Viêm tắc tuyến lệ ở trẻ và cách cải thiện hiệu quả

Tình trạng viêm tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh, hay bị chảy nước mắt và dử mắt là khuyết tật thường gặp nhất của hệ tuyến lệ, có thể xảy ra với 6% số trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh hay bị chảy nước mắt và rử mắt có thể là dấu hiệu của tắc tuyến lệ, vì thường thì lượng nước mắt này sẽ đươc i chuyển xuống các tuyến lệ thông với mũi. Nhưng khi bị tắc, nước mắt sẽ tràn xuống mí mắt dưới. Hiện tượng tuyến lệ bị tắc có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào trong hệ thống dẫn lưu nước mắt.

Nguyên nhân gây viêm tắc tuyến lệ ở trẻ

Do các tế bào biểu mô không tạo ra được những “con kênh” để hình thành ống mũi-lệ khi đi xuống mũi. Thông thường thì triệu chứng tắc tuyến lệ xảy ra phổ biến ở những người lớn tuổi hơn là trẻ sơ sinh.

– Những dấu hiệu tắc tuyến lệ hay ống mũi-lệ bẩm sinh có thể xuất hiện từ lúc mới đẻ. Một số trẻ sơ sinh khi khóc không có nước mắt, nhưng bình thường có một thứ nước mắt chảy tràn ra mi rồi xuống má, đồng thời có luồng trào ngược một thứ chất nhầy (ken) được sản xuất trong túi lệ.

Biểu hiện viêm tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)

– Nếu chỉ tắc một phần thì tuyến lệ còn có khả năng để cho màng nước mắt cơ bản chảy xuống khi được sản xuất ra. Tuy vậy vào những thời kỳ cơ thể gia tăng sản xuất nước mắt như trời lạnh, có gió hoặc tia nắng mặt trời chiếu, khi phần cuối ống mũi-lệ bị tắc (do phù niêm mạc mũi chẳng hạn) thì nước mắt càng tràn ra nhiều hơn (không phải do khóc).

Viêm tắc tuyến lệ ở trẻ có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ thường không cần thiết phải điều trị. Có đến 80% tuyến lệ bị tắc có thể được “tự khai thông” trở lại khi trẻ ở độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi.

Bác sĩ Lê Việt Sơn, trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai cho biết:
“Đường ống dẫn nước mắt rất ngoằn nghèo, trong khi mắt trẻ lại mỏng manh, việc thông tuyến lệ cần thận trọng và phải do bác sĩ chuyên khoa mắt giàu kinh nghiệm thực hiện. Đây là việc đòi hỏi phải rất nhẹ nhàng và tinh tế. Nếu người thông thiếu kinh nghiệm có thể gây trợt loét niêm mạc ống, gây dính ống lệ đạo, không những không có tác dụng thông chữa bệnh mà còn khiến việc điều trị về sau khó hơn.

Có nhiều trẻ được thông quá nhiều lần không khỏi, ống dẫn tuyến lệ bị trợt loét, tổn thương, không thể thông tiếp, phải đợi đến lúc trẻ lớn phẫu thuật bằng phương pháp khác. Đối với trẻ, không bao giờ nên thông lệ đạo quá 3 lần”, bác sĩ Sơn nói.

Tuy nhiên, thực tế nhiều khi do người nhà bệnh nhân hay sốt ruột, muốn con nhanh khỏi, cộng với việc nhiều bác sĩ vội vàng, thiếu kinh nghiệm không hỏi và giải thích rõ cho bệnh nhân, chỉ cần thấy tắc là thông. Nhiều trường hợp viêm tắc tuyến lệ ở trẻ, được bố mẹ đưa đi thực hiện kỹ thuật thông tuyến lệ, nhưng có những trường hợp thông đến 2-3 lần, thậm chí 4 lần vẫn chưa khỏi. Theo bác sĩ Sơn, đầu tiên, để chẩn đoán tắc tuyến lệ, cần bơm thăm dò, đánh giá xem tắc ở đâu, sau đó mới đưa ra hướng khắc phục. Nếu cứ đè ra thông nhiều, có thể làm hỏng hệ thống dẫn nước mắt.

Tại các nước phát triển, việc điều trị bảo tồn mắt trẻ là quan trọng nên thông thường, bố mẹ sẽ được hướng dẫn cách day mắt thông tuyến lệ. Việc này cần kiên trì, hàng ngày và khoảng 1-2 tháng sẽ khỏi. Nếu biện pháp này không hiệu quả sau vài tháng áp dụng, mới nên tìm đến phương pháp thông tắc tuyến lệ bằng dụng cụ chuyên khoa.

Cách trị viêm tắc tuyến lệ tại nhà cho trẻ

Cha mẹ có thể áp dụng kỹ thuật day, xoa nắn theo các bước sau: 
– Đặt trẻ nằm, một tay giữ đầu trẻ. Dùng ngón trỏ của tay kia đặt lên góc trong mắt, hướng lên trên tạo với trục mắt một góc khoảng 10-15 độ. Ấn nhẹ đầu ngón trỏ, day ngược lên phía trên và về phía mắt để đẩy mủ trong túi lệ (nếu có) qua lệ quản ra ngoài.

– Dùng bông lau sạch mủ nhầy. Nhỏ nước muối sinh lý hay thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh vào túi kết mạc, chờ 1-2 phút, sau đó đặt lại đầu ngón trỏ vào vị trí cũ, ấn một áp lực vừa phải và miết dọc xuống dưới về phía cạnh mũi, lặp lại thao tác này 10-15 lần.

Cách trị viêm tắc tuyến lệ tại nhà cho trẻ (Ảnh minh họa)

Các bước này nên thực hiện mỗi ngày 3 lần, sau vài tuần vẫn không cải thiện rõ rệt, hoặc khi thấy tình trạng có chiều hướng nặng lên thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được tư vấn cách điều trị thích hợp.

Thuốc nhỏ mắt trị viêm tắc tuyến lệ ở trẻ

Thuốc nhỏ mắt Tobrex: Thông thường chỉ dùng từ 5-7 ngày khi bắt đầu áp dụng. Ngày nhỏ 3 lần, sau đó dùng nước muối sinh lý nhỏ lại mỗi ngày cho trẻ đến khi hết hẳn.

Ảnh minh họa

Nước muối sinh lý: là dạng thuốc nhỏ mắt thông dụng nhất ở trẻ, có thể dùng nhỏ mắt cho trẻ thường xuyên. Với trẻ không viêm tuyến lệ vẫn có thể nhỏ để giúp làm sạch mắt, mũi cho trẻ mỗi ngày.

Trường hợp đã nhỏ thuốc nhỏ mắt Tobrex một tuần và nhỏ tiếp lọ “nước muối sinh lý” kết hợp cách day mắt cho trẻ mà vẫn không cải thiện rõ rệt, cần cho trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.
Các thuốc nhỏ mắt khác phải do BS chỉ định dùng cho từng tình trạng cụ thể với thời gian dùng trong bao lâu. Không nên tự ý mua về nhỏ cho trẻ khi chưa thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa.

Nguy hiểm khi nhỏ sữa mẹ cho trẻ khi bị viêm tắc tuyến lệ

Theo TS. Nguyễn Xuân Tịnh, quyền trưởng khoa khoa mắt trẻ em Bệnh viện Mắt Trung ương: Nhỏ sữa mẹ điều trị đau mắt là một phương pháp phản khoa học. Không có chuyện đứa trẻ bị đau mắt nhỏ sữa mẹ sẽ khỏi đau mắt.
“Trường hợp các mẹ cho rằng nhỏ sữa mẹ vào mắt để chữ rỉ cho trẻ là hoàn toàn sai lầm. Thực tế trẻ khỏi đau mắt là do miễn dịch của cơ thể khỏe lên chứ không liên quan tới nhỏ sữa vào mắt. Rất nhiều bệnh nhi bị đau mắt sau khi nhỏ sữa mẹ vào mắt bệnh đã tiến triển rất nặng và nhanh. Sữa là môi trường nhiều dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển rất nặng lên. Nhỏ sữa vào mắt trẻ dễ gây ra một số bệnh lý về mắt viêm kết mạc, thủy giác mạc, hỏng mắt” – BS Trịnh cho biết.

Nhỏ sữa vào mắt của bé chữa rỉ gây nguy hiểm khôn lường (Ảnh minh họa)

– Xem thêm thông tin Nhỏ sữa vào mắt chữa rỉ, mẹ chết lặng khi biết con gái bị loét thủng giác mạc”

 
Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
Bí quyết vàng giúp trị cảm ho, sổ mũi cho trẻ hết hẳn tại nhà
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *