Sơ cứu trẻ trong những trường hợp khẩn cấp- cha mẹ nào cũng phải biết để cứu con

Trẻ bị nghẹn, hóc, bị bỏng, bị vật nhọn đâm, bị điện giật, bị đuối nước, bị ngộ độc thực phẩm… là những tai nạn trẻ có thể gặp bất kì lúc nào trong cuộc sống. Có không ít trường hợp cha mẹ không biết cách sơ cứu khiến cho tình trạng của con càng thêm nguy kịch. Nắm rõ những cách sơ cứu cho trẻ ngay tại nhà là điều kiện kiên quyết để bố mẹ có thể cứu con. 

1. Sơ cứu khi bé nghẹn, hóc

Khi bé bị nghẹn, cách người lớn xử lý ngay từ những phút đầu tiên là điều rất quan trọng, quyết định khả năng thoát khỏi nguy hiểm của bé.

Việc nên làm:
– Cách 1: Cha mẹ nên đặt bé nằm sấp trên đùi mình, đầu chúi về phía trước, thấp hơn phần thân, dùng tay chụm lại và vỗ nhẹ vào lưng bé. Với những bé lớn trên 3 tuổi, mẹ có thể yêu cầu bé đứng chúi đầu xuống đất, phần đầu thấp hơn ngực, rồi lấy tay vỗ vào giữa hai xương bả vai của con khoảng 5-7 cái với động tác dứt khoát.
 

 
– Cách sơ cứu thứ hai: Đặt bé nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra đằng sau, lưng dựa vào người cha mẹ, dùng hai ngón tay ấn vào khoảng giữa rốn và phần cuối xương sườn khi ấn phải chú ý ấn vào bên trong và hơi đưa lên trên, động tác phải dứt khoát, nhanh và mạnh. Với những bé lớn có thể nắm lại thành quả đấm (ngón cái nằm trong) rồi cũng ấn mạnh vào khoảng giữa rốn và phần cuối xương sườn của bé, hướng lên trên.

Lưu ý:
– Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được, nói được thì giữ nguyên thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra.
– Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới.
– Khi trẻ bị hóc dị vật, cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ. Điều này trong nhiều trường hợp sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước họng gây sưng tấy, trẻ càng khó thở hơn.

Cần áp dụng ngay sau khi bị phỏng dù là nặng hay nhẹ, càng phỏng nặng thì càng cần áp dụng các bước sơ cứu ngay rồi mới đưa đi cấp cứu sẽ giúp hạn chế mức độ trầm trọng và nguy hiểm hơn.

Bước 1: Làm nguội vết thương
Nước sẽ làm cho vết phỏng dịu lại ngay, làm giảm nhiệt vùng da bị phỏng giúp người bị phỏng giảm đau rát hơn rất nhiều. Nước giúp cho các tế bào da ít bị tổn thương hơn, vết thương nhẹ đi dễ điều trị và giảm khả năng để lại sẹo sau này.

Cách đổ nước: Mang trẻ đến ngay vòi nước gần nhất có thể, vặn vòi nước ngay lên vết phỏng khoảng 10p. Nếu không có vòi nước thì dùng ngay chai nước suối/ly nước đổ từ từ lên vết phỏng (đổ làm sao cho nước nó chảy qua vết phỏng càng lâu càng tốt từ 5 -10 p, chứ không phải là xối ào lên là xong). Nước càng mát lạnh càng tốt.

Phỏng càng nặng, càng cần giai đoạn xối nước lên vết phỏng lâu hơn (ít nhất 10p). Trường hợp bỏng chất lỏng (dầu ăn, nước sôi, axit), trước hết cần cởi bỏ quần áo nơi bị phỏng ra, rồi mới ngâm hay xối nước lạnh chỗ bị bỏng. Với trường hợp bỏng nặng, nếu quần áo bị dính vào vết thương, đừng cố gỡ ra, hãy rửa nước lạnh bên ngoài lớp vải mới đưa đi cấp cứu. Đây là bước rất quan trọng và cần thực hiện ngay sau khi bị phỏng trong vòng 5 – 10 phút. Để quá thời gian trên chừng nào thì hiệu quả trị phỏng sau này sẽ thấp hơn chừng ấy.

Bước 2: Dùng chai xịt làm dịu mát vết phỏng

Tốt nhất là sau khi đọc xong bài này, các mẹ ghi nhớ luôn việc nên mua để sẳn chai xịt phỏng PANTHENOL để sẵn trong nhà cho yên tâm. Khi bị phỏng thực hiện ngay “bước 1”, sau đó dùng chai xịt phỏng PANTHENOL xịt ngay vào vết phỏng, sẽ làm mát dịu vết thương sau đó, giúp kháng viêm và ngăn ngừa sự nhiễm trùng tại vết phỏng trong thời gian đưa bệnh nhân đến bệnh viện điều trị (hoặc trị tại nhà ở các bước sau).

Nếu gấp quá không có nước để xối lên trên vết phỏng, có thể bỏ qua bước 1 dùng chai xịt phỏng ấy để xịt ngay vào vết thương cũng có hiệu quả cao. Với người lớn cũng dùng rất tốt. Khi làm công việc bếp núc, chiên cá chiên thịt mà lỡ bị bắn dầu ăn lên tay, cho tay vào vòi nước chừng 3-5p, sau đó xịt ngay PANTHENOL lên vết phỏng sẽ giúp giảm đau nhanh hơn, giảm độ phỏng sâu và hạn chế mức độ phồng rộp tại các vết phỏng.

Nếu phỏng nặng độ 3, sau bước sơ cứu 1 và 2, cân đưa bệnh nhân đến ngay trung tâm y tế để được điều trị sau đó. nếu phỏng nhẹ độ 1, độ 2 có thể theo dõi tại nhà trong 24h, nếu không xảy ra vấn đề gì bất thường thì hoàn toàn có thể chăm sóc tại nhà. 

3. Sơ cứu bé bị điện giật
 
Trẻ con rất hiếu động và tò mò. Trong khi chơi đùa chúng rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm, quạt… Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật. Do đó bố mẹ cần tỉnh tảo và nắm rõ cách sơ cứu cho trẻ khi bị điện giật, tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.
 
Việc cần làm: 

– Trước hết cần phải bình tĩnh, đừng hốt hoảng và kêu mọi người xung quanh giúp đỡ.

– Ngắt ngay nguồn điện bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện. Nếu không với tới được công tắc, cầu dao điện thì phải đứng trên vật khô cách điện dùng cây, cán chổi, hay chiếc ghế đẩu đẩy tay, chân người bị nạn ra khỏi nguồn điện.

– Nếu trẻ còn tỉnh: an ủi trẻ để trẻ yên tâm. Nếu thấy trẻ bất tỉnh, cần kiểm tra nhịp thở, mạch đập và tiến hành cấp cứu thổi ngạt ấn tim khi có ngưng thở ngưng tim vì ngoài tổn thương bỏng điện tại chỗ, dòng điện còn có thể đi qua tim phổi gây ngừng tim ngừng thở. Khi thấy trẻ ngừng thở ngừng tim phải tiến hành hà hơi thổi ngạt – ép tim ngoài lồng ngực: làm ngay theo các bước sau, phải kiên trì, không được vận chuyển đi nơi khác khi trẻ chưa tỉnh.

+ Vỗ mạnh 3 – 5 cái vùng ngực. Đặt trẻ lên nền cứng (ván cứng, mặt đất), nới lỏng quần áo và các thứ chằng buộc trên người làm cản trở hô hấp.

+ Hà hơi thổi ngạt: Quỳ hoặc đứng bên trái ngang đầu trẻ. Bàn tay trái đặt sau gáy, nâng nhẹ cổ và banh miệng. Bàn tay phải đặt ở trán làm ngửa đầu, ngón cái và ngón trỏ bịt mũi nạn nhân.

+ Ngẩng đầu hít một hơi thật sâu, cúi đầu áp miệng của mình sát miệng nạn nhân sao cho không có kẽ hở đồng thời mắt nhìn ngực nạn nhân. Dùng sức hà hơi trong phổi mình vào miệng nạn nhân tới khi ngực nạn nhân nhô lên. Sau đó, ngẩng đầu lên hít sâu một hơi để hà tiếp theo. Thổi nhanh 5 lần liên tiếp.

Những lần sau, cứ hà hơi 1 lần lại ép tim 5 lần. Với trẻ nhỏ tránh thổi quá mạnh làm vỡ phổi.

– Đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Lưu ý:
– Với tai nạn này, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh để xử trí, nếu luống cuống có thể sẽ khiến cả bé và chính bản thân mình gặp nguy hiểm. Không được chạm trực tiếp vào người bé nếu bé vẫn còn trong nguồn điện.

 
4. Sơ cứu bé bị ngộ độc thực phẩm
 
Ngộ độc thực phẩm là bệnh mắc phải sau khi ăn những thức ăn có một trong những tác nhân như do vi sinh vật, hóa chất, hoặc các vật lạ như mảnh kim loại trong thức ăn. Thông thường ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc 1-2 ngày sau khi ăn.
Việc nên làm:
– Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, điều đầu tiên người lớn nên làm là kích thích để trẻ bị ngộ độc nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Pha một cốc nước muối loãng rồi cho trẻ bệnh uống, dùng tay đặt vào lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt.
– Đặt trẻ nằm ở tư thế nào trước khi gây nôn là rất quan trọng. Phải để trẻ nằm đầu thấp, đầu hơi nghiêng rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.
– Khi nôn, trẻ hay bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.
– Bổ sung oresol cho bé. Nôn mửa, đi ngoài nhiều khiến các bé mất nước và rối loạn chất điện giải, cơ thể mệt lả. Vì vậy cần bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Lưu ý:
– Trong trường hợp trẻ bị hôn mê tuyệt đối không tiến hành gây nôn vì như vậy sẽ rất dễ gây sặc thức ăn hoặc tắc thở.

Xem bài: Cách “giải độc” cấp tốc khi bị ngộ độc thực phẩm cho trẻ và cả người lớn

5. Sơ cứu bé khi bị vật sắc nhọn đâm
 

Những đồ vật, dụng cụ gia dụng hàng ngày như: dao, kéo, đinh,…rất có thể là “thủ phạm” gây ra tai nạn cho các bé.

Viêc nên làm:
– Trước tiên hãy rửa sạch và sát trùng vết thương cho bé bằng oxy già hoặc nước muối, và băng cố định dị vật tại chỗ bằng khăn xô đủ chặt để cầm máu.

 
– Nếu vết thương rất sâu và chảy nhiều máu, sau khi sơ cứu phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
– Khi các vật gây thương tích có dính bùn đất, hoặc gỉ sét có thể gây uốn ván và các nhiễm trùng nặng khác, nên đưa bé đi tiêm phòng.

Lưu ý:
– Khi thấy bé gặp phải tai nạn này, cha mẹ tuyệt đối không tìm mọi cách để lấy vật sắc nhọn đã cắm sâu ra khỏi vết thương.
– Nếu vết thương ở ngay mạch máu thì nên ấn vào đường đi của mạch máu ở phía trên vết thương, đồng thời băng ép đủ chặt để cầm máu.

 
6. Sơ cứu khi trẻ bị đuối nước

Theo bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương, đầu tiên cần tiếp cận bệnh nhân và đưa đến nơi an toàn, gọi người hỗ trợ.

Quan trọng nhất cần xem nạn nhân có tỉnh, có nhịp thở hay không. Người cấp cứu có thể hỏi cháu/anh/chị có bị sao không? Nếu không nhận được câu trả lời cần thực hiện mở thông đường thở.

– Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: Đặt nằm thẳng, trong đó cổ, ngực tạo thành đường thẳng. Mục đích để khí vào phổi dễ dàng.

– Trẻ hơn 2 tuổi: Giữ tư thế đầu ngửa ra sau một chút, mũi ngửa lên trên gọi là tư thế ngửi hoa. 

Hãy dùng cách nghe và cảm nhận xem nạn nhân còn thở hay không, cởi áo nạn nhân ra, áp vai vào má, mũi, miệng, mắt nhìn xuống ngực xem có sự di động ở lồng ngực. Nếu khoảng 10 giây mà không thấy hơi thở thì tiến hành hà hơi thổi ngạt.

Người cấp cứu cần bịt mũi, áp mũi của người cấp cứu vào trẻ và tiến hành hà hơi thổi ngạt 5 lần. Sau đó, chú ý kiểm tra mạch bệnh nhân, nếu khoảng 10 giây không có mạch thì tiến hành ép tim cho bệnh nhân. Chú ý vị trí ép tim là 1/2 dưới xương ức. 

Với trẻ nhỏ cần đặt tay lên vuông góc với ngực của bệnh nhân, hai tay áp lên ngực và ép tim. Khi ép tim cố gắng để độ di động của lồng ngực bằng 1/2-1/3 chiều dày lồng ngực. Chú ý vừa ép tim kết hợp hà hơi thổi ngạt. Sau khi ép tim và hà hơi thổi ngạt khoảng 1 phút cần xem xét có mạch hay không.

– Nếu có mạch trở lại thì đặt đầu nghiêng sang một bên đề phòng có nôn trớ ra ngoài.

– Nếu trẻ vẫn không thở và mạch thì tiếp tục thực hiện ép tim cùng hà hơi thổi ngạt đợi nhân viên y tế đến. 


Nắm rõ những cách sơ cứu cho trẻ ngay tại nhà là điều kiện kiên quyết để bố mẹ có thể giúp bé phần nào thoát khỏi những nguy hiểm. Do đó, để đảm bảo an toàn cho con thì bố mẹ hãy cố gắng trở thành một thầy thuốc giỏi ngay chính trong gia đình mình.