Cách muối cà pháo cực ngon

1. Cà pháo muối xổi, ăn ngay sau 2 tiếng

Cách làm cực kỳ đơn giản như sau:

– Cà pháo chọn loại cà quả to cỡ gần bằng quả trứng gà, mua chừng 10 quả. Còn cà quả nhỏ thì mau chừng 150g – 200g

– Một ít rau răm cắt nhỏ

– 1/2 thìa cafe Tỏi băm nhuyễn

– ớt băm nhuyễn nhiều hay ít tùy ý

– Nước mắm chua ngọt pha sẵn như công thức hôm trước

Bước 1: cà pháo rữa sạch rồi cắt bỏ cuốn, quả to thì cắt làm 4 – 5 miếng mỏng vừa ăn (Không bổ kiểu bổ cau hay bổ cà chua mà là cắt từng khoanh tròn mỏng theo chiều dọc quả cà). Còn cà quả nhỏ cứ bổ làm đôi là được

Bước 2: Cắt cà xong cho ngay vào một cái tô nước lạnh ngập qua mặt cà, thêm 1/2 thìa cafe muối trắng vào để vậy chừng 15-20p cho cà ra hết nhựa (nước cà ra màu vàng hơi nâu luôn mới sạch nhựa). Sau 20p cho cà vào rổ xả lại qua nước lạnh và để ráo.

Bước 3: Trộn cà
– Cho cà pháo đã để ráo nước vào 1 cái tô to, cho rau răm cắt nhuyễn, tỏi băm, ớt băm vào, cho tiếp chừng 5-6 muỗng ăn cơm nước chua ngọt nấu sẵn theo công thức bên dưới vào. Cứ canh sao cho ngấm cà khi trộn qua lại vài lần là được, thấy chưa ngấm cà thì thêm 1-2 thìa nước mắm pha vào.

Cà muối xổi chỉ cần trộn qua trộn lại chừng chục nhát để chừng 10p ăn là được

P/s: Các bạn nấu nước mắm chua ngọt để sẵn đi,làm được rất nhiều món cực kỳ tiện lợi, lúc ăn kg cần đong đo rồi nêm tới nêm lui mà kg lần nào pha giống y lần nào được.

Nấu 1 lọ đầy cho cả giấm vào nấu , rồi để ngăn mát tủ lạnh tới giờ gần 3 tháng mà vẫn ngon như thường. Để bên ngoài muốn để lâu 1-2 tháng thì các bạn chỉ nấu đường, nước và nước mắm thôi, đừng cho giấm vào nấu cùng. Khi nào ăn thì, lấy đủ lượng nước mắm đường sắp ăn ra rồi pha thêm giấm vào từng thìa 1 nêm cho vừa miệng rồi bỏ tỏi ớt băm vào là xong.

Cách pha nước mắm tỏi ớt: 

Công thức pha chuẩn nhất là đong nước mắm, đường, nước theo tỉ lệ sau: 1 bát nước mắm: 1,5 bát đường cát, 1,5 bát nước

Bước 1: Cho vào nồi nhỏ 1 bát nước mắm loại ngon, với 1 bát rưỡi đường cát (lượng đường ngang bằng mặt bát), thêm 1,5 bát nước lạnh vào rồi cho lên bếp đun với lửa vừa. Nước mắm sôi vặn nhỏ lửa lại cho lửa còn liu riu, dùng vá khuấy đều vài lượt cho đường tan hẳn, sau đó kg khuấy nữa và đun tiếp chừng 4-5p.

Bước 2: Trong lúc đun nước mắm từ 4-5p các bạn cứ đứng đó luôn, để vớt lớp bọt trắng trên mặt nước bỏ đi. Sau đó tắt bếp, cho vào 1 thìa café bột ngọt, phải có bột ngọt nước mắm đường mới ngọt dịu.

P/s: Các bạn nên nấu nước mắm đường 1 lần nhiều nhiều tí rồi cho vô lọ để ăn cả tháng, lúc nào ăn cho thêm chanh hay dấm vào.

Bước 3: Pha chanh/dấm theo tỉ lệ: cứ 1/2 bát nước mắm đã nấu bên trên thì 3 thìa café nước cốt chanh hoặc 3 thìa café dấm chua, khuấy đều rồi nếm thử coi vừa khẩu vị mình chưa? Nếu ăn chua hơn thì cho thêm dấm vào, thích ít chua hơn thì cho chừng 2-3 thìa cơm nước mắm đường vào là ổn.

Bước 4: Sau khi pha xong vừa miệng nước mắm đường vơi chanh/dấm rồi, mới băm tỏi ớt thật nhuyễn cho vào, 1 bát nước mắm cho vào chừng 2 thìa café tỏi ớt băm (ít hay nhiều tùy khẩu vị mỗi người)

P/s: Đây là cách pha nước mắm để ăn hay trộn gỏi, chấm các món gỏi (gỏi là nộm), hay là ăn với bún thịt nướng sẽ không bị loãng bún. Còn pha nước mắm để ăn bánh bèo bánh cuốn, bánh xèo, sẽ pha loãng hơn bằng cách cho thêm lượng nước vào theo tỉ lệ:

1 bát nước mắm: 1,5 bát đường cát, 2 bát nước lạnh.

Ngoài ra, công thức pha nước mắm bên trên với Miền bắc thường ăn mặn hơn thì giảm 1/4 đường lại, nghĩa là lượng đường ấy chia ra và giảm bớt 1/4 phần.

Các bạn cứ gia giảm tùy theo khẩu vị thực tế từng nhà, còn công thức áp dụng là để tránh trường hợp ai chưa biết pha bị quá tay như là mặn quá mức, ngọt quá mức sẽ khó chữa lại hơn là trước tiên cứ làm theo công thức. Rồi ai ăn mặn thêm nước mắm từng thìa vào để nếm lại, hay ăn ngọt hơn thêm đường vào.

2. Cà pháo muối kiểu phổ thông: 

Nguyên liệu: 
Cà pháo: 1kg

– Riềng: 1 củ nhỏ (cỡ bằng 2 ngón tay cái)

– Tỏi: 2 củ vừa hay 1 củ to có nhiều tép nha

– Ớt hiểm: vài quả, ai kg thích ăn cay thì thôi

– Muối trắng

– Giấm trắng: 2 thìa ăn cơm

– Gừng: 1 nhánh nhỏ chừng 1 lóng tay (chị bé thấy vừa có gừng vừa có riềng nó thơm ngon hơn)

Sơ chế: 
– Cà mua về rải mỏng ra một cái khay hay rổ to mang đi phơi nắng chừng 3 – 4 tiếng cho cà hơi héo tí sẽ giúp cà giòn hơn khi muối và khi dùng dao nhỏ cắt phần cuống cà sẽ ít bị phạm hơn, dễ bóc tách hơn (kg cần rữa cà ở bước này nha).

Lưu ý: Với nắng  gắt phơi tầm 3-4 tiếng, nắng vừa phơi 5 tiếng, nắng nhẹ/hanh nắng thì phơi cà để 6-7 tiếng cũng được. Nhưng với nắng gắt mà phơi cà lâu hơn 4 tiếng sẽ khiến cà muối xong ăn bị dai kg dòn ngon nha. Không có nắng thì đừng làm ngay, cứ để cà chổ nào mát rồi hôm sau làm cũng được.

– Cắt bỏ phần cuống cà: Sau khi để cà qua đêm hoặc áp dụng cách phơi nắng, thì cầm từng quả cà lên cắt bỏ phần cuống, cắt cho khéo để không phạm phần thịt cà sẽ làm cà bị úng nước khi muối (quả cà ứ nước ăn sẽ không thơm giòn và nhanh bị chua theo kiểu cà bị úng)

Lưu ý: Khi cắt bỏ cuống cà, cắt tới đâu thì bỏ cà vô ngay thau nước để phần mặt cắt không bị thâm đen.

– Kế tiếp rửa sạch cà qua 2 lượt nước lạnh, rồi ngâm cà với nước muối, cho vào chậu nước khoảng 2 thìa cơm muối trắng, nước kg cho nhiều quá, chừng 1,5-2 lít nước là ngâm 1 ký cà được rồi, ngâm cà 30p.

– Riềng rửa sạch, gừng cạo vỏ rồi rửa sạch, thái lát mỏng, tỏi bóc vỏ, tất cả đều đập dập ra trộn chung luôn cho nhanh và chia làm 3 PHẦN (đập giập sẽ giúp ngấm vào nước muối cà tạo ra mùi thơm ngon hơn)

Pha nước muối cà: 
– Dùng nước ấm (nước đung sôi để còn ấm tay, ấm chứ kg nóng hẳn nha), canh tỉ lệ như sau: 800ml – 1 lít nước, 4 thìa cafe muối (thìa đầy vun), 2 thìa đường.

– Các mẹ cứ mạnh dạn nếm thử thấy nước nó có vị mặn lợ lợ, không mặn quá nhưng phải mặn đậm rõ hơn nước nấu canh nha. Thấy có nhạt thì thêm muối vào, cho chừng 2 thìa ăn cơm giấm chua, giấm có tác dụng giúp cà nhanh chua hơn, sau chừng 2 ngày là ăn được.

P/s: Không có dấm lấy chanh thay thế cũng được luôn, chừng ½ quả chanh cỡ vừa vắt vào.

Cách muối cà: 
– Lấy 1 cái lọ đã rửa sạch và để ráo nước hòa toàn (chưa ráo nước thì lấy khăn lau cho khô là được)

– Cho vào đáy lọ 1 nhúm riềng, gừng, tỏi đã đập dập vào, dàn trải cho đều ra rồi cho phân nữa số cà vào.

– Tiếp theo cho lên mặt cà trong lọ 1 lớp riềng, gừng, tỏi, ai thích cay thì cho mấy trái ớt đã bẻ cuống vào luôn cho mau cay. Sau đó cho hết phần cà còn lại vào, cuối cùng cho phần riềng, gừng, tỏi còn lại lên trên cùng.

– Đổ nước muối đã pha ngập hết mặt cà, nếu thấy thiếu thì cho thêm ít nước vào cho ngập mặt cà, rồi cho chừng 1 thìa cafe muối rải đều lên lớp cà trên cùng và kg cần khuấy tan.

– Cuối cùng lấy 1 cái túi ni lông cho nước vô cột chặt lại để nén mặt cà, để cho lớp cà trên cùng không bị nổi khỏi mặt nước, những quả cà bị nổi khỏi mặt nước sẽ bị thâm đen, không thấm và đạt độ giòn ngon như các lớp cà bên dưới.

– Với cách muối này chỉ cần sau 2-3 ngày là ăn được, nhà 3-4 người 1 lần muối chừng 1 ky cà thôi, ăn hết lại muối tiếp sẽ ngon hơn. Khi cà đã chua thì cất lọ cà vào ngăn mát tủ lạnh để ăn dần. Nhưng để cà quá lâu, khi nước trong hũ cà bị nổi màng trăng trắng ăn vào sẽ rất độc hại

P/s: Khi muốn tiếp lấy lại 1/3 bát nước cà đã muối cho vào chum cà mới đợt mới sẽ giúp cà mau chua hơn. Nhưng đừng lấy nhiều nước muối cà đột trước quá sẽ khiến cà nhanh bị hỏng hơn, màu nước bị đụt có nhớt, quả cà không trắng và dòn bằng.

Muối cà cách này, nếu sau 3-4 hay 5 ngày mà các mẹ thấy trên mặt hũ cà bị nổi nhiều váng màu trắng thành lớp (có thể bị sủi bọt luôn) nghĩa là nước muối cà bị nhạt. Lúc đó cần đổ bỏ hết nước trong hũ cà ra, pha nước muối cà khác cho mặn hơn hẳn mình nếm lần trước rồi đổ vô muối tiếp vẫn ăn được (cho thêm riềng tỏi đập dập vô để giúp nước vẫn có mùi thơm ngon)

3. Muối cà nhanh hơn, hôm sau ăn luôn:

Cách này cà muối chỉ ăn ngon ở ngày hôm sau hay lắm thì đến trưa hôm sau nữa chứ không để 3-4 ngày được nó sẽ bị rất chua (chua lét luôn) nên các mẹ muối lần chừng 200g cà thôi, muối nhiều ăn kg kịp đâu nha.

Cách làm như sau:
Sơ chế cà: 
– Cà mua về không cần phơi hay để qua đêm gì hết nha, cắt bỏ cuống cà rồi bổ làm đôi với cà trái nhỏ, quả to thì cắt làm tư luôn.

– Cũng rữa cà và ngâm nước muối chừng 15-20p (cà đã bổ đôi kg cần ngâm đến 30p)

– Riềng 1 miếng nhỏ chừng lóng tay, gừng bằng ½ riềng, 5-6 tép tỏi, gừng cạo vỏ, tỏi bóc vỏ, tất cả rửa sạch, thái lát mỏng và đập dập ra trộn chung luôn chia làm 2 PHẦN.

Pha nước muối cà:  (khoảng 200gr cà)

Dùng nước ấm canh tỉ lệ như sau: 300ml nước, 1 thìa muối, ½ thìa cafe đường, 2 thìa cafe nước mắm ngon, 1/3 thìa cafe mì chính (bột ngọt), nếm thử tiếp luôn, vị cũng mặn đậm hơn canh là được, cho tiếp 1 thìa ăn cơm giấm chua vào (dấm loại gì cũng được)

P/s: Không có dấm cho chanh thay thế, 1/4 quả chanh cỡ vừa vắt vào.

Muối cà: 
– Lấy 1 cái lọ đã rửa sạch và để ráo nước, cho vào đáy lọ phân nữa phần riềng, gừng, tỏi đã đập dập vào, dàn trải cho đều ra rồi cho tất cả cà pháo vào, rồi cho lên mặt cà phần riềng, gừng, tỏi còn lại, ai thích cay thì cho 2 trái ớt hiểm đã bẻ cuống vào luôn.

– Cứ để lọ cà chổ nào thoáng mát là được, làm buổi sáng hay trưa hôm nay thì trưa mai là ăn ngon luôn, ăn cho hết tối mai nha để qua bữa sau nữa nó bị chua hơn hẳn nhưng vẫn ăn được ngon lành, nhưng để tiếp 1 ngày nữa là chua lét ăn hết nổi luôn (dù có để vào tủ lạnh cũng không ăn tiếp được vì cà bổ ra nó nhanh bị úng nước)

 
Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
Bí quyết vàng giúp trị cảm ho, sổ mũi cho trẻ hết hẳn tại nhà
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.