TẤT TẦN TẬT VỀ KIÊNG CỮ SAU SINH: cái nào đúng, cái nào phản khoa học?

P/s: Hướng dẫn đầy đủ các cách kiêng cữ đúng và chuẩn nhất, đặc biệt có cả “xông hơ đúng cách cho mẹ và bé sau sinh”, giúp trẻ ngừa bệnh, mẹ khỏe. 

Có nhiều quan niệm khác nhau về việc kiêng cữ sau sinh, tùy vào mỗi gia đình và vùng miền. Nhưng không phải quan niệm nào cũng đúng, các mẹ hãy đọc thật kỹ những thông tin dưới đây để biết cách kiêng cữ đúng cách cho lần sinh nở của mình nhé. Việc kiêng cữ đúng không chỉ giúp mẹ sau sinh nhanh phục hồi mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe của con nữa. 

Việc kiêng cữ đúng cách không chỉ giúp mẹ sau sinh nhanh phục hồi mà còn tốt cho sức khỏe của con 

 

I. NHỮNG QUAN NIỆM KIÊNG CỮ SAI LẦM

Có nhiều thói quen về kiêng cữ sau sinh được truyền từ đời này sang đời khác, đến nỗi mặc định là đúng, nhưng khi tư vấn bác sĩ mới thấy nó thực sự phản khoa học. Cụ thể như:

1. Sau sinh tuyệt đối không được đọc báo, xem tivi

Nhiều bà mẹ sau sinh muốn giải tỏa stress bằng cách đọc báo, xem tivi nhưng ngay lập tức họ bị mẹ chồng, hoặc những người lớn tuổi ngăn cản bởi sợ sản phụ suy giảm thị lực.

Thực tế, các mẹ sau sinh có thể đọc báo, xem tivi một chút để vừa cập nhật tin tức, vừa giải tỏa stress để tránh trầm cảm sau sinh. Nhưng tuyệt đối không nên lạm dụng các việc ấy, người bình thường xem nhiều tivi hay đọc báo lâu cũng bị nhức mỏi mắt chứ đừng nói đến các mẹ sau sinh. Cách tốt nhất là mẹ hãy dành thời gian để trò chuyện với chồng, với người thân trong gia đình, vừa có thể chia sẻ những vất vả trong việc chăm sóc bé, vừa có thể giúp tâm lý mẹ thoải mái hơn. 

2. Kiêng tắm gội cả tháng

Điều này hoàn toàn sai lầm và không có một cơ sở khoa học. Sau khi vượt cạn, người phụ nữ sẽ mất nhiều máu, mồ hôi khiến cơ thể mệt mỏi. Nếu kiêng tắm lâu, sản phụ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh. Thực ra sau sinh từ 3 đến 4 ngày, sản phụ hoàn toàn có thể tắm bằng nước ấm nhưng cần lưu ý thời gian tắm không được kéo dài mà nên tắm càng nhanh càng tốt.

Kiêng tắm gội quá lâu sau sinh sẽ khiến mẹ ngứa ngáy, viêm da và ảnh hưởng đến em bé. 

Kiêng tắm gội quá lâu sau sinh sẽ khiến mẹ ngứa ngáy, viêm da và ảnh hưởng đến em bé. 

3. Một tháng sau sinh mới được ăn nhạt

Đây là một quan niệm sai lầm trầm trọng về dinh dưỡng bởi việc không cho muối vào sẽ khiến sản phụ mất đi cảm giác ngon miệng, chán ăn. Từ đó dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú.

Trên thực tế, sau khi sinh, cơ thể phụ nữ bị mất rất nhiều nước. Trong vòng một tuần đầu, lượng nước tiểu và mồ hôi được bài tiết ra sẽ nhiều hơn bình thường. Bởi vậy ở giai đoạn này, cơ thể sản phụ cần phải được duy trì đủ nước và việc thêm muối vào thực phẩm khi chế biến là rất cần thiết.

4. Để những đồ vật quanh chỗ nằm em bé

Khi thấy bé quấy khóc, nhiều bà mẹ thường để một con dao dưới đuôi giường bé nằm. Ngoài ra còn cố kiếm một đoạn dây thừng cột trâu về cột quanh chân giường.

Bác sĩ khuyên các mẹ không nên để những vật nguy hiểm xung quanh nơi bé nằm. Dao là một vật có tính sát thương cao, để gần bé đương nhiên bất lợi. Còn dây cột trâu bò thì mất vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn, trong khi sức đề kháng của bé còn yếu, dễ bị nhiễm khuẩn.

5. Bó bụng quá chặt

Hy vọng mau lấy lại vòng eo săn chắc là mong muốn của chị em phụ nữ sau sinh. Một số sử dụng phương pháp bó bụng để mau đạt kết quả như mong muốn.

Tuy nhiên, bó bụng quá sớm, quá chặt ngay sau sinh có thể làm chèn ép mạch máu nuôi đến các cơ quan vùng bụng, làm ảnh hưởng xấu đến tiến trình lành sẹo tự nhiên đối với người sinh mổ.

Bên cạnh đó, sau sinh và chăm sóc con nhỏ vốn có nhiều áp lực, cộng với việc bó bụng chặt gây cản trở sinh hoạt làm cho tâm lý bà mẹ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

Vì thế, các bà mẹ hãy ăn uống điều độ, cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, tập thể dục nhẹ nhàng khi các vết may đã lành là chìa khóa giúp các bà mẹ lấy lại vóc dáng ban đầu.

Bó bụng quá chặt sau sinh gây ảnh hưởng xấu cho việc liền sẹo và tâm lý của sản phụ

II. VẬY KIÊNG CỮ ĐÚNG ĐẮN SAU SINH SAO CHO ĐÚNG?

Sau một cuộc sinh nở đầy khó khăn, người phụ nữ bị suy yếu cả về thể chất và tinh thần. Do bị mất máu nhiều khi vượt cạn và những mệt mỏi trong thời kỳ mang thai, ở sản phụ lúc này, chính khí suy giảm, tâm dịch hao tổn nên tà khí dễ xâm nhập. Việc kiêng cữ là rất cần thiết, song không nên kiêng cữ quá kỹ vì điều đó sẽ gây tác dụng ngược lại, lợi bất cập hại.

1. Kiêng lạnh sau khi sinh

Sau khi sinh, thận khí bị suy nhược nên sản phụ dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, không được đụng tới nước lạnh, không tắm nước lạnh, giặt quần áo hoặc uống đá lạnh. Tuy nhiên, nếu không đụng cả đến nước nóng, suốt tháng không lau mình như một số người thì lại không tốt. Cơ thể lâu không tắm rửa sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và qua mẹ sang con (như viêm miệng, tưa lưỡi, tiêu chảy).

Sản phụ cần dùng khăn nóng lau mình, xông hơi một chút cho ra mồ hôi rồi lau (không nên xông hơi nhiều). Nên dùng dầu khuynh diệp chà xát cho nóng người, giúp khí huyết vận hành tốt hơn (không dùng cồn bạc hà vì menthol trong loại cồn này bay hơi nhanh, tạo cảm giác lạnh).

Chườm và vệ sinh
Nên pha nước ấm với thuốc rửa âm hộ để vệ sinh hằng ngày, vừa chống nhiễm trùng vừa giúp khử mùi hôi.

Dùng chai nước nóng hoặc túi chườm nóng để chườm bụng, lưng và hai bên bẹn. Việc này có tác dụng chống đau lưng, mỏi gối, giúp cơ thể chóng hồi phục. Ngoài ra, chườm nóng giúp tuần hoàn tại chỗ tốt hơn, tăng sức đàn hồi của bắp thịt và da bụng, nhờ đó da bụng bớt nhăn, bụng sẽ nhỏ lại.

2. Vận động nhẹ nhàng

Theo quan niệm cũ, sản phụ phải nằm một chỗ, kiêng vận động. Tuy nhiên, nếu cơ thể không vận động, máu huyết sẽ không được lưu thông, ảnh hưởng đến sức khỏe, ăn kém ngon, cơ thể lâu hồi phục. Vì thế, hiện nay, người ta khuyên sản phụ nên đi lại, vận đông chút ít sau khi đẻ vài ngày để cơ thể được thoải mái, máu huyết lưu thông tốt hơn. Không nên vận động quá nhiều hay mang vác nặng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe vì các cơ ở bụng chưa co lại đến mức bình thường.

3. Ăn uống

Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ cung cấp nhiều chất bổ cho bào thai. Khi sinh, mẹ lại bị mất máu. Vì vậy, sản phụ cần ăn uống đủ chất để phục hồi sức khỏe. Nếu chỉ ăn cơm với nước mắm hoặc thịt nạc kho mặn theo tập quán cũ thì sẽ không đủ chất.

Sản phụ chỉ nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay; không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc. Tránh những thức ăn gây dị ứng, không ăn đá lạnh. Nên ăn mướp, thịt nạc, rau đậu, cà chua, chuối.

Không nên ăn chua dễ bị ê răng, són tiểu sau này

Ngoài ra, các sản phụ nên kiêng sinh hoạt tình dục một thời gian cho tử cung phục hồi. Nên tránh xúc động mạnh, sang chấn tinh thần vì các stress có thể gây nguy hại cho sức khỏe sản phụ, gây thiếu sữa.

Nên ăn uống đủ chất để phục hồi sức khỏe và cho con bú

4Không nên làm việc bằng mắt nhiều

Sản phụ làm việc bằng mắt nhiều trong mấy tháng đầu rất dễ bị yếu mắt và suy giảm thị lực nhanh chóng. Sử dụng nhiều điện thoại, laptop, máy tính bảng, xem tivi… nhiều cũng là điều tối kỵ ở những tháng đầu sau khi sinh. Nếu các mẹ không muốn sau này khi mới 40 tuổi mà mắt mờ, không nhìn thấy gì thì tốt nhất nên hạn chế mấy món đồ công nghệ ra một chút.

5. Không nên ngồi nhiều trong tháng đầu

Thực tế, rất nhiều sản phụ ngồi nhiều trong tháng đầu qua 1,2 năm sẽ thấy rõ hay bị đau thắt lưng hơn hẳn. Các mẹ nên nằm nghỉ ngơi, hay đi lại, vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi lâu một chỗ trong tháng đầu, sẽ hạn chế được tình trạng khổ sở vì đau thắt lưng, đau dây chằng; và sức khỏe cũng sẽ nhanh phục hồi hơn. 

6. XÔNG HƠ, KIÊNG CỮ GIÚP TRẺ NGỪA BỆNH, MẸ KHỎE 

Cách này cực kì hiệu quả, mẹ nào cũng nên làm và cần làm đúng cách, sẽ giúp mẹ nhanh phục hồi sức khỏe, con cũng khỏe hơn, sức đề kháng tốt hơn. 

a. Xông hơ cho trẻ đúng cách

Xông hơ cho trẻ trong 2 tháng đầu là rất cần thiết
Trẻ được xông hơ cẩn thận bao giờ cũng ít bị cảm ho sổ mũi, lạnh bụng hơn trẻ không được xông hơ gì. Xông hơ cho trẻ không hề “lỗi thời” hay “xưa như trái đất” đâu nha chị em. Rất cần thiết và quan trọng với trẻ trong 2 tháng đầu.

Xông hơ giữ ấm thân nhiệt cho trẻ
Cần xông hơ cho trẻ ở các nơi như: Ngực, lưng, bụng, mỏ ác (trên đỉnh đầu ngay phần thóp) và cả ở bên dưới 2 hòn (bé trai) bướm (bé gái)

Thực tế cho thấy những đứa trẻ được mẹ xông hơ cho trong 2 tháng đầu sẽ ít bị khò khè, đờm nhớt, sụt sịt, ít đi phân sống hơn là trẻ không được xông hơ. Nhất là với trẻ sinh thiếu tháng, trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai có đường hô hấp và hệ tiêu hóa luôn yếu hơn trẻ sinh đủ ngày đủ ký.

Do đã học qua đông dược nên mình rất tin vào việc xông hơ này. Như 2 nhóc ở nhà, thằng anh 12 tuổi và “đầu gấu” hơn 3 tuổi, cả 2 đứa đều sinh mổ, mẹ ở bệnh viện 5 ngày về tới nhà là hôm sau mẹ tự tắm cho con và xông hơ giữ ấm cho con rất kỹ không để ai làm thay. Mỗi ngày hơ cho con khoảng 10 phút ngay sau khi tắm, đến gần 2 tháng mới ngưng. Trong năm đầu hiếm hoi mới bị đi phân sống, có bị cũng chỉ uống cần BIOVITAL vài ngày là xong, không uống thêm bất cứ loại thuốc nào khác. Như nàng “đầu gấu” giờ hơn 3 tuổi chưa hề phải uống 1 viên kháng sinh nào (trộm vía con gái 🙂 🙂 )

Nói chi xa, so 2 đứa con với các đứa cháu ở nhà không được xông hơ cẩn thận trong năm đầu đều hay bệnh vặt hơn. Trẻ không được xông hơ ngay sau khi sinh rất hay bị các tình trạng đi phân sống, lạnh bụng khó tiêu sau khi bú gây nôn trớ, khò khè và sổ mũi rất thường xuyên.

Cách xông hơ giữ ấm cho trẻ như sau:
– Cho than vào nồi đất, quạt cho than cháy cho thật đỏ, để thỏi than không còn bốc khói lên mới mang vào phòng, dùng ít than nên không sợ độc.
– Cho tay lên miệng nồi đất chứa than, để một lúc cho lòng bàn tay ấm hẳn mà da con chịu được, thử vào bên má mẹ trước, thấy ấm nhiều là chuẩn. Sau đó đặt úp lòng bàn tay vào các nơi cần hơ, mỗi nơi chừng 30 cái rồi chuyển sang nơi khác.
– Chỉ hơ ấm cho con trong vòng 10p – 15p, than không còn bốc khói sẽ lo bị hơi than tụ lại trong phòng.

*** Mình thường dùng cái nồi đất kho cá, cho than đã cháy già lửa không còn khói để sẵn trước cửa phòng sẽ tắm cho con. Pha nước tắm xong mang nồi đất vào, tắm bé xong là có sẵn để xong hơ ngay.

Lưu ý: khi tắm bé xong dùng khăn ủ ấm cả người trẻ chỉ chừa khuôn mặt. Xông hơ phần đỉnh đầu trước sau đó mới hơ tới phần ngực và lưng, hơ phần nào kéo khăn quấn trẻ phần ấy ra chứ không để con “trần như nhộng” hơ hết các vị trí mới mặc đồ vào sẽ khiến trẻ bị nhiễm lạnh.

Cần hơ ấm cho trẻ ở các vị trí:
– Hơ bụng để giúp trẻ ít bị lạnh bụng
– Hơ ngực và lưng để giữ ấm phổi
– Hơ đỉnh đầu để ấm mỏ ác (thóp) đang còn rộng ở trẻ
– Hơ bướm bé gái là để nó khép lại cho đẹp 😀 
– Hơ 2 hòn bé trai thì cho săn chắc gọn đẹp 😀

Cả với phụ nữ cũng vậy, cần xông hơ và kiêng cữ ngay sau khi sinh sẽ giúp cơ thể mau hồi phục và phòng ngừa các bệnh xảy ra do thời kì hậu sản không chăm sóc cơ thể cẩn thận.

b. Cách xông hơ cho mẹ ngừa các bệnh hậu sản
Đừng nghĩ rằng cách xông hơ, kiêng cữ ở phụ nữ sau khi sinh là lạc hậu. Điều ấy thực sự rất cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe phụ nữ về lâu dài, kiêng cữ cẩn thận để sau 35 tuổi không hay bị ê ẩm mình mẩy, đau nhức xương khớp, đau lưng, …, khi trái gió trở trời, vào mùa lạnh.

Xông hơ toàn thân cho mẹ sau sinh
Được coi là là một liệu pháp giúp hồi phục thể trạng và thư giãn hiệu quả cho sản phụ. Hơi nước nóng kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài. Các loại lá thảo dược sẽ tác động trực tiếp đến niêm mạc mắt, mũi, tai, da, … Giúp giảm stress, kích thích thần kinh, giảm mệt mỏi, nhức đầu rất hiệu quả.

– Các loại lá nên dùng khi xông:
+ Xả chừng 5-6 cây (dùng cả cây lẫn lá, đập dập thân xả rồi cắt làm đôi)
+ Lá bưởi hay vỏ bưởi
+ Lá Chanh 1 nắm nhỏ
+ 1 mẩu gừng nhỏ chừng 1 lóng tay: đập dập
+ Ngải cứu 1 nắm nhỏ
+ Lá ổi
Các loại ấy xông hơ rất tốt, không có đủ dùng 4 loại như xả, gừng, lá chanh, ngải cứu hay vỏ bưởi/lá bưởi cũng tốt rồi nha.

Khi nào thì bắt đầu xông hơ?
Đối với sinh thường, sau khi sinh khoảng 3 ngày, chị em bắt đầu tiến hành xông hơ. Sau khi xông hơ, ngày hôm sau chị em có thể tiến hành tắm lần đầu tiên sau khi sinh. Tránh tư tưởng kiêng cữ không tắm bởi rất dễ khiến bạn bị nhiễm trùng, đặc biệt là vùng kín, gây ra viêm nhiễm, ngứa ngáy, mùi hôi và vùng kín khó se khít lại.
Đối với sinh mổ, sau khi sinh khoảng 7 ngày, khi vết mổ đã khô và cơ thể khỏe hơn thì có thể tiến hành xông hơ.

Cách xông hơ toàn thân cho mẹ
Cho các loại lá hoặc thảo dược đã rửa sạch vào nồi nướng và đun sôi trong vài phút. Đặt nồi nước vào nơi kín gió, lấy ghế ngồi cạnh nồi nước rồi trùm chăn kín người. Ban đầu chỉ hơi mở hé vung cho hơi nóng bay ra. Không nên mở toàn bộ vung ngay lập tức vì hơi nóng quá nhiều sẽ gây bỏng. Sau đó, mở dần vung ra cho đến khi mở được toàn bộ vung. Khi hơi nóng hạ nhiệt, người ra nhiều mồ hôi thì dừng lại, bỏ chăn ra, dùng khăn khô lau sạch người.”

Nên cách ngày xông 1 lần, tuần nên xông 3 lần trong 2 tháng đầu rất tốt cho sức khỏe phụ nữ về sau. Xông hơ xong sau 15-20p nước trong nồi xông còn nóng thì pha thêm tí nước lạnh vào cho còn ấm nhiều để tắm qua là xong. Hôm nào mệt mỏi không cần tắm, chỉ xông hơn tầm 15p cho xuất hết mồ hôi ra, cặn bã cũng theo ra luôn sau đó lau người sạch lại là đủ.

Xông hơ sau sinh giúp “vùng kín” se khít và khử mùi hôi
Xông hơ sau sinh bao gồm: xông hơ toàn thân và xông hơ vùng kín. Cả 2 phương pháp xông hơ này đều nên được áp dụng cho sản phụ sau sinh bởi những lợi ích tuyệt vời.
Ngoài ra, xông hơ vùng kín cũng mang đến những lợi ích vô cùng to lớn. Sau sinh, tử cung bắt đầu co bóp để đẩy sản dịch (huyết hôi) ra ngoài. Lúc này tử cung trở thành môi trường vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn trong đường sinh dục nữ phát triển, có thể xâm nhập vào cơ thể nguời phụ nữ. Việc xông hơ vùng kín, sẽ giúp các vết thương mau lành hơn, sát khuẩn, vệ sinh vùng âm đạo, chống sưng viêm, thúc đẩy quá trình hồi phục âm đạo, giúp âm đạo se khít trở lại và khử mùi hôi.

Xông hơ vùng kín sau khi sinh
Về xong hơi vùng kín, cả 2 lần mình áp dụng thấy rất hiệu quả, nhất là giúp cho sản dịch ra nhanh hết sớm bụng nhẹ hẳn ra. Nên xông hơ vùng kín với than trong tháng đầu kết hợp với xông hơ toàn thân.

Cách xông hơ với than như sau:
Tìm 1 cái ghế nhựa cao, xong khoét thủng 1 lỗ tròn chừng có đường kính chừng 12-15cm. Khi xông vùng kín cho cái chậu than nhỏ ấy vào lọt trong lòng ghế rồi ngồi bỏ cả quần chíp ra ngồi lên ghế để ẻm ấy 🙂 tiếp xúc với hơn nóng của than, “cửa mình” sẽ nóng dần lên xông chừng vài ngày là thấy bụng nhẹ hẳn. Quanh chậu than nên lót khăn hoặc vải dày, chọn chậu nhỏ để không ảnh hưởng gây nóng chảy các chân ghế nhựa.

Trong lúc xông hơ sản dịch có chảy ra càng tốt. Xông hơn than cho “cửa mình” chừng vài ngày chị em sẽ thấy nhẹ bụng hẳn, giảm đau ở các cơn co thắt tử cung sau khi sinh. Giúp âm đạo và tử cung thu nhỏ lại nhanh hơn.

Lưu ý khi xông hơ:
– Phải xông hơ ở nơi kín gió
– Lựa chọn bộ đồ thật rộng và thoáng, tốt nhất không mặc đồ lót để cơ thể dễ thoát mồ hôi.
– Mỗi lần chỉ xông từ khoảng 10 – 15 phút, khi nước xông hạ nhiệt thì nên dừng ngay để tránh nhiễm lạnh.
– Sau khi xông hơ, cần uống một cốc nước đầy để tránh tình trạng mất nước.
– Trong 2 tháng đầu sau khi sinh chị em không nên tắm lâu kỳ cọ nhiều như bình thường sẽ dễ nhiễm lạnh vừa có nguy cơ gây giãn lỗ chân lông, sẽ bị giãn tĩnh mạch nổi gân xanh sau 40 tuổi.

Xem thêm: “Ưu đãi trọn thai kỳ và mẹ cho con bú. Mẹ khỏe con đủ chất” TẠI ĐÂY