Trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ

Bệnh tay chân miệng không nguy hiểm với trẻ nếu được chăm sóc đúng cách hoàn toàn có thể trị cho con tại nhà.

Bệnh tay chân miệng là bệnh do nhiễm virus nhưng có thể tái lại nhiều lần như bệnh cảm cúm do virus hoặc bệnh sốt xuất huyết do có nhiều chủng virus gây bệnh khác nhau. Khi tiếp xúc với mầm bệnh trong lúc sức đề kháng ở cơ thể yếu kém, trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần trong năm.

Bệnh TCM không nguy hiểm với trẻ nếu được chăm sóc đúng cách, các mẹ hoàn toàn có thể trị cho con tại nhà.
Trị ở đây là “chăm sóc trẻ đúng cách để bệnh không trở nặng không bị biến chứng và có thể tự khỏi sau 1-2 tuần” chứ không phải là trị cho hết ngay sau 2-3 ngày hay cho trẻ uống thuốc có thể hết nhanh được. Các bệnh do virus đều không có thuốc trị và sẽ hết dần sau 1 tuần -10 ngày tùy theo khả năng đề kháng của hệ miễn dịch ở cơ thể thế nào.

Virus gây bệnh Tay – Chân – Miệng lây bệnh từ đâu?
Cũng như các bệnh do virus khác, virus gây bệnh tay chân miệng lây truyền từ người qua người khác do tiếp xúc trực tiếp với nước mũi, miệng, nước bọt hoặc phân của người nhiễm, … Virus có thể tồn tại trong nước ăn, nước uống, nước sinh hoạt hàng ngày. Thông thường khi cơ thể nhiễm virus trong 1-2 tuần bệnh vẫn chưa phát ra bên ngoài (chưa nổi hạt hay biểu hiện gì trên da) nhưng giai đoạn này người nhiễm virus rất dễ lây sang cho người khác.

Triệu chứng Tay – Chân – Miệng
Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, trẻ biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sẽ xuất hiện những nốt hồng ban đường kính vài mm, nổi trên nền da bình thường. Sau đó trở thành bóng nước và thường tiến triển đến loét. Những bóng nước ngoài da thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cẳng chân, cánh tay. Có những trường hợp các hạt nước này có thể thấy ở lưỡi, vòm miệng hoặc ở lợi (nướu răng) của trẻ, triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm loét miệng thông thường.


Bệnh Tay – Chân – Miệng có thể bị lại nhiều lần
Có mẹ đã lo lắng vào trang chia sẻ:

Các mẹ ơi em khổ tâm quá. Bé nhà em bị tay chân miệng lần này đã là lần thứ 3, lần đầu tiên vào viện, bác sĩ kê đơn uống 5 ngày thấy đỡ, đúng 1 tháng sau lại thấy những triệu chứng y như lần trước, em lại mua thuốc uống đúng như đơn thuốc của bác sĩ, có đỡ.
Nào ngờ 2 tháng sau bé lại tái phát, nặng hơn nên phải nằm viện, nằm 1 tuần trong viện, hôm trước về thì hôm sau thấy bé nổi những hạt mụn trên cơ thể và nhiều ở lòng bàn tay bàn chân, mụn này nhìn khác với những nốt bị tay chân miệng trước đó. Hôm nay lại phát hiện ra miệng bé tiếp tục xuất hiện những nốt nhiệt. Giờ em không biết là sao nữa…

Giải thích lại rõ hơn về bệnh này cho chị em tham khảo như sau:
Bệnh Tay – Chân – Miệng có thể bị lại nhiều lần nếu tiếp xúc với người bệnh hay môi trường đang lây lan mầm bệnh cao, nhất là với trẻ nhỏ, trẻ có sức đề kháng kém, trẻ hay bệnh vặt, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ đang ốm. Đó là các đối tượng có nguy cơ mắc lại nhiều lần bệnh tay – chân – miệng khi tiếp xúc với mầm bệnh.
Tại sao trẻ đã mắc bệnh này nghĩa là đã nhiễm virus ấy rồi mà vẫn bị lại? Không giống như bệnh sởi hay thủy đậu người đã mắc bệnh rồi sẽ không bị lây nhiễm lại nữa?

Là do virus gây bệnh TCM có nhiều dạng, như là bệnh sốt xuất huyết cũng có 4 dạng nên người đã bị SXH rồi vẫn có khả năng mắc bệnh SXH 1-2 hay 3 lần nữa ở các dạng khác. Cũng như là bệnh tiêu chảy do virus, việc các mẹ cho con uống vaccin ngừa tiêu chảy do virus Rota chỉ có tác dụng ngăn ngừa mỗi loại virus dạng ấy chứ không thể ngừa tất cả các loại viurs gây tiêu chảy ở trẻ. Thường gặp nhất là virus gây cảm cúm có đến hàng trăm loại, nên trẻ và cả người lớn đều có thể mắc bệnh cảm cúm nhiều lần trong năm.

Với trường hợp trên, trẻ đã bị bệnh tay chân miệng và vẫn bị lại nhiều lần là do con lại tiếp xúc với mầm bệnh và trong lúc Hệ miễn dịch ở cơ thể đang yếu, không đủ sức đề kháng để ngăn chặn được sự tấn công của virus xâm nhập và mắc lại bệnh ấy.

Các bệnh do virus một khi đã mắc phải đều không có thuốc trị, ngoài việc tiêm phòng vac-xin và cần đủ thời gian để vac-xin phát huy hiệu lực ngừa bệnh chi trẻ. Còn khi đã mắc bệnh thì việc tiêm ngừa không có tác dụng trị bệnh hay giúp bệnh hết nhanh được. Nhiều dạng virus hiện nay chưa có vac-xin chủng ngừa như là virus cúm (chỉ có 1-2 loại vac-xin ngừa cúm trong khi có rất nhiều chủng virus gây cúm), virus gây bệnh tay chân miệng, tiêu chảy, sốt xuất huyết,…

Bệnh Tay – Chân – Miệng có nguy hiểm không?
Có hay không là do cách mẹ chăm sóc con thế nào? Có đúng cách không? Khi sức đề kháng ở trẻ đang yếu kém, trẻ nhiễm bệnh nhưng không vệ sinh cẩn thận và chăm sóc đúng cách sẽ có nguy cơ viêm nhiễm nặng hơn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác cho trẻ.
Dù là trẻ bị lần đầu hay mắc lại những lần sau cũng vậy. Nếu được chăm sóc đúng cách tại nhà là trẻ có thể tự khỏi được. Không phải khi trẻ nhiễm viurs hay mắc lại nghĩa là nguy hiểm, nguy hiểm hay không phải nhìn vào triệu chứng của bệnh đang xảy ra ở trẻ, với các biểu hiện ở bệnh này như:

– Trẻ có nóng sốt cao đến 40 độ không?
– Các hạt nước ấy có bị vỡ ra, có dấu hiệu lở loét làm mủ hay bị lan rộng hơn không?
– Con có mệt mỏi li bì không?
Nếu ở con xảy ra 1 trong 3 tình trạng trên cần cho trẻ đi Bệnh viện ngay để được điều trị và ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
Nếu mẹ trả lời tất cả là không, con chỉ mệt mỏi hơn bình thường và vẫn đang ăn uống sinh hoạt chơi đùa thì không có gì nguy hiểm. Mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc con ở nhà và áp dụng theo bài hướng dẫn này là trẻ sẽ từ từ hết bệnh (tự khỏi).

Bệnh do virus, tính từ thời gian phát bệnh với các dấu hiệu biểu hiện rõ bên ngoài thường sau 1 tuần sẽ tự khỏi nếu không bị viêm nhiễm nặng và cơ thể có sức đề kháng tốt. Nên việc quan trọng khi trẻ bị các bệnh do virus là cần chăm sóc đúng cách để trẻ không bị nặng hơn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ BỊ TAY CHÂN MIỆNG
1. Tắm rửa cho trẻ
Khi trẻ vừa phát ra dấu hiệu của bệnh TCM, vừa xuất hiện các hạt nhỏ li ti màu hồng trên các vùng da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cẳng chân, cánh tay, mông, trong khoan miệng, trên lưỡi. Mỗi ngày cần tắm trẻ với nước ấm có pha 8-10 giọt Lactacid, không nên tắm trẻ với xà phòng.

Sau đó, ngày 1-2 lần dùng nước ấm cũng nhỏ vài giọt Lactacid Baby để lau người cho con vào buổi sáng mới thức và buổi tối trước khi đi ngủ. Chỉ lau nhẹ nhàng chứ không cọ xát người trẻ.

2. Bôi thuốc cho trẻ
Khi thấy hạt trên người trẻ có dấu hiệu to ra và bên trong có nước, cần bôi thuốc ngay để ngừa viêm nhiễm nặng hơn: Mua lọ thuốc Xanh METHYLEN (nhà thuốc nào cũng có bán) và lọ nước muối sinh lý (thuốc nhỏ mắt thông thường). Dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý để vệ sinh các vùng da bị nổi hạt nước cho sạch, sau đó dùng tăm bông nhỏ thuốc Xanh Methylen vào rồi chấm lên tất cả các hạt nước trên da, cả các hạt nào mới nổi lên chưa thành bóng nước vẫn bôi thuốc vào.


Việc bôi thuốc này sẽ giúp ngừa bóng nước lan rộng, nhanh khô mặt và ngừa nhiễm trùng da cho trẻ. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng da không làm theo các cách truyền miệng như đắp lá, hay chọc vỡ các nốt bọng nước trên tay, chân, miệng của trẻ.

3. Phòng ngừa lây lan
Trong nhà có người bệnh, trẻ mắc bệnh, cần cách ly, tránh những tiếp xúc trực tiếp, sử dụng chung các dụng cụ với các thành viên khác. Khi con mắc bệnh, mẹ cũng cần đeo khẩu trang khi chăm sóc cho con, không nên hôn và tiếp xúc trực tiếp lên da của trẻ sẽ khiến mẹ có nguy cơ bị lây bệnh cao và sau đó lây lại cho con khi con vừa hết bệnh.

Khi trẻ mắc bệnh không nên đến lớp, đi bơi khi còn triệu chứng của bệnh. Chỉ đến lớp khi hết lan các bọng nước. Cho trẻ ăn các thức ăn dễ tiêu, ăn ít và chia làm nhiều cữ giúp trẻ dễ tiêu, tăng cường cho trẻ uống sữa và sức đề kháng cho cơ thể.

4. Lưu ý về tình trạng sốt ở trẻ
Trẻ khi bị bệnh về virus (sốt virus) nếu trẻ sốt 38 độ, hay 38,5 – 39,5 độ sẽ không nguy hiểm. Trẻ sốt từ trên 38,5 độ mới cần uống thuốc hạ sốt, từ 38,5 độ trở xuống chỉ cần chườm mát cho trẻ và cho uống các loại thảo dược giúp hạ sốt là đủ. Với trẻ có tiền sử co giật, nên cho uống hạ sốt khi sốt trên 38 độ.


Trẻ sốt virus không thể hết hẳn trong 1-2 ngày và không cắt cử sốt được và không phải trẻ bị sốt trở lại là nguy hiểm. Nếu chỉ sốt trên 37,5 hay 38 độ mà thường xuyên cho trẻ uống thuốc hạ sốt, lâu dài sẽ không tốt cho gan có thể khiến men gan tăng cao.

5. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi đang bệnh là rất quan trọng, nhất là với các bệnh do virus, bệnh về đường hô hấp. Với các bệnh lây nhiễm virus ở trẻ thì hầu như mùa nào cũng có, lúc thì sởi lúc thì tay chân miệng, dịch đau mắt đỏ, … Mầm bệnh trong môi trường sống không thể nhìn thấy bằng mắt thường, với trẻ nhỏ càng khó phòng ngừa. Vì thế, cách giúp trẻ phòng ngừa một cách chủ động nhất đó là cần nâng cao sức đề kháng cho con.

Các bệnh do virus, trong giai đoạn bệnh đang tiến triển nếu cơ thể đề kháng kém, không chăm sóc đúng cách dễ xảy ra viêm nhiễm nặng có nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Khi trẻ mắc bệnh, cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để giúp trẻ giảm mệt mỏi, ít bị mất sức, không bỏ ăn bỏ bú, mau hết và ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Nhất là với trẻ dưới 3 tuổi, sức đề kháng còn non nớt, hệ miễn dịch chưa thể hoàn thiện rất dễ có chuyển biến xấu khi trẻ mắc các bệnh do virus, bệnh đường hô hấp.

Cách tăng cường sức đề kháng nhanh nhất cho trẻ khi ốm

– Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Tích cực cho trẻ bú mẹ càng nhiều cữ càng tốt, trẻ đang bệnh mệt mỏi không bú được nhiều, mẹ nên vắt bớt lớp sữa đầu (lớp sữa loãng) chừng 20-30ml để cho con bú được ngay lớp sữa thứ 2 sẽ đặc hơn với nguồn dưỡng chất, kháng thể cung cấp cho trẻ từ sữa mẹ chủ yếu tập trung ở lớp sữa này.

–Cho trẻ uống ngay ColosMAX Q10 để tăng nhanh sức đề kháng và miễn dịch tốt hơn với virus gây bệnh. Giúp trẻ mau hết bệnh, ngăn ngừa biến chứng và nhanh hồi phục sức khỏe.

– ColosMAX Q10 – HIỆU QUẢ ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG MINH LÂM SÀNG TẠI VIỆN DINH DƯỠNG TRUNG ƯƠNG. Có cả 2 loại, cho trẻ dưới 1 tuổi và trẻ trên 1 tuổi. ColosMax Q10 là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng không phải thực phẩm chức năng, không phải thuốc, có thể cho trẻ dùng thường xuyên mỗi ngày để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

 
Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *