Trị viêm da hăm tã, an toàn và nhanh hết cho trẻ

Hăm tã thường xảy ra ở hầu hết các trẻ sơ sinh. Trẻ bú bình (với sữa công thức) sẽ dễ bị viêm da, hăm tã hơn trẻ bú mẹ hoàn toàn. Trẻ bú sữa mẹ cũng có thể hay bị hăm tả khi đã giảm bú mẹ vào giai đoạn ăn dặm.

Nguyên nhân và các biểu hiện giúp nhận biết viêm da, hăm tã ở trẻ

Do da bé bị ẩm ướt
Ngay cả những chiếc bỉm có khả năng hút ẩm cao cũng có thể gây ra ẩm ướt cho vùng da của bé. Nếu trẻ bị ẩm ướt trong thời gian dài sẽ là cơ hội cho vi khuẩn trong phân kết hợp với nước tiểu sẽ gây nên tình trạng hăm tã. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, da rất nhạy cảm, mỏng manh nên ít có khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm tã hơn trẻ lớn tháng.

Hăm tả có thể xảy ra do khi tắm xong, người bé còn ẩm mà mẹ đã vội quấn tả cho bé. Ngoài ra, trẻ có thể bị hăm da tại vùng hậu môn do bé đi ngoài nhiều lần, trẻ đang bị tiêu chảy kéo dài.  Đây là bộ phận dễ viêm nhiễm nhất bởi vì sự ẩm ướt ở da bé cùng với chất kiềm trong phân dễ làm cho da trẻ bị hăm, dẫn tới viêm.


Do da nhiễm khuẩn
Đây cũng là một trong những nguyên do khiến trẻ bị viêm da, hăm tã. Làn da của trẻ nếu không được giữ khô thoáng, luôn trong tình trạng ẩm ướt là điều kiện và cơ hội cho vi khuẩn phát triển khiến da trẻ dễ bị hăm, nhiễm trùng.

Do trẻ dùng thuốc 
Với trẻ sử dụng kháng sinh, hoặc mẹ sử dụng kháng sinh trong giai đoạn cho con bú, cũng dễ khiến bé bị mắc chứng hăm tả. Do bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, thuốc kháng sinh còn làm suy yếu những loại vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Kháng sinh cũng có thể khiến bé dễ mắc chứng tiêu chảy – làm tăng nguy cơ gây ra tình trạng hăm tã với trẻ, hoặc mắc các bệnh viêm da do vi khuẩn gây ra.

Do trẻ bị tưa lưỡi (đẹn lưỡi)
Là một trong những hình thức nhiễm khuẩn đường miệng ở bé. Một số bé xuất hiện chứng tưa lưỡi cùng lúc với các dấu hiệu bị hăm tã do vi khuẩn gây bội nhiễm trên cơ thể trẻ.

Viêm da do ma sát
Nguyên nhân là do làn da của bé bị chà xát với nhau, đó là những vùng da có nếp gấp ở đùi, bụng dưới, nách và quanh mông. Vùng da bị viêm có thể rỉ ra nước màu vàng trắng và khiến bé khó chịu khi đi tiểu. Vùng da bị chà sát với cạnh của tã cũng có nguy cơ bị kích ứng, gây viêm. Sau khi bé đi tiểu bạn nên vệ sinh sạch cho bé, nhớ là nên lau khô da cho bé trước khi quấn tã cho bé.

TRỊ HĂM TÃ CHO TRẺ

Trường hợp hăm tã nhẹ
– Chỉ cần bôi ngay thuốc Bepanthen (dạng kem mỡ) cho con là loại kem chống hăm tốt và an toàn nhất cho trẻ hiện nay. Nhà thuốc nào cũng có bán, ngày bôi 3-4 lần sau khi thay tả và vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm.
– Nên dùng khăn mỏng (khăn sữa) hay dùng miếng bông gòn thấm qua nước ấm vệ sinh vùng da đang hăm tã cho trẻ. Lau xong nước ấm xong rồi để da cho khô thoáng chừng 5p mới bôi kem chống hăm lên vùng da bị hăm.
– Trong thời gian trẻ bị hăm, vùng da nơi ấy cần tránh dùng các loại khăn giấy ướt bán sẵn, các dạng này thường có chứa hóa chất tạo mùi hương, trong lúc da bị hâm dể bị tác động và viêm nhiễm nhiều hơn.

Trường hợp viêm da, hăm tã nặng
Khi trẻ bị hăm da nặng, vết hăm da bị tấy đỏ có dấu hiệu viêm lóet, sưng tấy, rỉ nước. Mua 1 lọ thuốc xanh Methylen bôi cho con ngày 2 lần, cho khô mặt vết hăm (vệ sinh sạch vùng da bị hăm với nước ấm xong rồi để cho khô thoáng mới bôi thuốc xanh Methylen) chỉ trong 2-3 ngày là con giảm hẳn. Sau 2-3 ngày, khi vết hăm đã khô mặt, hết rỉ nước và có dấu hiệu giảm hăm hẳn, lúc ấy mới ngưng bôi thuốc xanh Methylen và chuyển sang bôi kem chống hăm Bepanthen cho bé ngày 2-3 lần cho đến khi hết hăm hẳn.


Thuốc Xanh Methylen

Còn gọi là Methylene blue, là một loại phẩm màu có tên hóa học là Methythioninium cloird. Loại thuốc này dạng nước dùng để thoa lên da để trị sát khuẩn, được dùng dưới dạng dung dịch lỏng chứa một mình nó (mỗi hoạt chất ấy) hoặc có thể phối hợp với thuốc tím gentian (còn gọi là dung dịch Milian) để đặc trị một số bệnh ngoài da.

Lưu ý quan trọng
Các mẹ không nên mách nhau mua thuốc có chứa hoạt chống viêm corticoid về xức trị hăm cho con. Có thể gây tác dụng phụ cho da như teo da, rối loạn sắc tố da, không nên lạm dụng thuốc này vì da trẻ rất mỏng, còn non có thể bị kích thích do dược tính của thuốc. Ngoài ra còn có thể dẫn đến các tác dụng phụ khác, Nếu không hiểu cứ nghĩ bôi ngoài da đâu có sao, thật ra chất này thấm qua da gây hại đến thận, dùng dài lâu sẽ bị teo da, khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn. Tự ý bôi thoa thường xuyên cho trẻ dùng không theo toa bác sỹ sẽ rất độc hại.

Nhiều mẹ mua về xức cho con sau vài ngày hết ngay thấy hay quá vậy là hăm hở mách cho mẹ khác mà không hiểu rằng dùng những hoạt chất ấy thường xuyên sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ. Các loại thuốc bôi có hoạt chất ấy trong toa hướng dẫn sử dụng đều ghi nội dung: “Với trẻ em: trẻ em dễ bị suy giảm trục tuyến yên-dưới đồi-thượng thận và hội chứng Cushing hơn người lớn vì tỷ lệ diện tích bề mặt da/cân lớn hơn. Biểu hiện của suy vỏ tuyến thượng thận bao gồm chậm lớn, không tăng cân….”

Ngăn ngừa tình trạng viêm da, hăm tã ở trẻ
– Không nên để bé mang tã ướt hay tã bẩn quá lâu, như vậy sẽ không tốt cho da của bé. Nên thay tã thường xuyên cho bé. Khoảng 4 tiếng nên thay tã một lần, và thay ngay sau khi trẻ đi ngoài, không để nước tiểu và phân ngấm vào da bé quá lâu.
– Cần lau sạch khi bé đi vệ sinh để tránh sự tích tụ vi khuẩn và cho bé để da trần từ 5 đến 10p, đảm bảo da trẻ đã sạch và khô thoáng hoàn toàn trước khi thay bỉm mới.
– Để mông bé thoáng mát nhiều lần trong ngày.
– Để tránh nhiễm trùng, cần rửa tay sạch trước và sau khi thay tã cho bé.
– Các vật dụng bằng vải mới như: quần, áo, nón, vớ, khăn, sau khi mua về phải giặt sạch trước khi dùng.
– Nên dùng các loại vải thoáng, mát, hút nước tốt .
– Không nên chà xát mông trẻ, cha mẹ chỉ nên dùng khăn thật mềm và lau nhẹ nhàng.
– Không nên quấn tả cho bé quá chặt ngay cả khi là mùa đông, thói quen quấn kín mít sẽ khiến trẻ đổ mồ hôi dễ bị hăm tã ngay cả trong mùa lạnh.
– Không thoa phấn rôm quá nhiều cho trẻ, phấn rôm dù có tác dụng hút ẩm nhưng có thể làm bít tắc lỗ chân lông khiến bé bị hăm.

Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
Bí quyết vàng giúp trị cảm ho, sổ mũi cho trẻ hết hẳn tại nhà
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *