TIN MỚI: Sẽ tiêm phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi thay vì 9 tháng

Theo lịch trẻ được tiêm mũi sởi đầu tiên lúc 9 tháng tuổi nhưng vài năm gần đây có tình trạng nhiều trẻ mắc sởi trước độ tuổi tiêm chủng (6 – 9 tháng tuổi). Bộ Y tế đã chỉ đạo nghiên cứu tiêm vắc xin sởi sớm hơn, từ 6 tháng tuổi cho trẻ em.

Đến thời điểm này số ca mắc sởi đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái với gần 90 trường hợp. Đáng lưu ý, qua điều tra dịch tễ, trong số các trường hợp mắc sởi có 54 ca mắc (chiếm 38,3%) ở độ tuổi dưới 9 tháng tuổi. Năm 2017 cũng có 1 bé dưới 9 tháng tuổi đã tử vong do sởi trong khi chưa đến tuổi tiêm phòng. Điều này đã gây ra tình trạng hoang mang, không chỉ với các bậc cha mẹ, mà còn cho cả cộng đồng. Và bộ Y tế đã chỉ đạo tiêm vắc xin sởi sớm hơn, từ lúc 6 tháng tuổi – để giảm thiểu khả năng mắc sởi và những biến chứng nặng nề của bệnh sởi với những em bé chưa đến tuổi tiêm phòng.

Gia tăng số trường hợp sởi với biến chứng nặng

Khoa Truyền nhiễm (BV Nhi TW) từ đầu năm 2018 đến nay đã tiếp nhận 44 bệnh nhân nhập viện điều trị sởi, trong đó, bệnh nhi nhỏ tuổi nhất mới được 2 tháng, số còn lại từ 3 đến 5 tuổi, trong đó, ghi nhận 1 ca tử vong do sởi là bé trai N.K. (sinh năm 2014, ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên).

Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, số ca mắc sởi đang gia tăng trên địa bàn Hà Nội. Từ đầu năm 2018 đến ngày 19/3, Hà Nội có 38 trường hợp mắc bệnh sởi, riêng trong tuần từ ngày 12/3-18/3 tại Hà Nội có 10 trường hợp mắc.

Cảnh báo: Nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi đã dính sởi - Ảnh 1.

Nhiều trẻ bị mắc sởi do sự chủ quan của người lớn nên đã có những biến chứng nguy hiểm

Ngoài ra, chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm nay, bệnh viện tiếp nhận gần 1.000 ca mắc cúm vào điều trị nội trú. BS Đỗ Thị Thúy Nga (Khoa Truyền nhiễm – BV Nhi TW) cảnh báo, người dân vẫn cho rằng bệnh ho gà, thủy đậu, cúm hay sởi là các căn bệnh thông thường, lành tính nên chủ quan.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy biến chứng viêm não, biến chứng vào nội tạng là điều có thể xảy ra.

Không chỉ những bệnh nhân có nền thể trạng không tốt, bất thường, mà những người có tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh cũng có thể gặp biến chứng với diễn tiến bất ngờ.

Miễn dịch chủ động của người lớn trong cộng đồng giảm

Về tình hình dịch sởi, PGS. TS Trần Như Dương- Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, phân tích cho thấy đến thời điểm này, số ca mắc sởi tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái với gần 90 trường hợp (trong năm 2017, cả nước chỉ ghi nhận 141 trường hợp mắc sởi, chủ yếu tại miền Bắc).

Đáng lưu ý, qua điều tra dịch tễ, trong số các trường hợp mắc sởi có 54 ca mắc (chiếm 38,3%) ở độ tuổi dưới 9 tháng tuổi. Trong đó 54 trẻ chưa đến độ tuổi tiêm chủng, 55 bé không tiêm chủng, 22 trường hợp không rõ tiền sử tiêm chủng.

Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cũng bày tỏ lo ngại khi dịch sởi có thể bùng phát trong năm nay, đặc biệt với trẻ dưới 15 tuổi và dưới 9 tháng tuổi.

Hơn nữa, theo quy luật cứ 4 năm dịch sởi sẽ quay lại một lần, tại miền Bắc đã xảy ra dịch lớn năm 2013-2014 với hơn 5.000 ca mắc và trên 100 trẻ tử vong, trong khi đó tỷ lệ tiêm chủng tại nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa, dân tộc ít người và các khu công nghiệp còn thấp nên nguy cơ dịch bùng phát rất lớn.

Cùng với đó, bệnh sởi lây truyền rất mạnh, miễn dịch chủ động của bà mẹ truyền cho trẻ sơ sinh để bảo vệ trong những tháng đầu đời rất thấp…

PGS-TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, tại khu vực phía Nam cũng ghi nhận số trẻ mắc bệnh dưới độ tuổi tiêm chủng (vắc xin sởi và ho gà) có xu hướng gia tăng do miễn dịch cộng đồng giảm.

Một trong những nguyên nhân do tỉ lệ cộng đồng có miễn dịch với căn bệnh này còn chưa cao nên nguồn lây bệnh cho trẻ có thể từ chính ông bà, bố mẹ là những người tiếp xúc hàng ngày với trẻ.

“Ở người lớn nếu mắc bệnh biểu hiện có thể không rõ ràng nhưng được biệt với trẻ sinh, nhất là trẻ dưới 2 tháng tuổi biến chứng rất cao. Do đó việc bao phủ đối tượng tiêm chủng là vô cùng quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh có thể dự phòng bằng vắc-xin”- Viện trưởng Phan Trọng Lân nói

Cơ quan chuyên môn dự báo thời tiết mùa Hè năm 2018 tiếp tục diễn biến bất thường, nóng ẩm, mưa nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh như sởi, ho gà, tay chân miệng, viêm não Nhật Bản… bùng phát.

Sẽ điều chỉnh tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Cảnh báo: Nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi đã dính sởi - Ảnh 2.

Việc tiêm vắc xin được coi là “hàng rào” bảo vệ trẻ trước dịch bệnh

Trước nguy cơ dịch sởi có chiều hướng gia tăng, tại hội nghị phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và dịch bệnh mùa hè năm 2018 mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chỉ rõ, thực tế miễn dịch sởi ở trẻ em thì tốt, nhưng miễn dịch của người lớn không có.

Việt Nam bắt đầu triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1985, tỷ lệ tiêm chủng tăng dần hàng năm ở trẻ em vì thế có một lượng lớn người lớn không có miễn dịch.

Điều này lý giải vì sao nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin cũng mắc sởi là do không có miễn dịch từ mẹ truyền cho.

Do đó, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị chức năng của Bộ Y tế đánh giá xem lại miễn dịch của cộng đồng với bệnh sởi, đưa ra khuyến cáo tiêm vắc xin cho người lớn, nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Đặc biệt, Bộ Y tế đang hoàn tất những bước thử nghiệm cuối cùng, để đẩy sớm tuổi tiêm vắc xin ở trẻ em từ 9 tháng lên 6 tháng. “Sắp tới ngành y tế có thể sẽ tổ chức tiêm vắc xin sởi cho trẻ ngay từ khi 6 tháng tuổi thay vì 9 tháng như hiện nay- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.

Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sởi

Trẻ nhiễm bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng sau:

– Sốt cao > 39°C.

– Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, có hạt Koplik trong miệng.

– Chảy nước mắt, mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.

– Ban mọc theo thứ tự, bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ. Ngày thứ 2: Ngực lưng cánh tay. Ngày thứ 3: Bụng, mông, đùi, chân. Khi ban mọc tới chân, hết sốt và ban bắt đầu bay.

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau:

– Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C.

– Khó thở, thở nhanh.

– Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ…

– Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.

Cách phòng ngừa bệnh sởi:

  • Chủ động đưa trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi chưa  tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi hoặc trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi tiêm vắc xin Sởi –Rubella đầy đủ và đúng lịch.
  •  Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ. 
  • Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
  • Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
  • Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và điều trị đúng cách cho trẻ.

TĂNG CƯỜNG ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ PHÒNG BỆNH VÀ GIÚP BÉ NHANH KHỎI BỆNH, PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ là cách phòng bệnh tốt nhất, trẻ nào mắc bệnh rồi mà đề kháng tốt cũng sẽ nhanh hết bệnh và ít bị biến chứng hơn.

Trẻ có đề kháng tốt khả năng nhiễm virus sởi nói riêng và các vi khuẩn, virus gây bệnh nói chung chắc chắn sẽ ít hơn so với trẻ đề kháng kém. Việc quan trọng nhất cha mẹ cần làm cho con khi đang có dịch bệnh, hoặc có khả năng lây nhiễm cao khi trẻ xung quanh mắc bệnh – chính là tăng cường đề kháng cho con. 
Còn với trẻ đã mắc sởi, cha mẹ cần hiểu rõ: bệnh sởi và các bệnh do virus có thể tự khỏi. Tất cả các loại dịch bệnh do lây nhiễm virus đều không có thuốc trị. Khi đã bị lây nhiễm mà mắc bệnh, việc quan trọng cần làm cho trẻ song song với quá trình chăm sóc và trị bệnh là tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để giúp trẻ giảm mệt mỏi, ít bị mất sức, không bỏ ăn bỏ bú, mau hết và ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Nhất là với trẻ dưới 3 tuổi, sức đề kháng còn non nớt, hệ miễn dịch chưa thể hoàn thiện rất dễ có chuyển biến xấu khi trẻ mắc các bệnh do virus, bệnh đường hô hấp.

Cách tăng cường sức đề kháng nhanh nhất cho trẻ khi ốm
– Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Tích cực cho trẻ bú mẹ càng nhiều cữ càng tốt, trẻ đang bệnh mệt mỏi không bú được nhiều, mẹ nên vắt bớt lớp sữa đầu (lớp sữa loãng) chừng 20-30ml để cho con bú được ngay lớp sữa thứ 2 sẽ đặc hơn với nguồn dưỡng chất, kháng thể cung cấp cho trẻ từ sữa mẹ chủ yếu tập trung ở lớp sữa này.

– Cho trẻ uống ngay ColosMAX Q10 để tăng nhanh sức đề kháng và miễn dịch tốt hơn với virus gây bệnh. Giúp trẻ mau hết bệnh, ngăn ngừa biến chứng và nhanh hồi phục sức khỏe.

Tại sao trẻ bệnh gì cũng nên uống ColosMAX Q10?

Nhiều mẹ hỏi tại sao trẻ bệnh gì cũng có thể uống ColosMAX Q10? Đau mắt đỏ, bị tay chân miệng, sởi, viêm phế quản, viêm họng, viêm da, … cũng nên uống loại ấy để giúp trẻ nhanh hết bệnh?

Vì sản phẩm bổ sung dinh dưỡng Sữa non ColosMAX Q10 có tác dụng được Bộ Y Tế cấp chứng nhận “giúp tăng cường sức đề kháng và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể…”
Với trẻ hay cả người lớn cũng vậy! Khi bệnh là lúc cơ thể cần bổ sung đề kháng và dinh dưỡng nhất. Trẻ đang bệnh muốn nhanh hết thì cách tăng cường súc đề kháng cho con là nên làm nhất.

ColosMax Q10 là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng không phải thực phẩm chức năng, không phải thuốc, có thể cho trẻ dùng thường xuyên mỗi ngày để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

ColosMAX Q10 – Hiệu quả đã được chứng minh lâm sàng tại Viện dinh dưỡng Trung Ương. Với kết luận ghi rõ:

– Trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng nhẹ cân, hay bị viêm đường hô hấp trên, biếng ăn, táo bón, đi ngoài phân sống có thể dùng sản phẩm Colosmax Q10 để cải thiện tình trạng dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng.

– Trẻ sử dụng Colosmax Q10 cải thiện cân nặng và chiều theo độ tuổi rõ rệt, ngủ ngon hơn, cải thiện tình trạng biếng ăn, tiêu chảy, táo bón, đi phân sống so với nhóm trẻ không uống Colosmax Q10

– Và 100% bà mẹ thấy sản phẩm dễ sử dụng, trẻ thích uống và các bà mẹ tự nhận thấy sản phẩm tốt cho sức khỏe của trẻ”

Xem chi tiết các chứng minh lâm sàng TẠI ĐÂY

Xem thêm: Phân biệt sởi và sốt phát ban ở trẻ – Cách chăm sóc giúp trẻ nhanh hết và phòng ngừa biến chứng xảy ra

Banner-Favim
Banner-BioVital

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:

– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
– 3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
– Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
– Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.

– Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.