6 sai lầm về việc cho trẻ ăn dặm cần tránh

Rất nhiều trẻ đã trở nên biếng ăn, chậm tăng cân, đứng cân nhiều tháng vì mẹ phạm phải các điều sai lầm này.

Trước giờ quan điểm của trang luôn nhắc trong các bài viết về chế độ ăn cho trẻ là:
“Tất cả chế độ ăn dặm hay món ăn dành cho trẻ dù theo chế độ nào, nấu theo hình thức nào đều chỉ mang tính tham khảo” đừng quá cứng nhắc áp dụng rập khuôn chưa chắc đã hợp với con mình.

Tại sao vậy?
Vì không có trẻ nào giống trẻ nào. Đường ruột của trẻ trong năm đầu khỏe hay yếu, khả năng tiêu hóa và hấp thu thế nào sẽ tùy thuộc vào quá trình chăm sóc của từng bà mẹ.

Nên lựa chọn chế độ ăn thích hợp với bé, không nên áp dụng rập khuôn theo kiểu mẫu

Việc cho trẻ ăn uống cần nên linh động tìm hiểu và ứng dụng cho phù hợp với con mình. Khi ăn thử món mới, dùng thử thực phẩm mới, ăn thử chế độ ăn dặm nào cũng vậy. Cần để ý xem có hợp với con mình không? Con có thích không, ăn vào đi ngoài có bình thường có bị nôn trớ không? Cái nào thử thấy rõ là hợp thì dùng, không hợp thì bỏ ra chứ không phải là áp dụng rập khuôn là tốt với con mình.

3 nguyên nhân khiến đường ruột của trẻ hoạt động kém, suy yếu:

– Trẻ hay ốm uống nhiều kháng sinh tất nhiên không thể có đường ruột tốt, tiêu hóa tốt như trẻ không uống kháng sinh trong năm đầu.

– Trẻ bị mẹ cho ăn dặm sớm hơn tháng tuổi có thể bắt đầu ăn dặm, đường ruột sẽ bị quá tải và yếu hơn, hấp thu sẽ kém hẳn về sau, sẽ tăng cân chậm hơn so với trẻ được tập ăn đúng giai đoạn.

Trẻ bị mẹ cho ăn dặm sớm đường ruột sẽ bị quá tải và yếu hơn

– Trẻ được tập ăn quen dần từng ít một, ăn 1 cữ sau vài tuần đến 1 tháng mới tập ăn cữ thứ 2, hệ tiêu hóa sẽ thích ứng tốt hơn, đường ruột sẽ khỏe hơn so với trẻ mới tập ăn trong 1-2 tháng đầu đã bị nhồi nhét ăn ngày nhiều cữ, ăn quá nhiều.

Các mẹ có con đang bị biếng ăn, chậm tăng cân, đứng cân, hãy kiểm tra lại các điều này. Nếu vấn đề nào đã xảy ra với con trong thời gian qua, khiến con đang biếng ăn, nhẹ cân, hay bị đi ngoài, nôn trớ, …, hãy điều chỉnh ngay và cần cải thiện ngay đường ruột cho trẻ mới có thể giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn thì ăn uống mới hấp thu vào được.

6 sai lầm về việc cho trẻ ăn dặm cần tránh

1. Nên bắt đầu tập trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi
Trẻ nên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Đó là việc rất quan trọng giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn trong năm đầu đời và có hệ tiêu hóa tốt.

Trẻ có đường ruột tốt, không uống kháng sinh, không hay bị đầy bụng, nôn trớ, đi phân sống và đang tăng cân tốt. Từ 5,5 tháng có thể tập ăn dặm vài thìa nhỏ cho quen dần. Tuy nhiên nếu để trẻ được hẳn 6 tháng tuổi mới bắt đầu tập ăn vẫn là sự lựa chọn tốt nhất.

2. Chỉ cho trẻ tập ăn dặm vài thìa nhỏ trong tuần đầu tiên
Chỉ nên cho trẻ tập ăn vài muỗng bột nhỏ trong 1 tuần đầu và tăng dần lượng bột ở tuần thứ 2. Sang tuần thứ 3 mới ăn hẳn thành ngày 1 cữ ăn dặm. Trước tiên tập trẻ ăn bột dạng ngọt. Sang tháng thứ 7 mới nên tập trẻ ăn dạng bột mặn ở cữ thứ 2 và cho trẻ ăn dần từng ít một mới tăng lượng bột lên thành 2 cữ ăn dặm ở giữa tháng thứ 7.

Dù bé có háu ăn, dễ ăn mẹ cũng không nên cho ăn nhiều hơn hẳn so với tháng tuổi

Với các bé háu ăn, dễ ăn, cũng không nên cho trẻ ăn nhiều hơn hẳn so với tháng tuổi dù trẻ có biểu hiện đòi ăn. Không nên tăng số bữa ăn, ăn quá nhiều so với độ tuổi sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé hoạt động quá tải, sau một thời gian sẽ khiến đường ruột bị rối loạn có nguy cơ khiến bé từ trẻ háu ăn trở thành sợ ăn, biếng ăn, chậm tăng cân, đứng cân hẳn.

3. Không tập trẻ ăn dặm khi trẻ đang ốm, mới hết bệnh
Người lớn khi sức khỏe yếu, đang bệnh thì hệ tiêu hóa cũng kém hoạt động hẳn so với bình thường nói gì là trẻ. Khi trẻ đang bệnh, hệ miễn dịch đang suy yếu kéo theo hệ tiêu hóa hoạt động cũng yếu hẳn lại. Lúc này không nên bắt đầu tập trẻ ăn dặm, không nên tăng cữ ăn dặm hoặc cho trẻ ăn thử món mới, sẽ có nguy cơ khiến đường ruột bị rối loạn sinh ra tiêu chảy, đi phân sống, nôn trớ kéo dài. Hãy để trẻ khỏe hẳn và bú sữa đủ cữ như bình thường trở lại mới nên bắt đầu tập trẻ ăn dặm

4. Không tập trẻ ăn dặm khi trẻ đang đi ngoài, đang nôn trớ
Với trẻ đang có dấu hiệu tiêu hóa kém: trẻ hay nôn trớ, đi phân sống ngày vài lần, trẻ bị tiêu chảy, không nên tập trẻ ăn dặm ngay thời điểm ấy. Nên để trẻ hết hẳn hãy tập ăn. Khi đường ruột ở trẻ đang bị rối loạn mà còn tập ăn “món lạ” không phải là sữa càng khiến đường ruột không thích nghi được và bị rối loạn kéo dài hơn.

5. Không tập trẻ ăn dặm sớm khi trẻ đang bị chậm tăng cân, nhẹ cân
Đây là sai lầm thường gặp nhất ở nhiều bà mẹ. Dù trẻ đang bú mẹ hay bú bình, khi trẻ đã bị chậm tăng cân, nhẹ cân so với tháng tuổi. Càng nên tích cực cho trẻ bú mẹ, uống thêm nhiều sữa để cải thiện. Chứ không phải thay bằng việc cho trẻ ăn dặm để mong trẻ tăng cân nhiều hơn. Điều ấy phản khoa học! Trẻ trong năm đầu và cả trong 18 tháng đầu, lớn khỏe, tăng cân tốt là nhờ nguồn dinh dưỡng từ sữa không phải nhờ ăn.

6. Không cho trẻ ăn đốt giai đoạn
Trẻ 6 tháng mới nên bắt đầu tập ăn và đến tháng thứ 10 mới nên “bắt đầu tập ăn cháo nhuyễn”. Trẻ trước 10 tháng tuổi không nên ăn cháo, dù là nấu nhuyễn vì khó tiêu hóa và hấp thu vào cơ thể. Nhiều mẹ con mới hơn 8 tháng đã cho con ăn cháo ngày 2-3 cữ, khiến trẻ sợ ăn, biếng ăn, chậm tăng cân hoặc đứng cân hẳn sau đó, nhưng mẹ vẫn không biết tại sao vẫn muốn chon con ăn tiếp. Trong khi cứ cố ép trẻ ăn mà trẻ tăng cân không nổi thì càng phản tác dụng, càng có hại cho đường ruột của trẻ.


Không nên đốt cháy giai đoạn cho bé ăn cháo sớm hơn 10 tháng tuổi để bảo vệ đường ruột của bé

Với trẻ có đường ruột tốt, trước giờ ít khi bị các tình trạng: nôn trớ, tiêu chảy, đi phân sống, có thể tập cho ăn cháo lúc 9 tháng rưỡi, nếu ăn và trẻ đi ngoài bình thường, không đầy bụng, không nôn trớ, không đi phân sống 2-3 ngày liên tục, thì có thể cho trẻ tập ăn cháo tiếp tục. Nếu trẻ có 1 trong các dấu hiệu trên, hãy ngưng ngay lại và để sang 10 tháng mới tập ăn lại.

Hãy xem trẻ có tăng cân tốt hàng tháng với chế độ ăn dặm ấy không?

Nhiều bà mẹ đã vô tư một cách khó hiểu, cứ muốn cho con ăn cháo sớm, khiến con tiêu chảy cả tháng và đứng cân luôn mà cứ nói không hiểu tại sao? Khi trẻ ăn mà bị chậm tăng cân, đứng cân nghĩa là cách ăn uống có vấn đề, chưa phù hợp và cần điều chỉnh lại ngay.
Nếu mẹ cho con ăn uống không phù hợp, ăn dặm sớm, ăn đốt giai đoạn, khiến đường ruột bị quá tải, suy yếu, dù có cho trẻ uống bổ sung gì mà cứ ép trẻ ăn như thế cũng không cải thiện nổi. Con cũng chẳng lớn được.

Rất nhiều mẹ có con biếng ăn, bú kém, chậm tăng cân, đứng cân, khi vào trang nhờ “Phòng dược sĩ” tư vấn và thay đổi chế độ ăn cho con, không ép con ăn nữa. Trường hợp trẻ ăn cháo sớm thì giảm lại hoặc ngưng cháo chuyển sang cho trẻ ăn bột. Sau một thời gian đều có chuyển biến tốt hơn hẳn. Nhất là cải thiện thấy rõ các tình trạng trẻ hay nôn trớ, đi phân sống kéo dài, trẻ đã uống sữa nhiều hơn và điều quan trọng là các bé ấy đã tăng cân trở lại sau thời gian dài đứng cân, tăng cân nhiều hơn.

Có mẹ vào hỏi sao trang chỉ nhắc về cân nặng mà không nói tới chiều cao của trẻ?
Thực tế là với những trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân thì cả sự phát triển thể chất khác như chiều cao đều bị chậm lại, phát triển kém hơn. Khi trẻ tăng cân tốt thì tiến trình phát chiều cao và sức khỏe thể chất cũng tốt. Nên ở các bài viết về chế độ ăn và dinh dưỡng cho trẻ, trang thường đề cập tới yếu tố cân nặng, tăng cân hàng tháng ở trẻ. Trẻ cần tăng cân đầy đủ hàng tháng trong 2 năm đầu mới có đủ dưỡng chất giúp các cơ quan của cơ thể phát triển toàn diện. Từ sức đề kháng đến sự phát triển chiều cao và trí não đều cần có đủ nguồn dinh dưỡng để “hoạt động, phát triển và hoàn thiện”.

Khi trẻ chậm tăng cân cơ thể sẽ thiếu dưỡng chất và khiến các cơ quan ở cơ thể không được nuôi đầy đủ. Để tình trạng ấy kéo dài, không chỉ về cân nặng hay chiều cao mà trẻ sẽ bị chậm phát triển toàn diện.

Banner-Favim
Banner-BioVital
 

PHÒNG DƯỢC SĨ TƯ VẤN
Chị em có con chậm tăng cân, hay ốm, biếng ăn, gắt ngủ khó ngủ, chậm biết lẫy, chậm ngồi bò, chậm mọc răng, chậm đi đứng, cần tư vấn trực tiếp để cải thiện tình trạng của mẹ hoặc bé.
Hãy để lại số ĐTDĐ và ghi rõ tháng tuổi, cân nặng, tình trạng hiện tại của con trong phần “bình luận”, sẽ được Phòng dược sĩ gọi điện tư vấn trực tiếp cho từng trường hợp.
Hoặc chủ động gọi Hotline miễn tính cước phí cuộc gọi đến: 1800 78 99 88 để hỏi ngay trường hợp của con.

Hãy tham khảo các chia sẻ thực tế từ những bà mẹ đã cải thiện hoàn toàn cho con tình trạng: biếng ăn, biếng bú, chậm tăng cân, khó ngủ, rụng tóc hình vành khăn, táo bón, chậm biết lẫy, chậm ngồi bò, chậm mọc răng, hay ốm vặt, … để yên tâm áp dụng cải thiện nhanh cho trẻ.

Mẹ vỡ òa hạnh phúc khi bé Đức Hoàn lênđược1,5cân/tháng sau hơn nămđứng cân; bé Thành Nam tăngthêm11cânsau18tháng

http://dinhduongbaby.com/2-be-sinh-doi-nhe-can-nha-me-tu-nguyen-da-tangmoi-thanggan2kg-con-anngon-ngungon-rat-khoe/

Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần10kí và caothêm21cm, bé Anh Tú tăng2kí cao thêm7cm chỉ trong thời gian ngắn

Bé Minh Long đã tăng 4 kí, hết biếng ăn, bé Muội Muội đã tăng cân tốt, hết các dấu hiệu còi xương, hết ốm vặt nhờ cải thiện kịp thời

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
Bí quyết vàng giúp trị cảm ho, sổ mũi cho trẻ hết hẳn tại nhà
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *