Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống nước hoa quả

Khuyến cáo mới từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) “Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không được dùng bất kì một loại nước ép trái cây nào” việc cố tình cho trẻ độ tuổi này sử dụng nước ép trái cây sẽ làm giảm lượng sữa mẹ hay sữa bột mà trẻ tiêu thụ được.

Nhiều bà mẹ thích cho con uống nước ép hơn là ăn trái cây trực tiếp vì nghĩ là uống nước ép sẽ có vị thơm ngon và dễ tiêu hơn. Trước đây, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên khi trẻ trên 6 tháng tuổi đã có thể uống nước ép hoa quả bên cạnh việc uống sữa và chế độ ăn dặm.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo mới từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) về độ tuổi trẻ có thể dùng nước ép hoa quả. Theo đó đã có sự điều chỉnh mới về tháng tuổi ở trẻ đăng trên CBS News đó là:

Với trẻ dưới 1 tuổi

Sữa mẹ hoặc sữa bột là nguồn thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng duy nhất cho trẻ sơ sinh cho đến 6 tháng tuổi.  Các nhà nghiên cứu nói rằng: “Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không được dùng bất kì một loại nước ép trái cây nào” và việc cố tình cho trẻ độ tuổi này sử dụng nước ép trái cây sẽ làm giảm lượng sữa mẹ hay sữa bột mà trẻ tiêu thụ được, từ đó giảm các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ bao gồm protein, chất béo, chất sắt.

nuoc-qua-1495502987278
Đặc biệt, nếu cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng nhiều nước ép hoa quả còn có thể làm chậm quá trình phát triển tự nhiên trong cơ thể. Thời điểm trên 6 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu tiêu thụ trái cây mềm nhưng không phải là nước ép trái cây. Nên cho trẻ ăn trực tiếp trái cây được nghiền nhuyễn thay vì cho uống nước ép.

Kết quả này dựa trên cuộc nghiên cứu về ảnh hưởng của nước ép trái cây với trẻ trong suốt 16 năm.

Có mẹ còn cho con uống nước hoa quả sau khi trẻ vừa uống sữa mà không biết rằng trong hoa quả dù với quả ngọt cũng có tính axit, khi kết hợp với thành phần casein có trong sữa sẻ xảy ra hiện tượng kết tủa, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa ở trẻ. Nhiều mẹ chứ nghe chổ này một câu, trang nọ một câu, sau năm ba ngày gom lại thành ra cho con mình ăn nào là sữa chua, váng sữa, phô mai, trái cây, nước hoa quả, sinh tố, … sau 1-2 tuần áp dụng khiến con biếng ăn bỏ bú, đứng cân mà vẫn không biết tại sao?

Hoa quả cung cấp cho trẻ nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước ép hoa quả, chỉ nên cho trẻ ăn trực tiếp hoa quả và cần chọn lựa trái cây phù hợp với độ tuổi của bé.

Các loại hoa quả không nên cho trẻ ăn thường xuyên, không nên ăn nhiều sẽ không tốt cho bé. Có thể gây ra dị ứng và nhiều biến rủi ro khác.

Banner-Favim
Banner-BioVital

8 loại hoa quả không nên cho trẻ ăn – uống thường xuyên

1. Quả Dứa (Thơm)

Dứa rất giàu dinh dưỡng, chứa đường fructose và glucose tự nhiên, các vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, hệ tiêu hóa và răng miệng. Tuy nhiên, chất bromelain trong quả dứa có các enzym tiêu hóa có tác dụng phân hủy các protein không thích hợp với lớp niêm mạc ở khoang miệng và dạ dày còn non nớt của trẻ. Khi dùng thường xuyên sẽ gây ra cảm giác đau rát miệng, kích thích lớp niêm mạc dạ tăng tiết acid không tốt cho bé.

Để làm giảm kích ứng ở trẻ, cần gọt sạch mắt dứa và ngâm dứa với nước muối loãng khoảng 20 phút trước khi cho bé ăn.

2. Quả Mơ

Cũng như quả dứa, trong quả mơ có chứa nhiều axit gây khó chịu cho dạ dày, ngoài ra mơ là loại quả nóng, cho trẻ ăn thường có thể gây nhiệt miệng và táo bón.

3
3. Quả Vải

Vải rất ngọt do chứa nhiều đường fructose, vitamin C, axit citric, … Tuy nhiên, hàm lượng đường lớn trong quả vải có thể gây tăng tiết axit dạ dày, gây ợ hơi trào ngược ở trẻ. Vải còn là loại quả rất nóng, trẻ dù trên 1 tuổi cũng chỉ nên ăn 1 vài quả và không nên ăn mỗi ngày có thể gây táo bón cho bé.


4. Quả Dâu tằm

Dâu tằm là loại quả đậm màu chứa nhiều vitamin, acid amin, photpho, sắt, kẽm, … rất tốt cho sức khỏe. Nhưng trong dâu tằm cũng chứa hợp chất gây ức chế trypsin, ức chế các enzyme tiêu hóa tại ruột và có hại cho đại tràng. Trẻ ăn nhiều dâu tằm sẽ gây các triệu chứng khô môi, đau bụng, tiêu chảy, mất nước, …, là loại quả cần tránh cho trẻ.

5. Quả Xoài

Xoài có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều protein, đường, vitamin C, acid amin, carotene (tiền vitamin A) tốt cho sự phát triển thị giác của bé.

8Tuy nhiên, quả xoài còn chứa cả monohydroxybenzene và axit aldehyde, có khả năng gây kích ứng da. Da trẻ rất mỏng, dễ bị dị ứng nên nếu tiếp xúc trực tiếp với xoài có thể bị nổi mẩn, sưng ngứa. Nên hạn chế cho trẻ dưới 1 tuổi ăn xoài chín thường xuyên.

6. Quả Dưa hấu

Dưa hấu có vị ngọt thanh mát, chứa rất nhiều nước là loại quả rất được chị em phụ nữ ưu thích và chọn để giải nhiệt trong mùa hè. Nhưng dưa hấu có tính hàn, nếu cho trẻ ăn thường xuyên, ăn nhiều có thể khiến bé bị đầy bụng, tiêu chảy, chán ăn. Nhất là với trẻ hay bị nhiệt miệng, đang bị nhiệt miệng càng không nên ăn vì có thể viêm loét nặng hơn.


7. Quả Nhãn

Nhãn giàu vitamin và chất khoáng, chứa nhiều protein, chất béo, đường, … tốt cho trẻ. Tuy nhiên hãy để trẻ trên 1 tuổi hãy tập cho bé ăn nhãn, do quả nhãn có hàm lượng đường rất cao và là loại quả gây nóng, trẻ còn bé khi ăn nhãn, ăn nhiều dễ bị tăng đường huyết và bị mụn nhọt, nhiệt miệng. Khi cho trẻ ăn, mỗi lần chỉ nên ăn 3-4 quả. Khi trẻ đang bị nổi sảy, nhiệt miệng, mụn nhọt, tuyệt đối không nên cho bé ăn nhãn lúc ấy.

10
8. Quả Cam

Trong quả cam chứa rất nhiều vitamin C có tác dụng kích thích hệ thần kinh, khiến cơ thể tỉnh táo, không nên cho bé uống nước cam vào buổi tối sẽ khiến bé khó ngủ. Không cho trẻ uống lúc bụng đói sẽ gây hại dạ dày. Cũng không nên cho trẻ uống nước cam sau khi uống sữa (trong vòng 1 tiếng) vì cam còn chứa nhiều axit lactic tính acid sẽ gây kết tủa sữa khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu, trào ngược dạ dày. Với bưởi và các quả chua khác cũng vậy.

11

Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
Bí quyết vàng giúp trị cảm ho, sổ mũi cho trẻ hết hẳn tại nhà
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *