Phần 3: Các tình trạng sâu răng ở trẻ, chăm sóc và phòng ngừa

Bổ sung thông tin thuốc chấm răng sâu cho trẻ. Đừng để trẻ có dấu hiệu bị sâu có đốm đen mới lo chăm sóc là đã muộn, răng sâu của trẻ sẽ lan sang các răng khác rất nhanh.

Xem phần 1 TẠI ĐÂY
Xem phần 2 TẠI ĐÂY

TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG, CHĂM SÓC & PHÒNG NGỪA CHO TRẺ
Răng sữa không được chăm sóc kỹ rất dễ dẫn đến sâu răng. Sâu răng ở trẻ nhỏ có thể nhanh chóng gây đau và sưng viên, nhiễm trùng. Nếu trẻ bị sâu răng nghiêm trọng, những chiếc răng vĩnh viễn có thể bị mất không gian để mọc một cách bình thường.

Các yếu tố gây sâu răng ở trẻ

Do ăn uống Trẻ có thói quen vừa ngủ vừa bú sẽ dễ bị nguy cơ sâu răng hơn. Khi ngủ, sữa sẽ chảy quanh các răng tạo nên một môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn lên men thành acid. Trong lúc trẻ ngủ, khoang miệng sẽ giảm tiết nước bọt hơn lúc thức, trong nước bọt có chứa kháng thể, giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại. 3
Trẻ không đánh răng sau mỗi bữa ăn, để thức ăn bám vào răng, lên men thối rữa. Vi khuẩn xuất hiện gây viêm chân răng, chảy máu chân răng. Khi trẻ ăn thức ăn có chứa carbonhydrate là các sản phẩm có đường, tinh bột, chất này sẽ bị vi khuẩn mảng bám tiêu thụ và sản sinh ra acid ăn mòn răng. Phá hỏng men răng, lớp men răng mất dần đi, từ từ sẽ khiến bề mặt răng bị phá vỡ, hình thành sâu răng.

Khi trẻ không vệ sinh răng miệng sau khi ăn và trước khi ngủ, trẻ trên 1 tuổi có thói quen ngậm bình sữa suốt thời gian trước và trong khi đi ngủ luôn có nguy cơ sâu răng sớm.

Do lây nhiễm
Sâu răng ở trẻ còn do nguyên nhân bị lây nhiễm từ người khác. Vi khuẩn khi xâm nhập và gây sâu răng, chúng sẽ lây từ răng này sang răng khác và từ miệng người này qua miệng người khác. Nếu bố mẹ, ông bà, người quen, bị sâu răng mà ôm hôn trẻ thì trẻ cũng có nguy cơ bị lây nhiễm và sau răng cao.

Trẻ có nguy cơ bị lây vi khuẩn từ mẹ (người khác, trẻ khác) khi hôn hoặc nếm đút thức ăn cho trẻ, khi chơi cùng có sự tiếp xúc cọ xác. Đó cũng là lý do tại sao khi cho con đi nhà trẻ, mầm non, trẻ rất hay bị lay nhiễm các bệnh về vi khuẩn virus, các bệnh về răng miệng, hô hấp, tiêu chảy. Khi trẻ chưa mọc răng, vi khuẩn khi xâm nhậm vào miệng sẽ không gây sâu răng nhưng lại khiến trẻ bị đẹn miệng, viêm nứu, hay viêm họng, …  Khi trẻ mọc răng, vi khuẩn xâm nhập vào miệng sẽ bám ở chân răng ăn mòn men răng và gây ra sâu răng. Bé nào có thói quen ngậm cơm, càng dễ bị sâu răng hơn.
Nếu mẹ, người chăm trẻ, chăm sóc răng miệng kỹ sẽ ngăn ngừa vi khuẩn truyền sang cho trẻ. Để hạn chế lây nhiễm không nên nhai hay cắn thức ăn rồi đút cho trẻ, không cho trẻ sử dụng chung muỗng, đũa với người bị sâu răng.

Theo thống kê của viện Răng hàm mặt quốc gia: Số lượng trẻ em Việt Nam bị sâu răng đang có chiều hướng gia tăng, có đến 80% trẻ từ 4-8 tuổi bị sâu răng, 91% các bé chăm sóc răng miệng không đúng cách.

Các tình trạng sâu răng thường gặp ở trẻ
Tình trạng sâu răng sớm xảy ra ở các trẻ từ 2-4 tuổi, khi răng bị sâu sớm cũng lan rất nhanh. Răng sâu thường bắt đầu ở các răng cửa và răng nanh sữa hàm trên, thường bị ở mặt nhai trước. Các răng cửa dưới được bảo vệ bởi lưỡi và có thể được làm sạch nên ít bị tổn thương hơn. 5
Sâu răng ở trẻ em thường dễ kéo theo tình trạng viêm nha chu, sưng lợi khiến trẻ đau, có thể có sốt nhẹ, ảnh hưởng tới sức khỏe và thể chất của trẻ.

RĂNG SÂU hình thành qua các giai đoạn sau:
– Chưa thấy được tổn thương.
– Xuất hiện đốm trắng ở bề mặt răng, chưa hình thành lỗ sâu. 
– Men răng hỏng, hình thành lỗ sâu.
– Lan sâu vào chân răng, tủy răng.
– Giai đoạn sâu răng nặng: thân răng hỏng, bị gãy cụt chỉ còn lại phần chân răng, trẻ nhai khó khăn, răng ê ẩm cả khi không ăn, đau nhức kéo dài, viêm sưng, … Khi trẻ bị sâu răng, các triệu chứng nhận biết được như răng ê buốt thoáng qua. Nặng hơn một chút, trẻ bị ê buốt nhiều sau mỗi lần uống nước lạnh hay khi nhai.

Hậu quả
Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ khiến cho răng sâu bị hủy hoại toàn bộ và tủy răng cũng bị tổn thương, dẫn đến viêm tủy răng gây đau, nhức. Viêm tủy răng có thể tiến triển đến hoại tử, vi khuẩn xâm lấn xương ổ răng và gây áp xe răng.

Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Điều trị sâu răng cho trẻ tùy theo mức độ tổn thương mà chọn các giải pháp phù hợp, khi trẻ bị sâu răng thì mẹ cần đưa con đi nha sỹ để có hướng trị liệu thích hợp nhất.

Làm sao để biết trẻ đang bị sâu răng?

Một chiếc răng sâu, thường bị từ phía dưới bề mặt răng, nơi mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Ở giai đoạn đầu của sâu răng thì sẽ không có triệu chứng gì rõ rệt. Đến khi xảy ra cơn đau răng với trẻ hay ở người lớn cũng vậy, nghĩa là lúc đó răng đã bị sâu lâu rồi, các cơn đau răng báo động cho ta biết chiếc răng sâu ấy đã ở mức độ nặng và đã tác động đến dây thần kinh và gây ra cơn đau.

Sâu răng thường phát triển trong các lỗ trên bề mặt nhai của răng, ở kẽ răng và ở gần đường viền nướu. Chỉ có nha sĩ mới có thể xác định rõ trẻ có bị sâu răng hay không. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể tự thăm khám răng cho con thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu bất ổn như: men răng vàng hay đen hẳn đi, bề mặt răng thấy có đốm trắng, con kêu đau răng, phát hiện các dấu hiệu khả nghi xuất hiện các vết ố, đen, răng bị vỡ, nứu răng sưng, chảy máu chân răng, …, hay con kêu đau răng, khi ấy cần cho con đi nha sỹ ngay. Nếu răng sữa bị sâu nhưng chưa tới tủy thì bác sĩ sẽ trám lại cho bé chứ không phải cứ sâu là phải nhổ đi. Răng sữa cũng như răng vĩnh viễn nếu mất đi se khiến trẻ ăn uống khó khăn hơn, và giảm cảm giác ngon miệng. Nếu răng bị sâu đến tủy, phải chữa tủy để giữ lại răng cho, chữa tủy mất rất nhiều thời gian, phải làm nhiều lần. 

CHĂM SÓC RĂNG ĐAU CHO TRẺ
Đau răng có thể xuất hiện khi bé đang mọc răng, bị sâu răng, sau khi nhổ răng sữa, hay là dấu hiệu cho biết bé đang bị viêm nhiễm nướu, tủy răng, …, khiến trẻ biếng ăn, khó chịu. Các cách sau đây sẽ giúp trẻ giảm cơn đau răng hiệu quả:

1. Chườm lạnh
Để giảm triệu chứng đau răng ở trẻ, chúng ta có thể dùng cục nước đá nhỏ lăn nhẹ trên phần nứu răng đang viêm sưng gây đau. Hoặc dùng nước đá cho vào trong chiếc khăn sữa nhỏ để chườm lên bên má ngay vị trí có răng đau. Đá lạnh sẽ giúp giảm cảm giác đau một cách nhanh chóng.

2. Nước muối 
Với trẻ lớn hơn có thể ngậm và giữ nước trong miệng, có thể cho con ngậm và súc miệng bằng nước muối ấm để sát trùng, giảm đau, giảm viêm do sâu răng. Muối có tác dụng sát trùng giúp giảm nhiễm nhiễm rất cao. Dùng muối tinh hoặc có thể mua nước muối sinh lý 0.9% có bán lại các nhà thuốc, cũng là nước muối sinh lý như trong lọ thuốc nhỏ mắt thông thường nhưng bán trong bình to nửa lít.

3. Tỏi
Tỏi có tính sát khuẩn nên có tác dụng giúp giảm viêm nhiễm, giảm sưng, giảm đau răng rất tốt. Lấy chừng 2-3 tép tỏi giả nát, đắp lên chân răng của trẻ hoặc vắt lấy nước nhỏ vào vị trí răng đau để giúp giảm đau cho trẻ (tỏi VN củ càng nhỏ càng có dược tính trị bệnh hay giảm đau tốt hơn). Với người lớn, dùng tỏi giả nát trộn thêm ít muối và đắp vào vùng răng hay nướu răng bị đau. Ngày đắp 2-3 lần sau nửa tiếng nhả ra súc miệng lại bằng nước muối.

4. Rau sam
Lấy rau Sam rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt để ngậm trong vòng 10p -15p, ngày ngậm 2 -3 lần, sau 1 – 2 ngày sẽ hết sưng đau.
Các cách này MẸ đang cho con bú và trẻ em trên 3 tuổi đều áp dụng được. Cách này với trẻ nhỏ hơn vẫn áp dụng tốt nếu con đã biết cách ngậm và giữ nước trong miệng. Nước rau sam nuốt vào không gây hại gì cả nhưng như vậy sẽ không có tác dụng giảm đau cho nứu hay răng sâu.
Giảm đau nhanh cho trẻ

– Trường hợp sâu răng gây viêm sưng, khiến trẻ đau nhức nhiều, hay sưng đỏ nứu răng, có thể cho con uống thuốc giảm đau có chứa paracetamol (chính là thuốc hạ sốt), với hàm lượng 10mg/1kg. Ví dụ trẻ 10kg uống gói 100mg.

– Dùng dung dịch chấm răng DENTOXIT. Chỉ định dùng cho các trường hợp: Viêm lợi kèm theo chảy máu, viêm quanh chân răng,  sâu răng. Cách dùng: Tẩm thuốc vào tăm bông, chấm nhẹ nhàng vào chỗ răng đau. Hoặc lấy 1 miếng bông nhỏ chấm thuốc đặt vào kẽ răng bị sâu, sau 10 phút rồi bỏ miếng bông ra, súc miệng bằng nước muối hoặc nước đun sôi để nguội. Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

 Phòng ngừa sâu răng cho trẻ  

Giai đoạn quan trọng nhất có thể gọi là tiền đề cho một hàm răng vĩnh viễn ở trẻ đó là giai đoạn mà trẻ còn cả răng sữa và răng vĩnh viễn cũng đã mọc lên.MẸ CẦN
– Rơ lưỡi, miệng và răng cho con ít nhất ngày 2 lần với trẻ dưới 1 tuổi. Sáng sớm khi ngủ dậy và tối trước khi ngủ (có bú đêm cũng rơ miệng mới ngủ.
– Chải răng miệng đúng cách với trẻ trên 1 tuổi hay có từ 10 chiếc răng trở lên.
– Chải răng ít nhất 2 lần một ngày và sử dụng chỉ tơ nha khoa mỗi ngày để loại bỏ mảng bám giữa các răng và dưới đường viền nướu. 
– Cần thay bàn chải mới cho trẻ 6 tháng 1 lần để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn khiến trẻ dễ bị viêm nhiễm nứu răng, chân răng, sâu răng.
– Cho con uống nước ngay sau các cữ ăn vặt. – Hạn chế cho trẻ ăn bánh, kẹo và nhiều đồ ngọt vào buổi tối, hướng dẫn ăn theo bữa.
– Nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần.

 
Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *