Trị nấm miệng, đẹn lưỡi cho trẻ hiệu quả, nhanh hết

Nấm miệng còn được gọi là đẹn miệng hay trăng ăn, là bệnh do vi khuẩn Candida gây ra thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưởi tuổi, cũng có thể xuất hiện ở trẻ lớn hơn và cả người lớn.

Nấm miệng có thể được phát hiện qua các biểu hiện như:
– Có những mảng trắng hình tròn trên trên vùng niêm mạc má hay lưỡi
– Khiến trẻ biếng ăn, không bú/ăn được vì rất đau và dễ bị nôn trớ.
– Đau rát họng
– Trường hợp viêm nhiễm nặng sẽ thấy sưng đỏ, có thể gây khó nuốt (nếu nấm lan xuống thực quản) gây khan tiếng ở trẻ (nếu nấm lan xuống thanh quản). Có những trường hợp nặng, nấm lan xuống đường ruột và gây tiêu chảy.

Trẻ bị nấm miệng kéo dài sẽ ăn loang khắp lưỡi, làm mất vị giác khiến trẻ biếng ăn nhiều tuần sau đó. Lưu ý: không được sốt ruột “cạy” những chấm trắng ấy ra thì sẽ gây chảy máu, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ
– Bệnh do nhiều loại nấm gây ra, nhưng chủ yếu vẫn là nấm Candidas albican. Đây là loại nấm mà cơ thể mỗi ngường hay nhiễm nhất, luôn trú ẩn trong cơ thể và sẽ “bùng lên” khi vệ sinh không tốt hoặc sức đề kháng kém. Nên các bé nhẹ cân hay suy dinh dưỡng, trẻ hay bệnh đường hô hấp, tiêu hóa kém sẽ rất hay bị nấm miệng và còn thường bị tái đi tái lại.
– Trẻ sẽ dễ bị nấm miệng nếu như mẹ không cho con uống nước tráng miệng sau khi bú hoặc ăn bột xong. Không đánh răng sau khi ăn, hay ăn ngọt, ăn đêm.


– Nấm miệng thường xuất hiện ở trẻ khi sức đề kháng kém, sau khi trẻ vừa bệnh xong hay khi đang mắc một bệnh nào đó như ho, viêm họng, …,

Trị nấm miệng cho trẻ không khó, tuy nhiên nếu không được trị đúng cách song song với việc vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ cho trẻ, bệnh sẽ rất hay tái lại hoặc có thể gây viêm loét nặng hơn.

CÁCH TRỊ NẤM MIỆNG CHO TRẺ GIÚP NGỪA TÁI LẠI

Với trẻ dưới 1 tuổi áp dụng 3 cách sau:
Cách 1 – Rơ lưỡi cho trẻ bằng lá cỏ mực

Hái 1 nhúm lá cỏ mực (chỉ lấy phần lá), rửa sạch giã nát, lọc qua khăn xô lấy nước cốt và hòa với 1 tí xíu muối tinh (muối trắng). Dùng tăm bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau. Ngày bôi cho trẻ từ 2 – 3 lần.


Cách 2 – Rơ lưỡi cho trẻ bằng MUỐI Bicarbonate de Natri

Mua 1 gói thuốc muối Bicarbonate de Natri (bán tại các nhà thuốc) pha loãng theo tỉ lệ 1:4 (1 thuốc: 4 nước) dùng miếng gạc sạch, rơ miệng bé ngày 3, 4 lần, thuốc muối sẽ tạo môi trường kiềm khiến nấm không mọc lại được.

(Nếu không mua được ở nhà thuốc, chị em ra chợ mua thuốc tiêu mặn về áp dụng theo cách trên cho trẻ, loại dùng để nấu thịt cho mau mềm, đây cũng là một dạng Bicarbonate de Natri. Sau 2-3 ngày sẽ thất giảm hẳn. Nên rơ lưỡi cho trẻ với dung dịch ấy liên tục từ 5-7 ngày cho hết hẳn. Sau đó, dùng nước muối sinh lý rơ miệng cho con mỗi ngày để ngừa tình trạng tái lại.

Cách 3 – Rơ lưỡi cho trẻ với thuốc nystatine
Mua thuốc nystatine (viên bao đường nystatine 500.000 đơn vị) dùng pha thuốc nước rơ lưỡi cho trẻ (ra nhà thuốc nói rõ vậy). Cách pha: là lấy 1/5 viên thuốc pha với 2-3 giọt nước muối sinh lý từ chai thuốc nhỏ mắt hàng ngày của trẻ (NaCl 0,9%). Dùng gạc rơ lưỡi sạch quấn quanh ngón tay tay để rơ lưỡi cho trẻ, rơ vùng niêm mạc đang bị nấm.

Nystatin là thuốc kháng nấm, thuốc không đi vào máu, hầu như không có tác dụng phụ độc với trẻ, trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng được. Cách này nhiều Bác sỹ hay chỉ định để trị nấm miệng cho trẻ. Tuy nhiên, thực tế tùy cơ địa từng trẻ sẽ có hiệu quả nhanh chậm khác nhau cho từng cách trên. Với cách 1 và 2 rất nhiều mẹ đã áp dụng rất hiệu quả, có thể trị hết hẳn nấm miệng cho con sau vài ngày với các trường hợp bị nhẹ, mới bị.

Với trẻ trên 1 tuổi
Ngoài 3 cách trên có thể áp dụng thêm cách bên dưới:

Rơ lưỡi cho trẻ kết hợp mật ong và cỏ mực

Hái 1 nhúm lá cỏ mực rửa sạch giã nát, lọc qua khăn xô hòa với 1 ít mật ong nguyên chất, dùng tăm bông thấm thuốc bôi vào vùng niêm mạc bị nấm. Ngày bôi cho trẻ từ 2 – 3 lần, sau khi rơ lưỡi cho trẻ uống nước lọc tráng miệng để khỏi lưu lại chất ngọt trong miệng. Với cách này dùng mật ong thiên nhiên mới có hiệu quả cao.


Lưu ý: Mật ong có tính sát khuẩn cao nhưng chỉ thích hợp để áp dụng với trẻ trên 1 tuổi và không an toàn cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này tuy ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ.

Cho trẻ ngậm nước thảo dược
Áp dụng với trẻ lớn hơn, đã biết cách ngậm nước trong miệng một lúc rồi nhả ra. Mẹ có thể tập cho trẻ cách ngậm nước và cùng làm với con. Dùng 1 nắm lá diếp cá rửa sạch và 2-3 tép tỏi, nướng hoặc hấp chín tỏi cho hết mùi hăng, giã nát tỏi và lá diếp cá, cho thêm nước nóng vào, dùng khăn xô lọc ra còn chừng 1/2 bát còn ấm. Hướng dẫn trẻ ngậm nước trong miệng, ngậm càng lâu càng tốt (chừng mấy chục giây) rồi nhả ra, ngậm tiếp ngụm khác, …, chừng chục lần, ngày 2 lần sẽ giúp giảm viêm sưng rất hay. Trẻ có nhỡ nuốt nước vào bụng cũng rất an toàn không ảnh hưởng gì cả.


Nếu áp dụng các cách trên sau 3-5 ngày vẫn không giảm nhiều hoặc có dấu hiệu nấm lan rộng hơn nghĩa là con đã bị nhiễm nấm nặng cần phải uống thuốc trị nấm tùy theo mức độ viêm nhiễm lúc đó ở trẻ và cần cho con đi khám ngay để trị.

Hỏi đáp từ một mẹ đã vào hỏi tại trang:
Mẹ bé: Cho em hỏi ạ, bé con em được 9 tháng hay bị đẹn miệng ở phía môi dưới, cho con đi khám bác sĩ nói bị đẹn miệng cho thuốc về pha với nước để rơ lưỡi. Em rơ cho con ngày 2 lần được 4-5 ngày hết rồi em rơ lưỡi tiếp cho con bằng nước muối sinh lý. Nhưng con em cứ hay bị tái lại tháng nào cũng bị mấy ngày, cho em hỏi có cách nào trị hết hẳn cho bé được không? Bé nhà em bú bình với sữa công thức lẫn bú mẹ ngày 3-4 cữ, ăn dặm ngày 2 cữ.

Phòng dược sĩ: Đẹn miệng thường gặp ở trẻ bú sữa bình hơn sữa mẹ, cần vệ sinh sạch bình sữa và núm vú cao su thường xuyên, ngâm trong nước nóng sau mỗi lần bú để diệt khuẩn. Vì các vi nấm thường trú ẩn nơi đây, là tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, với trẻ độ tuổi ăn dặm, các dạng thức ăn ấy dễ bị sót lại bám vào miệng lưỡng của trẻ cũng dễ nhiễm khuẩn gây nên tình trạng nấm miệng/đẹn lưỡi. Để tránh tình trạng trẻ bị tái lại nhiều lần. Sau khi trẻ bú/ăn xong, cần cho con uống tráng miệng với vài thìa nước chín đun sôi để nguội giúp làm sạch các bợn sữa trẻ còn ngậm trong miệng chưa nuốt hết. Thông thường các thuốc trị đẹn có tác dụng trị nấm, diệt khuẩn, dùng rơ lưỡi cho trẻ khi bị đẹn miệng trong vài ngày khi hết hẳn sẽ ngưng. Khi nào tái phát có thể sử dụng lại và không gây tác dụng phụ với trẻ.

 
Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *