Tại sao cần tiêm phòng viêm phổi cho trẻ?

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng gây tổn thương nhu mô phổi dẫn đến suy hô hấp do rối loạn trao đổi khí, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ.

tai-sao-can-tiem-phong-viem-phoi-cho-tre
Theo tổ chức y tế thế giới và UNICEF, năm 2015, khoảng 16% trẻ tử vong dưới 5 tuổi là do viêm phổi. Viêm phổi là nguyên nhân nhập viện điều trị hàng đầu trong các bệnh lý hô hấp ở trẻ, dễ có diễn biến nặng nhanh nếu không phát hiện điều trị kịp thời, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

Viêm phổi chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp do vi khuẩn, virus trú ngụ ở mũi họng và được phát tán khi trẻ ho, hắt hơi, chảy mũi.

Làm sao phân biệt được trẻ viêm phổi do vi khuẩn hay virus?

Thực tế nếu dựa vào khám lâm sàng, sẽ không thể phân biệt viêm phổi do vi khuẩn hay virus. Ngoài ra, ở trẻ nhỏ do khả năng miễn dịch bảo vệ thấp, khởi đầu có thể trẻ bị nhiễm virus khiến sức đề kháng suy giảm dẫn đến tiếp tình trạng nhiễm vi khuẩn xảy ra sau đó.

Trong đó “phế cầu khuẩn” là nguyên nhân chính của các bệnh lý tai-mũi-họng, viêm phổi, viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để đối phó với loại vi khuẩn này, không có gì tốt hơn việc đưa bé đi tiêm phòng đúng độ tuổi. Việc tiêm vacxin sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm các bệnh nhiễm trùng liên quan do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra.

tai-sao-can-tiem-phong-viem-phoi-cho-tre-1Ảnh minh họa

Phế cầu khuẩn là gì?

Là loại vi khuẩn có tên Streptococcus pneumonia, nguyên nhân chính gây ra bệnh nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Phế cầu khuẩn chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi.

Nhiễm phế cầu khuẩn có thể gây bệnh nghiêm trọng như:

– Viêm màng não (viêm hay sưng phù màng bọc quanh não): là bệnh lý đáng lo ngại ở trẻ nhỏ với 83% trường hợp thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, bệnh có tỷ lệ tử vong cao.

– Viêm phổi: có thể gây suy hô hấp dẫn đến tử vong. Viêm phổi do vi khuẩn này gây ra sốt cao, ho nhiều đờm, có thể có lẫn máu, đau ngực, đôi khi có tràn dịch màng phổi, tương tự như các bệnh viêm phổi thông thường.

– Nhiễm trùng huyết: do phế cầu xâm nhập vào máu gây sốc nhiễm trùng. Bệnh nguy hiểm hơn với những trường hợp đã có sẵn những bệnh lý khác, với khoảng 20% bệnh nhi tử vong.

– Ngoài ra, trẻ có thể gánh chịu những di chứng lâu dài như: bị điếc, mù, liệt, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, trí nhớ kém, và bị chứng đau đầu kéo dài.

Viêm phổi do phế cầu là mối đe dọa lớn ở trẻ nhỏ, với gần 1 triệu ca tử vong hàng năm ở trẻ dưới 5 tuổi, chiếm 1/6 trên tổng số trường hợp tử vong ở độ tuổi này. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với tỷ lệ tử vong trên 50% trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non, trẻ thiếu cân (suy dinh dưỡng bào thai), trẻ không được bú sữa mẹ, trẻ bị mắc các bệnh bẩm sinh, trẻ suy giảm miễn dịch.

Tỉ lệ trẻ nhỏ mắc phế cầu khuẩn rất cao

Có 60% trẻ khỏe mạnh dưới 5 tuổi có phế cầu ở vùng hầu họng, xoang và khoang mũi cũng là nơi dễ nhiễm loại vi khuẩn này. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tiếp xúc với các hạt nước bọt, dịch mũi, …, nhỏ li ti từ người có bệnh hắt hơi, ho, …, lẫn vào không khí. Do đó, với trẻ có sức đề kháng kém, hoặc khi sức đề kháng của trẻ suy giảm (trẻ sơ sinh, trẻ đang ốm, trẻ nhẹ cân suy dinh dưỡng, …) thì những vi khuẩn có sẵn ở môi trường hoặc đang trú ẩn trong cơ thể sẽ tấn công và gây bệnh.

tai-sao-can-tiem-phong-viem-phoi-cho-tre-2Ảnh minh họa

Có nên tiêm phòng viêm phổi bằng vắc-xin phế cầu khuẩn cho trẻ không?

Viêm phổi do phế cầu cũng biểu hiện như viêm phổi do các virus khác, các biểu hiện thường gặp là: sốt, ho, cơ thể ớn lạnh, đau ngực, thở nhanh, nặng hơn thì khó thở, tím tái, suy kiệt, và có thể gây tử vong.

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), có thể phòng tránh cho trẻ bằng cách tiêm ngừa viêm phổi bằng vacxin phòng bệnh phế cầu khuẩn. Vắc xin ngừa phế cầu có tác dụng tạo miễn dịch chủ động cho trẻ em và trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi, với mục đích phòng ngừa các bệnh gây ra bởi phế cầu (Streptococcus pneumoniae) như: Hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp tính.

Nên tiêm phòng viêm phổi cho trẻ theo đúng lịch trình để hạn chế một cách tối đa nguy cơ mắc bệnh viêm phổi và các bệnh về đường hô hấp.

Khi nào bé có thể tiêm ngừa phế cầu khuẩn?

Từ 6 tuần tuổi (thường sẽ tiêm từ 2 tháng tuổi), trẻ đã có thể được tiêm vắc-xin. Tùy vào độ tuổi, số lượng mũi tiêm ở trẻ sẽ khác nhau.

– Dưới 7 tháng: Bé cần tiêm 3 mũi chính, 1 mũi nhắc lại.
– Từ 7 đến dưới 12 tháng: Bé cần tiêm 2 mũi chính, 1 mũi nhắc lại.
– Lớn hơn 12 tháng: Tiêm từ 1 đến 2 mũi chính và 1 mũi nhắc lại.

Có bao nhiêu loại vắc-xin ngừa phế cầu?

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 loại vắc-xin khác nhau được dùng cho các nhóm tuổi khác nhau:

Loại 1: Văc-xin PCV 10 hay được biết đến với tên Synflorix giúp ngừa được 10 chủng phế cầu khác nhau. PCV 10 được tiêm cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi. Đây là loại vắc-xin có thêm tác dụng phòng ngừa viêm phổi và viêm tai giữa.

Loại 2: Vắc-xin PPSV23 có tên Pneumo 23, tuy không có công dụng ngừa viêm phổi, viêm tai giữa nhưng có thể bảo vệ trẻ nhỏ trước sự đe dọa của 23 chủng vi khuẩn phế cầu khác nhau và . Vắc-xin này sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và chỉ cần tiêm ngừa 1 mũi duy nhất. Trong trường hợp miễn dịch của trẻ đang bị suy giảm, có thể sẽ cần phải tiêm nhắc lại.

Do đó, nếu có khả năng thì nên chích cả hai, nhưng dưới 2 tuổi thì chích trước PCV10, còn sau 5 tuổi thì chỉ có thể chích PPSV23. Trong mọi trường hợp, mũi PPSV23 nên chích sau mũi PCV10 cuối cùng 6 tháng.

Có thể tiêm ngừa vắc-xin khác cùng lúc với tiêm phòng phế cầu khuẩn không?

Hai loại vắc-xin trên được bào chế từ các thành phần của vi khuẩn, nhưng không sử dụng vi khuẩn sống. Vì vậy, có thể tiêm các vắc-xin này cùng lúc với vắc-xin phòng ngừa các bệnh khác.

Khi nào trẻ không nên tiêm vắc-xin phế cầu?

Vắc-xin phế cầu không thích hợp cho những trường hợp trẻ đã có dấu hiệu dị ứng ở lần tiêm trước đó.

Gần một nửa số trẻ sau khi tiêm phòng viêm phổi sẽ gặp các tác dụng phụ như: bị đỏ, đau, sưng tấy ở chỗ tiêm, buồn ngủ, sốt nhẹ hoặc trẻ quấy khóc, khó chịu. Với các trường hợp phản ứng nặng như khó thở, khan giọng, thở khò khè, nổi mề đay, nhợt nhạt, mệt mỏi, tim đập nhanh, chóng mặt thì cần được đưa đến bệnh viện để xử lý kịp thời.

Tiêm ngừa vắc-xin phế cầu khuẩn cho trẻ ở đâu?

Đây là mũi tiêm ngừa dịch vụ không có trong chương trình tiêm chủng Quốc Gia (không được miễn phí). Có thể đăng ký tiêm ngừa cho trẻ tại trung tâm y tế Quận, Huyện, bệnh viện Nhi, hoặc các cơ sở tiêm vắc-xin dịch vụ.

Văc-xin phế cầu khuẩn giá bao nhiêu?

Văc-xin phế cầu khuẩn hiện là một trong những loại văc-xin đắt nhất hiện nay, giá thành 2 loại:

– Synflorix (PCV10 – loại 10 chủng). Tiêm 2-4 mũi tùy theo độ tuổi. Giá từ 800.000 đồng – 900.000 đồng.
– Pneumo23 (PPSV23 – loại 23 chủng). Chỉ tiêm 1 mũi duy nhất. Giá từ 300.000 đồng – 400.000 đồng.

Hỏi đáp về tiêm ngừa phế cầu khuẩn cho trẻ

Câu hỏi: “Cho em hỏi, bé nhà em 8 tháng chưa chích ngừa cúm và phế cầu, vậy em có nên cho con chích ngừa cả 2 loại cúm và phế cầu không? nên chích loại nào trước? Em cám ơn.

Phòng dược sĩ:
Mẹ cho bé tiêm ngừa cùng lúc cúm và phế cầu được nhé. Vắc-xin phế cầu không sử dụng vi khuẩn sống nên có thể tiêm các vắc-xin này cùng lúc với vắc-xin phòng ngừa các bệnh khác.

Câu hỏi: Cho em hỏi bé nhà em được hơn 5 tháng. Em định tuần sau cho con đi uống rotavirut và tiêm ngừa phế cầu luôn được không ạ? Bé chưa tiêm và uống 2 loại này lần nào.

Phòng dược sĩ:
Bé của bạn đã hơn 5 tháng thì việc bắt đầu uống Rota sẽ không còn hiệu quả. Vắc-xin ngừa rotavirus cần uống xong 2 liều trước 6 tháng tuổi (2 liều cách nhau 1 tháng) mới đảm bảo hiệu lực cho trẻ. Và nên cho bé tiêm ngừa Phế cầu loại nhỏ (PCV10) từ bây giờ.

Câu hỏi: Con em 20 tháng tuổi và bé thường xuyên bị viêm họng, viêm amidan, em nghe nói tiêm ngừa phế cầu có thể ngừa bệnh viêm phổi và viêm tai giữa, cho em hỏi nếu bé tiêm vacxin ấy thì có giảm bớt bị viêm amidan với viêm họng luôn không?

Phòng dược sĩ:
Vắc-xin phế cầu không có tác dụng ngừa viêm họng hay viêm amidan mẹ nhé. Ngoài ra, với loại ngừa Phế cầu PCV10 cũng chỉ có thể ngừa viêm tai giữa, viêm phổi do phế cầu khuẩn gây ra, chứ không phải ngừa tất cả các tác nhân khác gây viêm tai giữa hay viêm phổi ở trẻ. Trẻ vẫn có thể viêm tai giữa, viêm phổi từ sự viêm nhiễm khác (nhiễm virus, vi khuẩn khác)

Câu hỏi: Cho em hỏi, em dự định tuần sau cho con đi tiêm ngừa sởi và tiêm luôn phế cầu, những lần trước bé tiêm về lần nào cũng bị sốt và mệt mỏi, biếng ăn hết mấy ngày. Em nghe nói loại vacxin phế cầu hay hành trẻ nóng sốt mệt mỏi. Vậy em cho bé tiêm cả hai cùng lúc có được không ạ? Có cách nào giúp cho bé giảm mệt mỏi không?

Phòng dược sĩ:
Đa số các loại vắc-xin tiêm phòng sẽ gây sốt nhẹ ở trẻ, trẻ đề kháng kém sẽ mệt mỏi, khó chịu hơn bình thường. Thông thường nếu không có sự phản ứng bất thường gì xảy ra (rất hiếm gặp), sau một vài ngày các tình trạng ấy sẽ hết. Mẹ tham khảo “Cách giúp trẻ ít hành mệt mỏi vẫn ăn ngủ ngon sau khi tiêm ngừa” Tại Đây nhé!

PHÒNG DƯỢC SĨ TƯ VẤN TRỰC TIẾP CHO MẸ VÀ BÉ

Chị em có con chậm tăng cân, hay ốm, biếng ăn, gắt ngủ khó ngủ, chậm biết lẫy, chậm ngồi bò, chậm mọc răng, chậm đi đứng. Mẹ đang cho con bú gầy yếu, mất ngủ, đau đầu hoa mắt, cơ thể mệt mỏi, …, cần tư vấn trực tiếp để cải thiện tình trạng của mẹ hoặc bé.
Hãy để lại số ĐTDĐ và tình trạng hiện tại trong phần “bình luận”, sẽ được Phòng dược sĩ gọi điện tư vấn trực tiếp cho từng trường hợp. Hoặc chủ động gọi Hotline miễn tính cước phí cuộc gọi đến: 1800 78 99 88 để hỏi ngay trường hợp của con.

 
Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *