y tế, không nên tự trị tại nhà và tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi chưa thăm khám, nhất là với trẻ dưới 3 tháng tuổi.

9. Trẻ hay nôn trớ

Nôn trớ là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn trớ là hiện tượng phổ biến trong vài tháng đầu sau khi sinh, do dạ dày của trẻ vẫn đang nằm ngang cơ thắt tâm vị yếu nên thường bị nôn trớ. Nhất là những lúc trẻ vặn người xoay trở sau khi ăn, thường trớ sữa vừa bú xong hoặc là sữa bị vón cục.
(phải sau vài tháng mới xoay chuyển đúng theo chức năng và cấu tạo ở cơ thể)


Đa số trẻ điều bị nôn trớ ít nhiều trong giai đoạn 3 tháng đầu, có nhiều trẻ sau 6 tháng mới hết hẳn.  Tình trạng bị nôn trớ tự nhiên này và hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ. Nếu bé vẫn khoẻ mạnh, ngủ tốt và tăng cân tốt trong 3 tháng đầu mỗi tháng 1 kg, 3 tháng tiếp theo trung bình 600-800g/kg thì mẹ không cần phải lo lắng về hiện tượng này.

Cách cải thiện cho bé:
– Để giảm bớt tình trạng này cần chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày. Dù trẻ bú mẹ hay bú bình cũng cần cho con bú ít hơn lượng bú thông thường trong 3 tháng đầu. Cả các tháng sau đó cũng vậy, nếu con chưa hết nôn trớ vẫn cần bú mỗi lần ít hơn lượng sữa thường và tăng cữ bú lên.

– Khi trẻ trớ nhiều lần trong ngày, mỗi bữa bú nếu bú mẹ thì thời gian cho con bú ngắn lại (mẹ vắt bỏ lớp sữa đầu cho con bú lớp sữa thứ 2 thì dù bú ít con vẫn đủ dinh dưỡng, sau khi bú xong nên bế con từ 15 – 20 phút rồi mới đặt trẻ nằm.

– Với trẻ bú bình cần cho con bú ít hơn lượng bú thông thường trong 3 tháng đầu, chỉ nên cho bú từ 30 – 50ml/ lần, và tăng số cữ bú lên, có thể cách 1 – 1,5 tiếng lại cho con bú 1 lần. Khi cho con bú cần đưa bình sữa sao cho ngập phần núm vú vào miệng trẻ để tránh tình trạng con sẽ nuốt nhiều không khí vào dạ dày khi mút sữa khiến trẻ bị đầy bụng dễ gây ra nôn trớ sau khi bú hơn.

10. Trẻ tăng cân kém trong 6 tháng đầu

Dù là với nguyên nhân gì? Thì trẻ tăng cân kém trong 6 tháng đầu vẫn đáng lo và cần tìm hiểu để cải thiện ngay cho con.

Trung bình trong 3 tháng đầu trẻ sẽ tăng mỗi tháng 1 ký. Nghĩa là sau 3 tháng trẻ sẽ tăng ít nhất là 3kg, tối thiểu cũng 2,8kg mới là tăng cân đạt chuẩn. Có thể tháng đầu trẻ tăng hơn 1 ký đến 1,5kg chẳng hạn, nếu sang tháng thứ 2 tăng kém hơn 1kg, rồi tới tháng thứ 3 tăng 700 hay 800 gram, mà vẫn cộng lại được 3 ký trong 3 tháng đầu là ổn và không có gì đáng lo.

Cũng có trường hợp trong 2 tháng đầu trẻ tăng cân kém và không đáng lo đó là: do 3 tháng cuối thai kỳ trẻ đã tăng cân quá mức, khi sinh trẻ có sinh cân nặng trên 3,6 kg, nên 1-2 tháng đầu sau khi sinh sẽ tăng cân ít hơn trẻ sinh trong mức cân nặng bình thường.

Sẽ đáng lo khi nào?
Khi trẻ trong 3 tháng đầu trẻ tăng dưới 2,7kg (trung bình mỗi tháng tăng dưới 900gram). Trẻ thường tăng cân nhiều nhất trong 3 tháng đầu, sau 3 tháng đã tăng giảm lại, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 chỉ tăng từ 600 – 800g, từ sau 6 tháng đến 1 tuổi, thường tăng trung bình mỗi tháng khoảng 400-500g.

Trẻ trong năm đầu nếu không dư cân ở các tháng trước đó mà bị đứng cân 1 tháng là không ổn, không bình thường cần cải thiện ngay vì điều đó cho thấy khả năng tiêu hóa và hấp thu ở trẻ đã kém hẳn. Dinh dưỡng từ sữa và chế độ ăn dặm mà trẻ ăn vào mỗi ngày không được chuyển hóa hoàn toàn để nuôi cơ thể khiến trẻ đã bị đứng cân.

Trẻ sau 1 tuổi sẽ tăng cân ít hẳn.

Nên trong năm đầu con có tăng cân nhiều các mẹ cũng đừng lo gì nhất là trẻ bú mẹ hoàn toàn. Sau 1 tuổi trẻ chỉ tăng 200-300g/tháng. Trẻ sau 1 tuổi đến 2 tuổi, nếu bị đứng cân 1 tháng tuy không đáng lo nhưng vẫn cần tìm hiểu nguyên nhân để cải thiện ngay cho con để lâu càng khó cải thiện và trẻ càng có nguy cơ đứng cân ở các tháng sau.
Nhiều bà mẹ cho rằng trẻ 6 tháng nặng 6 kg là đủ, hơn 1 tuổi có 8-9kg cũng không sao, cứ vô tư … thì không cần quan tâm tới bài viết này. Nhưng cũng đừng khuyên nhủ các mẹ khác việc ấy chính là hại con người khác.

Khi trẻ ăn uống không đủ chất hay biếng ăn biếng bú và lượng dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày không cung cấp đủ cho cơ thể, trẻ sẽ bị chậm tăng cân ở tháng ấy. Nếu không cải thiện kịp thời trẻ sẽ bị thiết hụt dinh dưỡng trầm trọng hơn dẫn đến tình trạng bị đứng cân hẳn trong nhiều tháng, suy dinh dưỡng và chậm phát triển.

Như ở người lớn khi ăn uống không đủ chất một thời gian sẽ bị gầy đi và cơ thể mệt mỏi, uể oải, làm việc kém hiệu quả, … thì ở trẻ “ảnh hưởng sẽ thấy rõ qua tình trạng tăng cân kém, chậm biết ngồi bò, chậm biết đi đứng, chậm mọc răng, không được nhanh nhẹn, chậm hiểu biết hơn trẻ cùng tháng tuổi, …”

Trẻ chậm tăng cân, bị nhẹ cân thường sức đề kháng cũng kém hơn, dễ bị bệnh vặt do có nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn virus từ môi trường sinh hoạt cao hơn trẻ có thể chất khỏe mạnh nhờ tăng cân tốt hàng tháng.

Khi trẻ tăng cân tốt hệ miễn dịch sẽ khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt hơn với môi trường sống, giúp trẻ ngăn ngừa vi khuẩn virus tấn công và phòng bệnh tốt hơn trẻ gầy yếu, nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
Trong chế độ ăn hàng ngày cần có đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho ở trẻ phát triển thể chất và trí não, cho hệ miễn dịch có đủ sức đề kháng và sinh ra kháng thể cho cơ thể giúp trẻ phòng bệnh và phát triển toàn diện.

Xem tiếp Phần 3: 16 vấn đề cần lưu ý ở trẻ trong năm đầu đời

 
Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:


Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *