Cảnh báo: Việt Nam xếp thứ 3 thế giới về số ca mắc sốt xuất huyết, riêng TPHCM có hơn 3000 ca phải nhập viện.

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trong số 30 quốc gia có mật độ lưu hành sốt xuất huyết cao nhất thế giới. Đáng nói, hơn 50% số ca mắc sốt xuất huyết nhập viện của Việt Nam rơi vào các tỉnh miền Nam do diễn biến thời tiết phức tạp, thường xuyên mưa rào kèm nắng nóng, thuận lợi cho muỗi sinh sôi.

Tính từ đầu năm đến nay tại TPHCM đã có hơn 3000 ca sốt xuất huyết phải nhập viện, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy có giảm nhưng người dân vẫn cần phải hết sức cảnh giác, đề phòng bùng phát thành dịch, diễn biến phức tạp.

Phát động chiến dịch hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết tại TP HCM sáng 5/5, giáo sư Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết năm 2017 dịch bệnh diễn biến phức tạp và tăng cao ở nhiều tỉnh thành. Hơn 50% số ca bệnh sốt xuất huyết nhập viện của Việt Nam thuộc các tỉnh miền Nam. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trong số 30 quốc gia có mật độ lưu hành sốt xuất huyết cao nhất thế giới.
Dịch bệnh sốt xuất huyết ngày càng diễn biến phức tạp và tăng cao ở nhiều tỉnh thành

TP HCM nhờ chủ động triển khai sớm các hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin để xác định phạm vi ổ dịch, phối hợp phòng bệnh nên số mắc bệnh giảm. Năm 2017 toàn thành phố có 19.500 ca bệnh nhập viện, giảm 11% so với năm trước. Tiếp tục duy trì những nỗ lực kiểm soát dịch, 4 tháng đầu năm 2018 số ca sốt xuất huyết nhập viện là hơn 3.000, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo giáo sư Bỉnh, với diễn biến thời tiết phức tạp, mưa rào kèm nắng nóng, đặc điểm sinh địa cảnh TP HCM rất thuận lợi cho muỗi sinh sản nên nguy cơ mùa dịch 2018 đến sớm và khó tránh khỏi phát sinh các ổ dịch lây lan, kéo dài. Vì vậy thành phố tổ chức lễ phát động sớm một tháng so với các năm trước để chủ động đáp ứng diễn biến phức tạp của thời tiết.

Đây là đợt hoạt động cao điểm nhằm loại bỏ, xử lý các vật chứa có thể chứa nước làm nguồn sinh sản cho muỗi khi mùa mưa đến, xử lý, xoá các điểm nguy cơ, giảm nguồn sinh sản của muỗi trên toàn thành phố. Mỗi người dân, mỗi hộ gia đình nên dành 10-15 phút hàng tuần để tìm và diệt các ổ lăng quăng trong nhà, xung quanh nhà để ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh sốt xuất huyết. 

Dịch bệnh sốt xuất huyết ngày càng diễn biến phức tạp và tăng cao ở nhiều tỉnh thành
Thay nước ở các bình đựng hoa thường xuyên để phòng muỗi gây sốt xuất huyết. 

Cần loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Thay nước ở các bình hoa, thả muối vào chén nước kê chân chạn. Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn, thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến…

Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi truyền và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh do virus Dengue gây ra với 4 tuýp gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng tuýp nên một người có thể mắc bệnh 2-3 lần.
Dịch bệnh sốt xuất huyết ngày càng diễn biến phức tạp và tăng cao ở nhiều tỉnh thành

Trường hợp nhẹ, người bệnh sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể có nổi mẩn, phát ban. Nặng hơn, người bệnh có dấu hiệu xuất huyết như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ói ra máu, đi cầu phân đen, đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng… Đây có thể được xem là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

TS.BS. Nguyễn Vũ Thượng – Viện phó Viện Pasteur TP.HCM hướng dẫn phòng chống sốt xuất huyết

TS.BS. Nguyễn Vũ Thượng đã có hướng dẫn rất chi tiết để người dân phòng chống bệnh sốt xuất huyết như sau: 

“Hiện nay, biện pháp PCSXH chủ yếu là diệt lăng quăng, diệt muỗi và công tác này cần được các hộ gia đình thực hiện thường xuyên, liên tục hàng tuần.

Việc kiểm tra và diệt lăng quăng hàng tuần cũng cần được thực hiện tại các cơ sở làm việc, học tập, các khu công nghiệp, nơi vui chơi giải trí, nơi tụ tập đông người…

Mọi người có thể chung tay cùng ngành Y tế thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh như sau:

Hãy dành 10 phút mỗi tuần để kiểm tra và loại trừ lăng quăng trong và ngoài nhà. Cụ thể:

– Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín các lu, khạp…

– Thường xuyên thay nước ở các bình bông, thả muối vào bát nước kê chân chạn…

– Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, không để lăng quăng phát triển, nguy cơ lan truyền bệnh SXHD.

Hãy tự bảo vệ để không bị muỗi chích:

– Ngủ mùng kể cả ban ngày.

– Mặc quần, áo có màu sáng, dài tay.

– Sử dụng kem thoa chống muỗi ở những vùng da trên cơ thể không được quần, áo che phủ.

– Hãy phối hợp với Y tế trong phun hóa chất diệt muỗi phòng bệnh SXH

– Hãy đến cơ sở y tế gần nhất khi bị sốt.”

Bài liên quan: 

Trẻ bị sốt xuất huyết: Biểu hiện và cách phòng tránh bệnh bố mẹ cần biết

Cách phân biệt sốt xuất huyết với sốt phát ban

(Tổng hợp)

Thông tin tham khảo:
– Ưu đãi thai kỳ và mẹ cho con bú, mẹ khỏe con đủ chất 

– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
– 3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
– Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
– Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
– Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng