Ngày hè nóng nực, thấy trẻ có những biểu hiện này cần gặp bác sĩ ngay kẻo muộn

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Mùa hè thường gia tăng các ca viêm màng não do các tác nhân gây bệnh phát triển. Đây là loại bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong nhanh chóng, hoặc để lại những di chứng nặng nề về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ… nếu không được điều trị kịp thời”. Tuy nhiên cũng có thể điều trị thuyên giảm nếu mẹ sớm phát hiện ra bệnh. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia để bố mẹ có thể nhận biết sớm nhất các dấu hiệu của căn bệnh này. 

Thời tiết nắng nóng khiến những đối tượng có sức đề kháng yếu và nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết như trẻ em và người già rất dễ đổ bệnh.

Tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội những ngày vừa qua, lượng bệnh nhi đến khám, điều trị các bệnh lý liên quan đến thời tiết tăng mạnh. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương ước tính trong ngày nắng nóng, lượng bệnh nhân tới Khoa Khám bệnh lên tới gần 3.500 trường hợp. Còn tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, số bệnh nhi nhập viện mấy ngày nay tăng 10-15%.

Các bệnh thường gặp nhất ở trẻ do thời tiết nắng nóng là viêm phổi, viêm đường hô hấp cấp tính, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… Bên cạnh những bệnh lý thông thường do thời tiết thì mùa hè, bệnh nhân mắc viêm não, viêm màng não cũng gia tăng.

Khoa Nhi tổng hợp – Bệnh viện Xanh Pôn từ đầu hè đến nay đã tiếp nhận một số trường hợp viêm não vào điều trị. Tương tự, Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghi nhận 1 ca tử vong do viêm não. Bệnh nhi này khi nhập viện có biểu hiện ho, sốt, được bệnh viện tuyến dưới chẩn đoán và cho điều trị viêm phế quản. Đến khi gia đình đưa bé lên tuyến trên thì mới được chẩn đoán chính xác là mắc viêm não nhưng bệnh đã tiến triển nặng và sau đó bé đã không qua khỏi.


Nhiều cha mẹ chủ quan nghĩ rằng con sốt thông thường nên không đưa đi bệnh viện.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết: mùa hè thường gia tăng các ca viêm não/màng não do các tác nhân gây bệnh phát triển. Viêm não/màng não có thể điều trị khỏi, không để lại di chứng nhưng quan trọng nhất là trẻ phải được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Lấy dẫn chứng, BS Dũng cho biết: “Có trường hợp bé trai 9 tuổi đến khám do sốt, vẫn tỉnh táo, chỉ biểu hiện đau đầu nhiều, nôn nên được mẹ đưa đến khám. Qua khám và kết quả xét nghiệm, cháu được chẩn đoán viêm màng não, điều mà ít ai nghĩ đến ngay từ đầu”.

BS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo, để nhận diện viêm não/màng não, cha mẹ có thể quan sát những dấu hiệu nghi ngờ ở trẻ: khởi đầu có sốt cao như sốt virus thông thường, tuy nhiên sau đó xuất hiện đau đầu nhiều, dữ dội, cứng gáy, buồn nôn, nôn (nếu viêm não thường là nôn vọt).

Viêm màng não là loại bệnh nặng cần được điều trị cấp cứu, nếu không có thể gây tử vong hay để lại những di chứng như điếc, mù, động kinh, yếu liệt tay chân hoặc chậm phát triển tâm thần vận động,… Trên thực tế đã có rất nhiều trẻ phải chịu di chứng nguy hiểm của căn bệnh viêm màng não.

Vì thế, trong những ngày gần đây, khi nhiệt độ ngoài trời lên đến ngưỡng đỉnh điểm 35-36 độ C, trẻ nhỏ rất dễ mắc phải căn bệnh viêm màng não.

Đừng để đến khi trẻ gặp nạn mới tìm cách điều trị mà nên sớm nhận biết những dấu hiệu rõ rệt nhất của viêm màng não ở trẻ em.

1. Sốt đột ngột

ngay he nong nuc, thay tre co nhung bieu hien nay can gap bac si ngay keo muon - 1

Sốt là biểu hiện của cơ thể giúp chống lại những virus gây bệnh. Sốt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau và cũng là dấu hiệu chính thông báo trẻ có khả năng mắc viêm màng não. Vì thế, khi thấy trẻ đột ngột sốt, cha mẹ cần theo dõi sát sao kèm các dấu hiệu khác để chẩn đoán đúng bệnh. Nếu trẻ sốt cao không rõ nguyên nhân cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

2. Nhức đầu

Trẻ sốt cao vài ngày kèm theo dấu hiệu đau đầu, nhức đầu rất có thể là nguyên nhân của bệnh viêm màng não. Khi thấy con có dấu hiệu này, cha mẹ nên để ý thêm phần thóp đầu của con, nếu phình lên là rất nguy hiểm, cần nhập viện ngay.

3. Mắt mờ

ngay he nong nuc, thay tre co nhung bieu hien nay can gap bac si ngay keo muon - 2

Trẻ bị viêm màng não thị lực thường khá kém. Vì thế, khi thấy con kêu nhức mắt, mỏi mắt, nhìn mọi thứ nhòe nhòe, mẹ nên yêu cầu con nghỉ ngơi để theo dõi thêm xem có đúng đã mắc viêm màng não hay không.

4. Đau bụng và nôn

Đau bụng và nôn là hai biểu hiện khá nghiêm trọng của trẻ đã mắc viêm màng não. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể rất thèm ăn nhưng ăn là nôn.

5. Khó nhìn ánh sáng

Nếu thấy con có dấu hiệu nhạy cảm với ánh sáng, tránh ánh sáng, đau đầu khi nhìn ánh sáng hoặc dùng tay che mắt khi ra ngoài ánh sáng, hãy nghĩ đến việc trẻ có thể bị viêm màng não. Hỏi thêm bác sĩ về dấu hiệu này.

6. Cứng cổ

Một trong những triệu chứng viêm màng não ở trẻ điển hình nhất là cứng cổ dẫn đến việc khó quay đầu.

ngay he nong nuc, thay tre co nhung bieu hien nay can gap bac si ngay keo muon - 3

Nếu thấy trẻ thường ôm đầu một cách kì lạ hoặc cảm thấy cổ chúng ít linh hoạt hơn bình thường thì bố mẹ hãy thử cho cằm của con chạm ngực.

Nếu có thể chạm cằm vào ngực mà không có bất cứ khó khăn gì là ổn. Nhưng nếu nó gây khó chịu và thậm chí là đau khi cho cằm chạm ngực thì hãy đưa đến bác sĩ để kiểm tra kịp thời.

7. Phát ban

Vào mùa hè, việc trẻ nổi các ban đỏ là khá phổ biến. Nó có thể là rôm sảy, côn trùng đốt nhưng cũng có thể dấu hiệu của việc phát ban do viêm màng não.

Có thể kiểm tra việc trẻ mắc viêm màng não hay không qua các nốt phát ban như sau:

ngay he nong nuc, thay tre co nhung bieu hien nay can gap bac si ngay keo muon - 4

Mẹ hãy lấy một cốc thủy tinh sạch rồi ấn nhẹ chiếc cốc lên vùng da phát ban của trẻ. Bố mẹ cứ ấn chiếc cốc như vậy cho đến khi da bé chuyển sang màu nhạt. Nếu vết ban biến mất hoặc mờ đi thì không phải do viêm màng não. Nhưng nếu khi ấn, viết ban vẫn có thể nhìn rõ qua thành cốc thì đó là do viêm màng não. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, thử nghiệm này không phải chính xác 100% nên tốt nhất, bác sỹ sẽ khám và chẩn đoán bệnh này.

8. Trẻ không thể kéo thẳng chân

Bố mẹ hãy để trẻ nằm ngửa đầu không gối, chân duỗi thẳng, sau đó luồn tay dưới gót chân bé rồi nâng cả 2 chân lên từ từ. Bình thường nâng lên đến trên 70 độ chân vẫn duỗi thẳng, nhưng nếu chưa tới 70 độ mà chân bé đã co lại (cẳng chân gập về phía đùi) thì đây là dấu hiệu cho thấy bé có thể bị viêm màng não.

ngay he nong nuc, thay tre co nhung bieu hien nay can gap bac si ngay keo muon - 5

Bên cạnh đó, mẹ có thể kiểm tra bằng cách cho trẻ nằm ngửa đầu không gối, hai chân duỗi thẳng. Mẹ hãy từ từ nâng đầu trẻ lên, nếu có hiện tượng co cứng, cẳng chân trẻ gập vào đùi, đùi gập vào bụng thì bố mẹ cần đưa bé đi kiểm tra ngay vì rất có thể bé đã bị viêm màng não.

Cách phòng tránh bệnh viêm màng não/viêm não

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong tháng 4 vừa qua đã ghi nhận 56 trường hợp mắc viêm não do virus tại nhiều tỉnh thành. Tính từ đầu năm, cả nước có 129 trường hợp mắc bệnh, có 5 trường hợp tử vong nghi do viêm não virus đều ghi nhận trong tháng 4. Số ca mắc này dự báo sẽ còn tăng cao trong các tháng hè khi thời tiết nắng nóng hơn.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết: “Tùy tác nhân, viêm não do virus có thể bị lây nhiễm qua côn trùng đốt, lây qua đường tiêu hóa hoặc qua đường hô hấp. Virus viêm não thường gặp trẻ dưới 15 tuổi, đây cũng là lứa tuổi có nguy cơ cao bị mắc bệnh”.

Ông Phu khuyến cáo, cha mẹ cần đưa con em đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh Trung ương như: nhức đầu dữ dội, nôn mửa; rối loạn tinh thần ở các mức độ khác nhau: vật vã mê sảng hoặc li bì, lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt.

Cách phòng tránh bệnh viêm màng não tốt nhất là thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy; áp dụng các biện pháp phòng muỗi đốt; không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Riêng đối với virus gây bệnh viêm não Nhật Bản: hãy đưa trẻ tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất với 3 liều cơ bản:

– Mũi 1: lúc trẻ được 1 tuổi;

– Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;

– Mũi 3: cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3 – 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

(Tổng hợp)

Thông tin tham khảo:
– Ưu đãi thai kỳ và mẹ cho con bú, mẹ khỏe con đủ chất 

– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
– 3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
– Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
– Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
– Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng