Trị rôm sảy nhanh hết cho trẻ

Các thức uống và nước lá tắm cho trẻ giúp trị rôm sảy hiệu quả nhất.

Biểu hiện rôm sảy ở trẻ  
Rôm sảy thường rất dễ nhận thấy vì đó là bệnh ngoài da biểu hiện rõ nhất là trên cơ thể trẻ xuất hiện thành từng mảng các nốt ban nhỏ li ti kèm theo các triệu chứng như bị ngứa, bé quấy khóc nhiều hơn do cảm giác bứt rứt khó chịu.


Trẻ nhỏ da rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị rôm sảy là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ trong những ngày nắng nóng. Ở người lớn, lớp biểu bì dày hơn nên hiện tượng này ít đi. Rôm sảy thường mọc thành đừng đám và hay tập trung ở những vùng da có nhiều mồ hôi như lưng, ngực, trán, cổ…

Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy
Do da trẻ rất mỏng manh dễ bị tác động bởi thời tiết nắng nóng và làm giãn các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nên hiện tượng viêm da. Ngoài ra, khi nóng cơ thể thường tiết nhiều mồ hôi, nếu không thoát hết sẽ ứ đọng trong các ống bài tiết trên da cũng khiến da dễ bị viêm nhiễm hơn.

Để giúp trẻ giải nhiệt và mau hết rôm sảy, các mẹ có thể tham khảo các cách bên dưới đã được nhiều mẹ áp dụng cải thiện rất hiệu quả cho con.

CÁC BÀI THUỐC TRỊ RÔM SẢY HIỆU QUẢ CHO TRẺ

Cho trẻ uống nước rau má
Dùng 1 nắm lá rau má (1 bát lá rau má), rữa thật sạch, ngâm với nước muối pha loãng chừng 15p để diệt khuẩn, sau đó xay nhuyễn với nước đun sôi để nguội. Vắt lấy nước rau má, bỏ bã, cho vào 1 ít đường phèn tùy theo khẩu vị của trẻ, uống ngày 1-2 lần.
Tùy theo độ tuổi và sự “hợp tác” (chịu uống) của bé mà mẹ có thể tăng hoặc giảm, làm đậm hay nhạt lượng rau má.


Cho trẻ uống nước sắn dây
Dùng 10g (2 thìa cà phên) bột sắn dây, hòa tan với nước lạnh và bắt lên bếp khoấy chính như bột trẻ thường ăn, cho tí đường vào cho bé ăn như ăn bột. Mẹ có thể thêm 1-2 muỗng sữa bột sẽ giúp bột sắn dây có mùi vị thơm ngon dễ ăn hơn.

Lưu ý: cho sữa bột vào khi đã tắt bếp và để cho bột sắn nguội bớt chỉ còn ấm để không làm hỏng chất lượng sữa. Nếu cho thêm sữa bột cần tăng lượng nước hoặc giảm 1 ít bột sắn dây lại để cho bột không quá đặc giúp cho bé dễ ăn hơn.

Cho trẻ uống nước rau má và sắn dây
Dùng khoảng 10g bột sắn dây (2 thìa cà phê) với 30g rau má tươi (một nắm tay). Rau má rửa sạch, giã nát, thêm lượng nước sôi để nguội đủ dùng. Vắt lấy nước rau má, bỏ bã, hòa với bột sắn dây, cho vào 1 ít đường phèn tùy theo khẩu vị của trẻ. Có thể uống tươi hoặc là cho lên bếp và khuấy thành bột cho con ăn.

CÁC LOẠI NƯỚC TẮM CHO TRẺ BỊ RÔM SẢY

Tắm trẻ với nước lá kinh giới
Dùng 2 nắm lá kinh giới tươi giã nát, vắt lấy nước, pha vào nước tắm cho trẻ.
Lá kinh giới có hình dáng giống y lá tía tô, nhưng lá tía tô mà đỏ tím còn lá kinh giới màu xanh, mua hàng rau, cứ có bán lá tía tô là sẽ có bán lá kinh giới.


Tắm trẻ với nước lá mướp đắng (khổ qua)
Dùng hai trái mướp đắng tươi giã nát, cho vào túi vải sạch, lọc vắt lấy nước để tắm cho bé.

Tắm trẻ với nước lá kinh giới và mướp đắng
Cách kết hợp 2 loại rau kinh giới và mướp đắng với nhau rất hiệu quả. Mướp đắng, rau kinh giới rửa sạch, thái nhỏ cho vào máy say sinh tố xay nhuyễn, lọc bỏ bã rồi pha với nước có nhiệt độ thích hợp để tắm cho bé. Liều lượng là 2 quả mướp, 2 nắm lá kinh giới/lần tắm.
Không có máy xay, có thể giã nhuyễn rồi cho vào nồi nước nấu sôi cho già lửa chừng 10p, sau đó pha thêm nước lạnh vào cho đủ ấm để tắm cho con.

Tắm phèn chua với các trường hợp bị rôm sảy nặng
Áp dụng với trường hợp trẻ trên 6 tháng, bị rôm sảy nặng, nổi dày đặc cả người, hoặc khi trẻ bị côn trùng cắn, bị dị ứng nổi mẩn đỏ cả người và gây ngứa nhiều. Rất trường hợp trẻ bị như trên đã áp dụng và phản hồi cải thiện rất nhanh cho trẻ.


Cách làm: Mỗi lần dùng 50g phèn chua cho vào nồi nước nấu khoảng sôi, khoảng 2 lít nước, khi phèn chua tan hết trong nước mới tắt lửa. Để nước còn ấm ấm dùng khăn nhúng nước phèn chua lau người cho trẻ. Lau nhiều lần ở vùng da bị ngứa, sau 2-3 phút, pha thêm nước ấm để tắm lại cho con toàn thân, tắm 4-5 ngày như vậy và không tắm xà phòng trong thời gian này, tắm nước sạch lại cho con sau khi tắm nước phèn chua.

Với cách này sau khi áp dụng 2-3 ngày đã cải thiện hẳn chỉ áp dụng thêm vài ngày không nên tắm quá 1 tuần sẽ khiến trẻ bị khô da. Sau 5 ngày mẹ nên chuyển sang tắm nước lá kinh giới hoặc mướp đắng cho con đến khi hết hẳn rôm sảy.

Sau 2-3 ngày áp dụng, nếu tình hình rôm sảy/viêm da/dị ứng da ở trẻ không được cải thiện rõ rệt, nghĩa là con cần phải uống thuốc chống dị ứng và kháng sinh để diệt khuẩn, mẹ cần cho con đi khám.

Lưu ý:
–  Sau khi tắm nước lá cho trẻ, cần tráng người lại cho con với nước ấm có pha vài giọt Lactacid baby. Cho chừng 5-6 giọt vào ca nước ấm, pha nóng tí để tắm xong ca nước còn ấm là vừa, dùng để tắm lại sau cùng cho con.

–  Sau đó mỗi ngày 2 lần, dùng khăn vải nhúng vào ca nước ấm có pha Lactacid để lau người cho con vào buổi sáng mới thức và buổi tối trước khi ngủ (hoặc buổi chiều). Dùng khăn lau nhúng nước vắt lại rồi lau ở các nơi nổi rôm sảy lâu hơn.

–  Khi sử dụng các loại lá này phải rửa sạch, kỹ, ngâm qua nước muối hoặc thuốc tím trước khi nghiền, lọc hay đun nước tắm vì các loại lá này có thể chứa nhiều vi khuẩn.

Các điều cần tránh khi trẻ đang bị rôm sảy
– Không được dùng lá trực tiếp chà xát lên da của con, nhất là ở mảng da bị rôm sảy, sẽ có nguy ngơ khiến da bé bị kích ứng, tổn thương. Với việc nấu nước lá, các mẹ cũng không nên nấu quá đặc, cần pha thêm nước lạnh vào để tránh tình trạng bã của có thể đọng nhiều trên da gây viêm da nặng hơn ở con.

– Không tắm nước lá khi da bé bị sưng đỏ, đang có dấu hiệu viêm da nặng, các hạt nổi trên da có mủ, tình trạng này nên tắm cho con với phèn chua và cho con đi khám BS để được điều trị.

– Không tự ý thoa xức thuốc có chứa Corticoide lên da cho con khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đây là hoạt chất kháng viêm mạnh, nếu thoa thường xuyên cho trẻ sẽ có nguy cơ bị teo da, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ. Nếu tình trạng trên da trẻ có các mụn đầu trắng trên da, rôm sẩy dày đặc, sưng đỏ nhiều ngày, các mẹ nên đưa trẻ đi khám để được trị ngay.

– Môi trường thông thoáng, mát là rất quan trọng với trẻ đang bị rôm sảy cũng như giúp ngăn ngừa bị rôm sảy cho con. Tạo môi trường thoáng mát cho trẻ như sử dụng quạt, máy điều hòa với nhiệt độ thích hợp. Chống nắng cho bé khi đi ra ngoài bằng mũ, nón rộng vành vì ánh nắng sẽ tạo điều kiện cho rôm sẩy phát triển hơn.

– Chọn quần áo bằng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt, thường xuyên tắm cho bé; chườm mát hoặc dùng khăn lạnh lau người con ngày khoảng 3-4 lần.

Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
Bí quyết vàng giúp trị cảm ho, sổ mũi cho trẻ hết hẳn tại nhà
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *