Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Cần phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng trẻ. Khi trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, đứng cân, sụt cân, nghĩa là chế độ ăn uống ấy chưa phù hợp và cần điều chỉnh lại ngay cho con.

Bài viết này không đưa ra tiêu chuẩn về các nhóm thực phẩm hay lượng dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ thế nào. Chỉ lưu ý về sự linh hoạt cần thiết ở chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi sao cho phù hợp. Giải thích về sự khác nhau ở giai đoạn cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng đến 1 tuổi với giai đoạn trẻ từ 1-3 tuổi như thế nào.

Bất cứ chế độ ăn uống nào dành cho trẻ cũng chỉ có giá trị tham khảo vì nhu cầu và sở thích của từng trẻ khác nhau. Khi áp dụng nếu thấy con mình ăn uống theo cách ấy vẫn chậm tăng cân, biếng ăn hoặc bị đầy bụng, tiêu hóa kém, nghĩa là không phù hợp và cần tìm hiểu để thay đổi cho hợp lý hơn chứ không phải cứ rập khuôn theo là tốt.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi 

Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi là sữa. Trẻ ở độ tuổi này vẫn cần uống sữa mỗi ngày.

Lượng sữa trẻ cần uống mỗi ngày
– Trẻ từ 2-3 tuổi, mỗi ngày cần uống thêm từ 500 – 600ml sữa.
– Trẻ từ 18 tháng đến 2 tuổi vẫn cần uống từ 600 – 800ml sữa mỗi ngày.
– Trẻ từ 12 – 18 tháng tuổi cần uống ít nhất 800ml sữa mỗi ngày với sữa mẹ hoặc sữa khác.

Lượng sữa có thể gia giảm tùy theo nhu cầu của trẻ, tùy theo cân nặng và lượng thực phẩm trẻ ăn trong ngày. Nếu trẻ không còn bú mẹ vẫn cần uống bổ sung sữa bột (sữa công thức) trong giai đoạn này mới đảm bảo đủ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển thể chất toàn diện.

Bổ sung lượng sữa cần thiết cho bé dưới 2 tuổi (Ảnh internet) 

Trẻ dưới 2 tuổi không nên dùng sữa tươi đóng hộp sẽ khó tiêu hóa dễ bị đầy bụng, tiêu chảy. Mặc khác, dinh dưỡng ở sữa tươi chỉ bằng 1/3 so với sữa công thức, chỉ khi nào trẻ dư cân và từ 2 tuổi trở lên mới có thể cho trẻ uống sữa tươi thế sữa công thức (hoặc là giảm lượng sữa công thức lại, pha loãng hơn)

Lượng sữa và thực phẩm trẻ cần ăn mỗi ngày ở chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi 

 Trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi

Cần từ uống 700 – 900 ml sữa, ăn ngày 2 – 3 cữ cháo, ăn vặt 1-2 cữ tùy theo khả năng tiêu hóa từng bé.

Trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi
Cần từ uống 600 – 800ml sữa, 3 cữ chính, 2 cữ ăn lỡ (ăn vặt, cữ phụ) như hoa quả, sữa chua, soup, bánh ngọt, … Đây là giai đoạn có thể bắt đầu tập cho trẻ tập ăn cơm nát, làm quen dần với các món ăn mới như phở, nuôi, hủ tiếu, bánh mì, … (tán nát hay dầm nhuyễn, tập trẻ ăn từ từ).

Bé nên ăn cháo nếu chưa mọc đủ răng sữa để tiêu hóa thức ăn tốt hơn (Ảnh internet)

Về chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Với các bé dưới 18 tháng tuổi và trẻ chưa mọc đủ răng sữa từ 16-18 chiếc, chỉ nên ăn cháo. Sau 18 tháng tuổi mới nên tập cho trẻ ăn cơm nát chưng thật mềm.
Trong giai đoạn tập trẻ ăn cơm nát, khi cho trẻ ăn hãy tập trẻ nhai cơm nhiều lần trước khi nuốt. Để giúp khoang miệng tiết ra nước bọt có chứa men amylase, có vai trò tiêu hóa tinh bột và kích thích các men tiêu hóa khác được tạo ra phụ vụ cho quá trình tiêu hóa hoàn toàn thức ăn mới được hấp thu vào cơ thể.

Trẻ từ 2 đến 3 tuổi
Cần từ uống 500 – 600 ml sữa, 3 cữ ăn chính (cơm mềm), 2 – 3 cữ ăn lỡ (ăn vặt, cữ phụ) như hoa quả, sữa chua, soup, bánh ngọt. Và nên thường xuyên thay đổi khẩu vị cho trẻ với đa dạng các món ăn ở cữ ăn chính như: cơm, phở, nuôi, hủ tiếu, bánh mì, …

Với trẻ 2-3 tuổi thường rất hiếu động, nên tập cho trẻ có thói quen ngồi ăn ở một vị trí cố định khi vào bữa ăn. Không nên để con vừa ăn vừa chơi sẽ khó tiêu hóa khiến trẻ dễ bị đầy bụng, nôn trớ và nên tập cho trẻ thói quen uống nước, súc miệng sau mỗi bữa ăn.

Trường hợp trẻ háu ăn, những bé hiếu động, nghịch nhiều, ăn uống tốt nhưng không tăng cân, đứng cân nhiều tháng là do trẻ tiêu hao quá nhiều năng lượng. Ở các trường hợp ấy, cần cung cấp thêm năng lượng cho trẻ bằng các cữ ăn vặt hoặc cho trẻ uống thêm sữa.

Cung cấp thêm năng lượng cho bé bằng các cữ ăn vặt (Ảnh internet)

Không nên tập trẻ ăn cơm trước 18 tháng tuổi

Nhiều mẹ nghĩ rằng tập cho con ăn cơm sớm trẻ sẽ đầy đủ chất và lớn nhanh hơn so với việc cho con ăn cháo hoặc bột. ĐÓ LÀ SUY NGHĨ SAI LẦM. Trẻ chỉ ăn cơm tốt khi có đủ từ 16-18 chiếc răng sữa. Việc cho ăn cơm sớm sẽ không tốt cho dạ dày của trẻ. Độ tuổi thích hợp để trẻ ăn cơm là khi trẻ được 2 tuổi.

Ngoài ra, ở độ tuổi này khả năng dị ứng với các thức ăn lạ ở trẻ vẫn còn cao. Khi ăn loại thức ăn mới trẻ rất có khả năng bị dị ứng nhất là các thức ăn có nguồn gốc từ hải sản. Do vậy, cần lưu ý khi tập trẻ ăn hải sản, tôm, cua, cá biển, nên cho bé ăn rất ít để kiểm tra phản ứng khi tập ăn món mới.

Nhiều mẹ đã hỏi “Em bị dị ứng hải sản …” hay “Chồng em dị ứng hải sản …” vậy có tập cho con ăn hải sản được không? Con có thể bị dị ứng không…?” Câu trả lời là: Phải thử mới biết được! Thông thường khi bố mẹ bị dị ứng thì cũng có khả năng bị duy truyền, nếu bố hoặc mẹ đã bị dị ứng với món nào thì không nên tập cho trẻ ăn sớm món ấy.

Thời gian cho trẻ ăn các cữ trong ngày tùy vào sinh hoạt của từng bé

Với chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi, thời gian ăn uống ở trẻ còn tùy thuộc vào sinh hoạt của từng bé theo thói quen hằng ngày, tùy thuộc vào người chăm trẻ và cả thói quen trước giờ bé đã ăn uống các cữ thế nào.

Sự khác biệt về chế độ ăn dặm ở trẻ dưới 1 tuổi với chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi 

Ở giai đoạn trẻ từ 6-12 tháng tuổi, cần quan tâm chính đến các việc như:

– Bắt đầu tập cho trẻ ăn từ khi nào và có thể tập ăn những món gì?
– Khi nào cho con ăn 2 cữ, lúc nào có thể tập trẻ ăn bột mặn?
– Khi nào trẻ ăn cháo, có thể ăn 3 cữ?
– Lượng sữa con cần mỗi ngày bao nhiêu, cần bú đủ mấy cữ?

Đến giai đoạn trẻ từ 1-3 tuổi, các vấn đề cần quan tâm sẽ khác hơn. Ngoài lượng sữa mỗi ngày, cần quan tâm đến 2 yếu tố là: Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ và sở thích của con.

Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ: Với món ăn cần đủ chất, cân bằng các chất dinh dưỡng cho hợp lý bên cạnh việc chế biến và bảo quản thức ăn hợp vệ sinh cho trẻ.

Quan tâm đến sở thích của trẻ: Trẻ thích ăn gì, những món nào là món hợp khẩu vị của bé.

Sở thích của bé là điều quan trọng mà mẹ cần chú ý (Ảnh internet)

Rất nhiều bà mẹ đã máy móc trong việc đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng đã khiến trẻ ngày càng chán ăn, không còn hứng thú với bữa ăn nữa.

Có cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày phải có đủ 4 nhóm thực phẩm không?

Về yếu tố dinh dưỡng, có thông tin cho rằng “Thực đơn mỗi ngày cho trẻ phải đủ 4 nhóm dinh dưỡng, không thể thiếu một nhóm nào…” hay “Mỗi thực phẩm có 1 thành phần dinh dưỡng và với mỗi loại dưỡng chất đều có quy định rõ về lượng, ít hơn hay nhiều hơn đều không tốt”

Thật ra, như vậy là nói theo sách vở chứ chưa thực tế và nhiều bà mẹ đã áp dụng theo rất máy móc, ngày nào cũng sợ con không ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, sợ con thiếu thịt, thiếu cá, thiếu rau, thiếu béo. Quay cuồng tìm đủ món ăn, phân chia ra sáng ăn thịt chiều ăn cá, rau củ phải có đủ trong bát cháo, bát cơm của con, … rồi có mẹ vẫn giật mình thấy vẫn còn thiếu hoa quả, chất béo, … sợ rằng không đủ và cho con ăn thêm phô mai váng sữa đủ lại… mà không ngờ vì như thế mà sau đó nhiều trẻ đã trở nên sợ ăn, biếng ăn, bỏ cơm bỏ bú và đứng cân từ đó.

Như vậy là không có hợp lý theo nhu cầu thực tế của từng trẻ. Việc đảm bảo phải ăn đủ 4 nhóm dinh dưỡng trong mỗi cữ ăn hoặc mỗi ngày nếu cứ nhất nhất làm theo thì cả mẹ lẫn con đều sẽ mệt mỏi. Mẹ thì quay cuồng nấu nướng mà con thì chưa chắc đã thích ăn, đã tiêu hóa nổi? Chế độ ăn ở trẻ nên cân bằng giữa 4 nhóm chất dinh dưỡng là hoàn toàn cần thiết nhưng không cần tuyệt đối phải đảm bảo điều ấy cho từng cữ ăn. Đảm bảo luân chuyển đầy đủ hàng tuần mà con ăn uống ngon miệng, ăn cữ nào hết bữa ấy là đã rất tốt rồi.

Nhiều mẹ, con mới 7- 8 tháng tuổi thì mẹ đã stress, mệt mỏi, căng thẳng khi nấu món cho con ăn dặm. Vì câu “đảm bảo cho trẻ ăn đủ ngay 4 nhóm dinh dưỡng” khi mới bắt đầu tập con ăn dặm đã khiến nhiều bé bị tiêu chảy kéo dài, biếng ăn, chậm tăng cân, đứng cân hẳn sau vài tháng ăn dặm.

Với chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi cũng vậy. Quan trọng cần phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng trẻ. Khi trẻ không muốn ăn thì đừng ép, khi trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, đứng cân, sụt cân, nghĩa là mẹ đang cho con ăn uống chưa phù hợp và cần điều chỉnh lại ngay. Và sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất ở trẻ dưới 18 tháng tuổi.

 
Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *