Chia sẻ 3 tình huống dạy trẻ từ 2-4 tuổi: Trẻ hay khóc, hay ăn vạ, hay lấy đồ của bạn phải làm sao?

Tình huống 1: Trẻ khóc nằng nặc ăn vạ

Mẹ “Gà Kon Thích Ngủ” hỏi:

“Em có bé trai chuẩn bị học lớp 4 tuổi. Bé rất là hiếu động và rất mê siêu nhân Cứ mỗi lần bé đang xem siêu nhân qua tivi hoặc điện thoại mà mình tìm cách không cho xem nữa là bé nổi khùng la hét, gào khóc giống như không kiểm soát được. Đòi xem bằng được như vậy thì bé mới chịu ăn cơm. Không cho xem thì y như rằng không ăn. Có mẹ nào có cao kiến giúp em không ạ?”

Góp ý của trang với tình huống này: 

Tình huống này không có gì khó khăn hết nha 😀  

Vấn đề không phải trẻ ăn vạ nổi khùng lên không kiểm soát được, mà đó là “một hình thức, một cách làm tới khi biết làm như vậy sẽ được thỏa hiệp”. Để trị cách này rất dễ, khi con khóc như vậy vẫn cương quyết tắt máy và nghiêm mặt bảo không được xem nữa. Nếu trẻ khóc mẹ cứ bỏ đi chổ khác luôn và nhắc nhở những người lớn khác trong nhà tuyệt đối không thỏa hiệp, không nhìn trẻ cứ bỏ mặc tảng lờ không thấy, trẻ muốn khóc cứ để khóc cho đã chừng 10 phút mà thấy không ai quan tâm đến bảo đảm sẽ nín, 3-4 lần vậy là bỏ được tật ấy. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ. Sau khi trẻ tự nín mẹ cần đến giải thích với con lần sau như vậy mẹ sẽ phạt đánh 3 cây hay úp mặt vào tường, lần sau trẻ tái phạm mẹ nhất định sẽ phạt như mẹ nói, vài lần là sợ. Chỉ sợ mẹ nói được mà không dám làm 🙂 làm không tới thôi.

Tình huống 2: Trẻ hay lấy đồ của bạn phải làm sao?

Mẹ “Bengocxit Ngo” hỏi là: 

Bé nhà mình hơn 2 tuổi. Sang nhà bạn thấy gì là lấy chạy thật nhanh về nhà. Bé nhà người ta sang đòi là khóc như của mình. Bố mẹ giải thích vui vẻ mang sang trả. Nhưng cứ hễ đi chơi, thích cái gì của bạn là cầm một mạch chạy về nhà. E đau đầu vụ này quá.

Góp ý của trang với tình huống này: 

Tình huống này nếu mẹ không “trị” dứt điểm “thói quen” này ở con lâu ngày sẽ trở thành “tật xấu thích lấy đồ người khác để xài một cách vô tư khiến rất nhiều người ghét”. Mình đính chính rõ là nói “tật thích lấy đồ người khác để xài” chứ không phải “lấy cắp đồ” nha.

Như mẹ nói, con hiểu được sự giải thích của bố mẹ và chịu mang đồ về trả cho thấy con hiểu sự việc và có phản ứng hợp lý, biết nghe lời. Vấn đề là bố mẹ chưa có biện pháp cứng rắn hơn cần có với con ở tình huống này. Câu hỏi đơn giản là: tại sao mẹ hay bố không phạt con nghiêm khắc hơn khi con tái phạm lần 2, lần 3, để con sợ không dám mang đồ về nữa? Sao không hỏi con tay nào là tay con cầm đồ của bạn về nhà khi bạn chưa đồng ý rồi khẽ tay con thật mạnh. Sau đó bố mẹ cùng con sang nhà bạn trả và nói với con là lần sau còn như vậy nữa sẽ bị khẽ tay mạnh hơn, đau hơn và không cho sang nhà bạn chơi nữa. Nhất quyết áp dụng hình thức phạt trẻ, như mẹ đã nói thì với trẻ trên 2 tuổi đều có thể hiểu được. Dù có không nhớ thì trẻ vẫn sợ và điều ấy nó sẽ “nằm trong ý thức” của trẻ, khi đến sự việc ấy trẻ sẽ có tiềm thức không dám lặp lại khi đã bị phạt thích đáng vài lần.

Tình huống 3: Trẻ hay nhõng nhẽo, khóc nhè phải làm sao? 

Một mẹ hỏi:

Con trai em gần 3 tuổi. Bé ngoan ngoãn nhưng mà rất chi là nhõng nhẽo đụng tí là khóc. Em rất đau đầu vụ này. Em đã cố tìm nhiều phương pháp nhưng dường như bé chỉ ít khóc nhè khi ở với em thôi, còn với người khác thì khóc rất to. Thêm nữa bé không vừa ý cái gì là hờn, khóc, đuổi đánh người đó, không cho lại gần mình. Nhà mình ai có bí kíp gì để trị con nhõng nhẽo, khóc nhè không chỉ em với. Cháu bé là con một ạ!

Góp ý của trang với tình huống này: 

Đây là tình huống cưng con cháu quá mức mới khiến trẻ như vậy nha. Đọc tới đoạn “Cháu bé là con một” là đủ hiểu  😉 

Có là con một cũng vậy, nếu được dạy dỗ cho từng tình huống thế nào không ai nuông chiều quá mức thì không thể dám kiểu không làm gì vừa ý là đuổi đánh được. Nói thẳng là mình nghĩ trong bụng vầy “nó đánh, đánh lại một trận cho đau điếng đố lần sau có dám nữa không thì biết? nuông chiều quá sau này ra đường cứ không thích ai không vừa ý gì là phản ứng tiêu cực có mà bị … chúng đánh cho, mất tiền mất việc”.

Nên con cưng là con hư, đừng vì chủ nghĩa thương con vô tội vạ mà làm hỏng con mình từ bé rất tội cho nó. Như trường hợp này cho thấy bé bình thường vẫn ngoan ngoãn, còn tính nhõng nhẽo hay khóc hay đòi hoặc đánh ai khi không vừa ý là “thói quen xấu” do chính người lớn tập cho trẻ được nước làm tới. Muốn bỏ tật ấy rất dễ dàng 🙂 , chỉ cần bố mẹ người lớn trong nhà xử ngay một tuần là xong. Phạt úp mặt vào tường, khẽ cái tay dám đánh người khác, khóc thì bỏ mặc luôn, bảo khóc to lên, to nữa đi, cho đứng đó tự khóc không quan tâm, không dỗ dành, đảm bảo 2 tuần là chán.  🙂 

Như một mẹ đã hỏi 
“Tít nhà em 28 tháng cực lỳ, càng nói càng cố tình làm trái ý mẹ. Mẹ điên tiết quá cầm roi thì nàng ấy chạy đi và nhổ nước bọt quay lại. Các mẹ giúp em với”

Đọc tới đây mình tự cười tự nói “trời gặp mình, nhổ thử một nhát, mẹ quật cho một trận ra hồn là tởn tới già đố mà dám lần 2”  🙂  Mới bé đã để con lờn mặt bố mẹ cỡ ấy, cũng không xử lý ngay làm sao có thể dạy con nên người về sau được?

Trước khi chia sẻ quan điểm về các tình huống khác ở bài kế tiếp. Mình có nhận xét chung là: các tình huống ở trẻ mà các mẹ vào than thở là nan giải thật tế thì chẳng nan giải hay khó xử tí nào hết  🙂 

Chính vì cái “tật xấu” yêu chiều con, xem con là số 1, con ăn vạ là sợ lấy gì mà trẻ không làm tới cho được. Rất nhiều tình huống mình đọc xong nói trong bụng luôn là “cái này con hư tại mẹ còn than thở cái gì?” Gặp mẹ đầu gấu là … toi đời  🙂  xử 2-3 lần đố có dám nữa không thì biết?

Lì cỡ nào cũng xử được đơn giản vì cái gan của trẻ không thể to như người lớn, bản tính trẻ con là “biết nhìn mặt bố mẹ xem phản ứng đến mức nào để làm tới”. Bố mẹ cứ đanh thật đanh, nghiêm khắc mà phạt vài lần hay bỏ mặc hẳn cả ngày, bố mẹ ông bà không thèm đếm xỉa đến thử coi có sợ không cho biết (trẻ con rất sợ bị bỏ rơi) 

Tóm lại tất cả là do phản ứng của người lớn, cứ bảo nan giải khó giải quyết chính là do thói quen nuông chiều không trị tới nơi tới chốn mà ra hết.

Như một mẹ đã nói là “Em lướt một vòng coment của các mẹ. Thấy tình hình trẻ 3 tuổi ngang bướng, lì và ko nghe lời còn hỗn hào nữa. Túm lại rất giống gái nhà em. Huhu. Em ko biết nên dạy như nào tiếp đây.”

Thật ra, chỉ có những bà mẹ không biết cách dạy con mới có những đứa trẻ 3 tuổi ngang bướng, chây lì chứ không phải cứ trẻ 3-4 tuổi thì đứa nào cũng vậy nha 😎  Và muốn trẻ tới lúc 3-4 tuổi ngoan ngoãn, lễ phép, đã có ý thức về cư xử, nề nếp, thì trước đó cần dạy đứa bé ấy một cách nghiêm túc từ lúc mấy tháng, 1 tuổi hằng ngày á.

Dạy con giống như là trồng một cái cây ăn quả thuộc dạng lâu năm trồng và chăm sóc cật lực mười mấy 20 năm mới thu hoạch được quả no tròn chất lượng, không phải như trồng mớ … rau muống  🙂  3-4 ngày là xơi được khỏe ru đâu.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng: Cha mẹ chính là “hình ảnh sống động nhất” là tấm gương, là nền tảng cho con cái nhìn vào, học hỏi, làm theo. Bố mẹ thế nào thì con cái thế ấy!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *