Phần 2: 19 Sai lầm nghiêm trọng khiến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân

Các nguyên nhân thường gặp nhất được tổng hợp từ hơn 1.000 mẹ có con biếng ăn, chậm tăng cân, chậm lớn, hay bệnh vặt, tiêu hóa kém, hay nôn trớ. Và cách cải thiện, khắc phục cho bé.

Xem phần 1 Tại đây

7. Cho trẻ ăn dặm muộn, uống sữa hoàn toàn đến 7-8 tháng tuổi

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là rất tốt và cần thiết. Nhưng nếu sau 6 tháng tuổi trẻ vẫn chưa tập ăn dặm, trẻ đến tháng thứ 7 thứ 8 vẫn không ăn dặm được 2 cữ cũng không ổn.
6 tháng là giai đoạn tập ăn lý tưởng nhất cho trẻ. Đường ruột ở trẻ đã có thể thích nghi được các dạng bột ăn dặm loại ngọt (chưa có thịt, cá, rau củ). Lúc này, dù sữa mẹ đủ cho con bú hoàn toàn đi nữa cũng không nên chỉ cho con uống sữa sẽ khiến trẻ khó tập ăn dặm về sau khi trẻ đã nhận biết tốt hơn và không thích tiếp nhận ăn thử món lạ.

Nhiều mẹ lần lựa trong việc tập cho trẻ ăn dặm và đã kéo dài thời gian cho con bú mẹ hoặc bú sữa bình hoàn toàn tới 7-8 tháng.

Việc cho trẻ ăn dặm muộn sẽ gây nên rối loạn ăn uống ở trẻ, khiến thiếu đi các chất khác cần thiết cho giai đoạn phát triển này. Tuy với trẻ dưới 18 tháng tuổi thì sữa mới là nguồn dưỡng chất chính cho trẻ. Nhưng vẫn chưa đủ! Trẻ cần “ăn dặm bổ sung” sau 6 tháng tuổi.

8. Cho trẻ uống quá nhiều nước hoa quả
Bé dưới 1 tuổi nếu uống quá nhiều nước ép hoa quả sẻ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Thực tế, nhiều bé chỉ mới 6,7 tháng mẹ đã cho uống đến 100ml nước hoa quả mỗi ngày khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu.


Có mẹ còn cho con uống nước hoa quả sau khi bé vừa uống sữa mà không biết rằng trong hoa quả dù với quả ngọt cũng chứa nhiều axit, khi kết hợp với thành phần casein có trong sữa sẻ xảy ra hiện tượng kết tủa, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa ở trẻ. Ví dụ như quả nho, dù cảm giác chúng rất ngọt nhưng thực tế không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước ép nho, quả nho dù ngọt cỡ nào cũng có chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé.

Bé sau 6 tháng tuổi có thể được THỬ dùng nước hoa quả. Nhưng, chỉ bắt đầu với một lượng rất nhỏ khoảng vài muỗng. Khi bé trên 8 tháng tuổi trở lên mới nên cho uống nước hoa quả nhiều hơn (khoảng 80-100ml/ngày).

Nước hoa quả cần được ép từ thực phẩm tươi ngon, sạch. Không nên cho trẻ uống nước hoa quả đóng hộp hoặc các loại nước có ga.

9. Cho trẻ ăn uống đủ thứ, đủ món
Nhiều mẹ có tâm lý con người ăn gì thì cũng muốn cho con mình ăn cái đó, không cho ăn thì sợ con mình chậm lớn hay không bằng con người ta. Nghe mẹ này một câu, mẹ kia một câu, sau năm ba ngày gom lại thành ra cho con mình ăn nguyên một mớ nào là sữa chua, váng sữa, phô mai, trái cây, nước hoa quả, sinh tố, …

Có mẹ kể ra mỗi ngày cho con ăn cả 3 loại sữa chua, váng sữa, phô mai, trong khi con mới có 6,7 tháng tuổi, rồi lại hoảng lên than “stress quá” khi con đang yên đang lành “ăn bột ngày nửa chén, bú ngày 6, 7 nhát  ..” chuyển sang nôn trớ, cứ mẹ cho ăn hay bú là con ói lên ói xuống, khóc toáng lên.

Các mẹ cho con ăn váng sữa sớm từ 5, 6 tháng, hầu hết đều gặp tình trạng sau 2,3 tuần thì tự nhiên con lại biếng ăn, sợ ăn bột, ăn vào là ói. Đó là vì đường ruột của con đã bị quá tải, không tiêu hóa nổi, trong bụng nó còn đầy các món ăn vặt ấy không tiêu hóa và không hấp thu vào cơ thể được. Khiến trẻ luôn thấy đầy bụng, khó tiêu, gây ra các tình trạng nôn trớ, đi phân sống, tiêu chảy.

Có mẹ còn đoảng hơn, con mới vừa hết bệnh, tiêu hóa còn kém, có đứa đang bị đi phân sống, nhưng mẹ cứ vô tư cho con ăn phô mai, váng sữa, rồi vào hỏi “không biết tại sao con ăn vô là ói, cứ phọt ra hết vậy…?”

Với phô mai và váng sữa chứa rất nhiều chất béo, không hợp cho tiêu hóa ở dưới 9 tháng tuổi. Ăn phô mai, váng sữa mỗi ngày hay ăn nhiều sẻ khiến bé không tiêu hóa được, hay bị đầy bụng, dẫn dến sợ ăn, biếng ăn. Bé nào gầy yếu, đang bệnh thì tiêu hóa càng kém, ăn phô mai, váng sữa vào càng khó tiêu hơn, bé càng dễ nhợn miệng hơn.

Nếu có mẹ đọc đến đây hỏi: Em cho con ăn từ lúc bé 6 tháng mà có sao đâu?
Nếu vậy thì mẹ cứ cho con ăn tiếp nhưng cũng đừng vì bé không có sao hay chưa có sao mà cho bé ăn nhiều hay ăn mỗi ngày ở độ tuổi này. Đừng để đến lúc “thấy không ổn hẳn” lại mệt cho mẹ và khổ cho con.

Trẻ dưới 10 tháng tuổi nếu ăn nhiều các món ăn vặt như phô mai, váng sữa, sữa chua mỗi ngày sẽ làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và khả năng bài tiết chất xúc tác tiêu hóa. Có thể khiến bé bị mất cảm giác thèm ăn thay vì việc “tập cho trẻ ăn vặt để khích thích vị giác của con khiến con ăn uống ngon miệng hơn” đó là phản ứng ngược mà nhiều mẹ đã gặp phải.

Và, không phải bé nào cũng có thể ăn hoa quả, sữa chua, nhất là váng sữa sớm. Điều đó phụ thuộc vào hệ tiêu hóa cũng từng trẻ.


Vấn đề là chỗ đó! Nhiều mẹ cứ hay nghĩ con người ta ăn được thì con mình cũng ăn được. Giống như thể con mà biết ăn loại nào chậm thì … mất mặt mẹ. Cứ nghĩ cho trẻ ăn sớm nhiều món là thương con biết chăm con, mà không hiểu khi để đường ruột trẻ quá tải, tiêu hóa không nổi sẽ dẫn đến rối loạn kéo dài, hấp thu kém khiến trẻ biếng ăn, đứng cân, suy dinh dưỡng, chậm lớn.

Nên cho bé ăn hoa quả, sữa chua, váng sữa vào thời gian nào?
Trẻ mới tập ăn sữa chua, chỉ cho trẻ ăn khoảng 2-3 thìa/lần và tăng dần lên, tối đa là 50g/ngày. Chỉ nên cho bé tuần ăn 2,3 vài lần thôi cho tất cả các loại ấy, khi thấy bé có dấu hiện không muốn ăn thì đừng ép, hãy đổi sang món khác. Cả váng sữa hay phô mai cũng vậy, và không nên ngày cho con ăn váng sữa, ngày hôm sau lại ăn phô mai, thành ngày nào cũng ăn các món ấy và khiến trẻ khó tiêu hóa.

Khi muốn cho con ăn một loại thức ăn mới nào đó, mẹ cần xem thực tế ở con, cho con ăn mà thấy con hay nôn trớ sau khi ăn, trong ngày hay trong thời gian vừa tập bé ăn món mới, thì mẹ phải dừng ngay lại, phải điều chỉnh cả lượng lẫn tuần suất cho con ăn món ấy xem bé có giảm nôn trớ lại không.

Việc chăm con và cho con ăn chỉ có mẹ là người hiểu con rõ nhất. Thường các mẹ có nhu cầu hỏi bác sỹ hay chuyên gia dinh dưỡng là khi con đã xảy ra vấn đề bất ổn. Thực chất, bất ổn ở chổ nào đa số các mẹ điều cảm nhận được.

Chỉ là do tâm lý chị em thường ham cố “thêm 1 ít”, cứ nghĩ “không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc” nên mới không biết điều chỉnh kịp thời cách ăn cho con, đến khi xảy ra chuyện thì lại cuốn lên. Một số mẹ suy nghĩ cứng nhắc sợ không cho con ăn món ấy như con người ta thì con mình sẽ không đủ chất, nhưng lại không thấy kết quả trước mắt là con ăn không tiêu hóa nổi làm sao chất nó hấp thu vào được?

10. Cho trẻ ăn nhiều đạm dẫn đến khó tiêu, hấp thu kém
Từ suy nghĩ, cứ cho trẻ ăn nhiều chất đạm làm tốt, hay nhắm vào câu “trẻ cần phải ăn đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết” nên nhiều mẹ cho con ăn thịt cá rất sớm, từ khi 6,7 tháng tuổi đã cho con ăn ngày 2 cử bột mặn xay cùng thịt cá. Có mẹ con mới 6,7 tháng đã mua xương ống về hầm lấy nước để pha với bột cho con ăn, cứ chắc mẩm như vậy là rất khoa học, rất biết chịu khó chăm con. (???)


Trên thực tế, tiêu hóa của trẻ 6,7 tháng tuổi chỉ thích hợp với các món ăn dặm dạng ngọt và “chưa tiêu hóa đạm một cách thường xuyên được”. Trẻ ở tháng thứ 7, mẹ có thể tập con ăn mặn nhưng là tập ăn từ chút một, trước tiên là món bột mặn. Sang thứ 8 mới nên cho thêm thịt cá xay nhuyễn vào và không nên dùng nước xương ninh nhừ lúc này để pha chế món ăn cho con vì nước xương hầm sẽ tiết ra nhiều chất béo khiến đường ruột của trẻ ở tháng tuổi này rất khó tiêu hóa. Không phải trẻ ăn được nghĩa là đường ruột có thể tiêu hóa và hấp thu nổi.

Một cách đơn giản, dễ hiểu là mẹ hãy nghĩ rằng “dù trẻ chưa biết nói nhưng cơ thể của con rất nhạy cảm với các tác động bất lợi, tiêu cực. Khi con không muốn ăn, nôn trớ, đi phân sống và việc ấy lập lại nhiều lần nghĩa là đã có vấn đề không ổn, mẹ cần ngưng lại các món ăn ấy và cải thiện kịp thời tình trạng rối loạn tiêu hóa ở con.

Xem bài “Cách trị nôn trớ, tiêu chảy ở trẻ” đã được Bác sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn. Đặc biệt cần thiết khi trẻ tập ăn dặm, ăn chuyển giai đoạn bột-cháo-cơm. TẠI ĐÂY

11. Lạm dụng thức ăn xay nhuyễn
Nhiều mẹ có con biếng ăn vì mãi xay nhuyễn cho ăn đến khi muốn tập bé ăn cháo hay cơm mát thì đã qua giai đoạn cần tập, thành ra lại khó tập và bé không ăn được. Có 2 vấn đề trong việc này: Một là không tập được thì bé cứ mãi ăn xay nhuyễn và 2 là bé lại trở nên biếng ăn.

Thực tế khi xay tất cả nhuyễn như sinh tố (kiểu hoa quả xay) khi trẻ đã trên 11-12 tháng tuổi sẽ khiến trẻ khó tập ăn các dạng thực phẩm thô về sau (hạt nhỏ, lợn cợn)
Yếu điểm rất lớn của các loại cháo “hỗn hợp sau xay nhuyễn” là có mùi vị không rõ ràng, rau củ, thịt không rõ hẳn mùi vị mà ngày nào cũng ăn kiểu ấy sẽ khiến rất ngán, dễ bị biếng ăn.

Bữa ăn ở trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên cần có nhiều loại thực phẩm (gạo, thịt, cá, rau củ). Nếu các thực phẩm ấy nấu thành dạng cháo rời cho rau củ, thịt hay cá vào, ninh nhừ nhưng không xay nhuyễn, khi ăn trẻ sẽ nếm được mùi vị của từng loại thực phẩm, thịt ra thịt, cá ra cá, rau củ nào ra loại rau củ ấy, mùi vị đa dạng hơn, giúp bé “khoái” ăn hơn. Khi xay nhuyễn lẫn lộn vào nhau, mùi vị na ná nhau không rõ ràng sẽ không hấp dẫn khứu giác và vị giác của trẻ, lâu ngày tất nhiên trẻ sẽ chán ngán khi tới cữ ăn.

Quan trọng hơn là

Khi ăn thức ăn xay nhuyễn bé chỉ có phản xạ nuốt, bỏ qua giai đoạn nhai, dịch vị không được tiết ra (khi nhai) khiến trẻ không có cảm giác thèm ăn, lâu dần trỡ nên biếng ăn, … nhưng lại không ăn cháo hay ăn cơm được vì cứ ăn lợn cợn là bị ói không tập nữa vì mẹ đã quá sợ việc trẻ vừa ăn vừa ói …

Để tránh điều này, nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ. Khi trẻ 6 tháng tuổi, tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7-8 tháng ăn bột đặc rồi có thêm rau cũ tán nhuyễn, đến rau củ hạt nhỏ, …, trẻ 10 tháng biết ăn cháo nhuyễn, 12 tháng tập ăn cháo nguyên hạt và các thức ăn mềm như phở, bún,… Trẻ từ 18-24 tháng tuổi khi đã mọc đủ răng hàm nên tập ăn cơm nát (chưng mềm), thực phẩm nấu chín kỹ xắt hat lựu, …

Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn, những ngày đầu mới tập có thể trẻ sẽ nhợn ói, nhưng sau đó sẽ quen dần. Nên chuyển đổi dần dần để trẻ dễ thích nghi và mẹ cần “Cai máy xay” bằng cách tán nhuyễn và tán thô dần, hạt to hơn, …

Cũng nên cho trẻ ăn riêng từng món ăn, để trẻ nếm được từng khẩu vị từng dạng thực phẩm, vừa giúp con không ngán, không sợ ăn vừa có thể khám phá màu sắc hương vị trong bữa ăn rất cần thiết cho trẻ ở giai đoạn này. Bằng cách này, mẹ cũng dễ dàng biết được trẻ thích cái gì, không thích cái gì để gia giảm trong quá trình chế biến, giúp trẻ ăn ngon miệng.

12. Không giải quyết tận gốc căn bệnh cho trẻ
Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ hay bệnh vặt hoặc ở trẻ hay dùng thuốc kháng sinh.
Với các bé hay dùng thuốc kháng sinh, hệ vi khuẩn có lợi cho cơ thể thường trú tại đường ruột sẽ bị kháng sinh tiêu diệt khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đi phân sống và kém hấp thu.

Trường hợp này, các mẹ luôn tìm cách mua cho con uống các sản phẩm mà các mẹ hay gọi là “thuốc kích thích ăn ngon, men tiêu hóa, …” để giải quyết cho con. Nhưng đâu cũng hoàn đó, có mẹ cho con uống tháng này qua tháng khác, con ăn thì ăn nhưng vẫn chậm lớn, còn bệnh thì tháng nào cũng bị, cứ như là đến hẹn lại lên …

Dù việc bổ sung men vi sinh, chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, men tiêu hóa giúp bé tiêu hóa thức ăn và hấp thu tốt hơn trong 1 vài tuần ở giai đoạn này là cần thiết. Nhưng đó chỉ là phần ngọn của vấn đề, chứ không phải là cách giúp bé giải quyết tận gốc vấn đề cho con.

Khi trẻ hay bệnh, nghĩa là cơ thể đang yếu hơn bình thường, tức “sức đề kháng đang kém” (gọi là hệ miễn dịch yếu), khả năng miễn dịch với môi trường kém nên thường bị các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, ho, sổ mũi, …

Các bệnh ấy trẻ thường phải uống kháng sinh. Khi uống kháng sinh nhiều đợt trẻ sẽ bị thêm cả bệnh khác là “rối loạn tiêu hóa và hấp thu kém” do đường ruột yếu bởi ảnh hưởng của thuốc kháng sinh.

Do đó, quan trọng là phải nâng cao được sức đề kháng cho trẻ, giúp con không bị bệnh tái lại thường xuyên. Chứ không phải cứ bệnh thì uống kháng sinh, sau đó bị rối loạn tiêu hóa và hấp thu kém, biếng ăn thì mẹ lại tìm mua men tiêu hóa, men vi sinh cho con uống, mà không nghĩ “lo gic” hơn là: với tình trạng ấy “nếu con đang bú mẹ thì mẹ cần ăn uống làm sao cho sữa chất lượng hơn, cho con bú nhiều hơn để ngay lúc ấy con nhanh hết bệnh, tháng sau con không ốm tiếp. Sữa mẹ luôn cung cấp nguồn kháng thể tốt nhất cho trẻ, giúp con có sức đề kháng tốt với môi trường và có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bên cạnh tích cực cho con bú mẹ, cần bổ sung cho con các sản phẩm có tác dụng “tăng cường sức đề kháng cho trẻ” thay vì tìm cho con uống các sản phẩm chỉ có tác dụng cải thiện đường ruột.

Ngoài ra, thuốc kháng sinh còn là nguyên nhân gây MẤT VỊ GIÁC sau khi uống 1 đợt kéo dài 1-2 tuần (kể cả người lớn cũng bị) dẫn đến biếng ăn, không muốn ăn. Nhiều trẻ dễ ăn uống, mẹ cho ăn vẫn ăn, nhưng vị giác mất nên không còn cảm thấy ngon miệng nữa, khoang miệng sẻ giảm tiết nước bọt và các dịch tiêu hóa thức ăn, khiến thức ăn không được phân rã hoàn toàn sẽ không được hấp thu trọn vẹn vào cơ thể nên bé không đủ dinh dưỡng và chậm lớn.

Đó là 12 vấn đề trong 19 sai lầm nghiêm trọng khiến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân. Phần 3 sẽ đăng vào tối mai.

Rất nhiều mẹ con hay ốm vặt hàng tháng đã cải thiện được, sau đó con đã ăn uống tốt hơn, hết biếng ăn, tăng cân nhiều hơn sau vài tháng đứng cân, khi mẹ áp dụng theo tư vấn tại trang. Chị em mới cứ từ từ tìm hiểu, chừng nào yên tâm hãy áp dụng để cải thiện cho con.

Ngoài ra, để trẻ không bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng, hay ốm ở giai đoạn giảm bú mẹ và ăn dặm. Khi trẻ xảy ra dấu hiệu biếng ăn, ngủ không ngon giấc, tăng cân kém, nôn trớ, đi phân sống, tiêu chảy, mẹ nên bổ sung kịp thời cho trẻ nguồn dưỡng chất cần thiết từ SỮA NON ColosMAX Q10 để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch và khả năng đề kháng cho trẻ, giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, ăn ngủ ngon hơn, tăng cân tốt và mau lớn.

ColosMax Q10 là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng không phải thực phẩm chức năng, không phải thuốc, có thể cho trẻ dùng thường xuyên mỗi ngày để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

ColosMAX Q10 – Hiệu quả đã được chứng minh lâm sàng tại Viện dinh dưỡng Trung Ương. Xem chi tiết các chứng minh lâm sàng TẠI ĐÂY

Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
Bí quyết vàng giúp trị cảm ho, sổ mũi cho trẻ hết hẳn tại nhà
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *