Trẻ ngủ ít, ngủ trễ – những tác hại khôn lường ba mẹ không ngờ tới

Trẻ ngủ ít, ngủ trễ về lâu dài có thể gây ra những tác hại khôn lường. Đó là những tác hại gì, trẻ ngủ bao nhiêu giờ một ngày được coi là đủ giấc? Các bậc cha mẹ cùng tìm hiểu nhé! 

1. Trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không?

tre-so-sinh-ngu-it

Trẻ sơ sinh ngủ ít ảnh hưởng tới sức khỏe

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt trẻ sơ sinh. Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc đi tiêu, tiểu mà thôi. Thời gian còn lại, bé sẽ dùng để ngủ, một phần vì chưa quen với ánh sáng bên ngoài, một phần vì thói quen nhắm mắt như còn trong bụng mẹ. Do đó, hầu hết trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều trong 3 – 4 tháng đầu sau sinh.

Ở độ tuổi này, giấc ngủ có ý nghĩa rất đặc biệt, nó sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, chiều cao ở trẻ. Ngoài ra, nếu bé được ngủ ở giường rộng, thoáng, ngủ ngon, ngủ một mình cũng sẽ giúp bé tránh khỏi nguy cơ viêm đường hô hấp. 

Do đó, nếu trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ ít trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển não bộ và chiều cao của trẻ. Trong đó, trẻ cần được ngủ sâu vào 22h – 24h – 2h vì đây là thời điểm hoc-mon chiều cao phát triển tốt nhất, trẻ ngủ sâu được thời gian này sẽ phát triển chiều cao tối ưu. Nếu trẻ bỏ lỡ, con có thể sẽ không cao như những trẻ khác.

2. Trẻ nhỏ đã qua giai đoạn sơ sinh ngủ muộn, ngủ ít và những tác hại khôn lường 

Với trẻ từ 3-6 tuổi, thời gian ngủ lý tưởng phải đạt 10 – 12 giờ mỗi đêm. Nếu trẻ nhà bạn không ngủ đủ số giờ này, đặc biệt kèm theo các biểu hiện dưới đây thì không nên xem thường nhé:

– Bé hay cảm thấy mệt mỏi, gương mặt kém tươi tỉnh.

– Bé thường xuyên ngủ gà gật.

– Bé hay dụi mắt và cảm thấy cáu gắt, khó chịu.

– Buổi sáng, muốn bé dậy sớm là điều cực kỳ khó khăn. Buổi tối, muốn bé đi ngủ sớm cũng khó khăn không kém.

Tác hại khôn lường

Về lâu dài, việc ngủ trễ hay thiếu ngủ có thể gây ra cho trẻ những tác hại sau:

Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát

Cũng như người lớn, ngủ đủ, ngủ đúng giờ và đẫy giấc là phương thuốc hiệu quả nhất giúp cơ thể trẻ nghỉ ngơi và nạp năng lượng mới sau những giờ vui chơi, học tập mệt mỏi. Hơn thế nữa, nó còn giúp cơ thể trẻ giữ gìn sức khỏe và sắc vóc, sự tươi tỉnh bên ngoài.

Tinh thần uể oải hoặc cáu gắt

Ngủ trễ hay thiếu ngủ cũng có thể khiến trẻ luôn ở trong tâm trạng mệt mỏi, uể oải, khó tập trung học tập và trí nhớ giảm sút. Ngoài ra, bé cũng khó giữ bình tĩnh, dễ cáu gắt, không chơi ngoan, không chịu ăn. Trẻ mệt mỏi, thiếu ngủ thì làm sao ngoan được?

Tăng nguy cơ béo phì


Thiếu ngủ còn làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ

Trái với suy nghĩ của nhiều ba mẹ, thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ béo phì của trẻ. Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho thấy, độ dài của giấc ngủ có ảnh hưởng tới sự tăng cân của trẻ. Những bé ngủ ít hơn 10 tiếng/ngày có nguy cơ béo phì gấp 3 lần với những bé ngủ 12 tiếng/ngày. Vì ngủ ít dễ dẫn tới việc tăng hooc-môn kích thích cảm giác đói và làm giảm lượng hooc-môn giúp giảm bớt cảm giác đói, kết quả là trẻ cứ muốn ăn nhiều và tăng cân.

Hạn chế phát triển chiều cao

Nhiều chuyên gia tin rằng, loại hooc-môn tăng trưởng giúp cơ thể dài ra, cao thêm được tiết vào khoảng thời gian từ 9 giờ đêm đến 2 giờ sáng hôm sau, lúc trẻ ngủ say nhất. Trong trường hợp bé chưa ngủ hoặc ngủ chưa say, hooc-môn này không thể hoạt động hết công suất giúp bé cao lớn thêm được.

Ảnh hưởng đến hành vi

Nghiên cứu tại Anh cho thấy, những trẻ thường đi ngủ sau 9h hay có nền tảng xã hội kém hơn. Ngoài ra, sự hiếu động thái quá, hạnh kiểm, các vấn đề với bạn cùng trang lứa và những khó khăn trong cảm xúc cũng là những vấn đề chịu ảnh hưởng của giấc ngủ của trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý là những vấn đề này chỉ trở nên nghiêm trọng khi chúng phát triển theo chiều hướng tăng lên trong suốt thời thơ ấu của trẻ.

3.  Thời gian ngủ chuẩn cho trẻ

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh được khuyến cao nên ngủ ít nhất 14 – 15 tiếng/ngày và giảm dần khi lớn hơn. Ngoài ra, đối với giấc ngủ của trẻ, việc ngủ nhiều ngủ ít cũng không quan trọng bằng ngủ sâu ngủ ngon, vì vậy mẹ cần tạo không gian thoáng, nhiệt độ phòng vừa phải để trẻ ngủ ngon, ít giật mình.

Thời gian ngủ cho trẻ và người lớn theo khuyến cáo của Tổ chức quốc gia nghiên cứu về giấc ngủ Mỹ National Sleep Foundation : 

– Trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi: 14-17 giờ mỗi ngày.

– Trẻ 4-11 tháng: 12-15 giờ.

– Trẻ mới biết đi (1-2 tuổi): 11-14 giờ.

– Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi): 10-13 giờ.

– Trẻ trong độ tuổi tiểu học (6-13 tuổi): 9-11 giờ.

– Thanh thiếu niên (14-17 tuổi): 8-10 giờ.

– Thanh niên (18-25 tuổi): 7-9 giờ.

– Người lớn (26-64 tuổi): 7-9 giờ.

– Người lớn tuổi (65 tuổi trở lên): 7-8 giờ.

(Tổng hợp theo vnexpress và Yêu trẻ)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *