Rơ miệng lưỡi cho trẻ đúng cách để ngừa bệnh viêm họng, đẹn lưỡi

Nhiều bà mẹ đã không rơ miệng lưỡi cho trẻ nhỏ thường xuyên, khiến trẻ hay bị đẹn miệng, viêm họng, khiến trẻ biếng ăn, biếng bú và chậm tăng cân.

Rơ miệng lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách sẽ giúp trẻ phòng ngừa được một trong các bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là bệnh đẹn lưỡi (còn gọi là nấm miệng hoặc trăng ăn).

Rơ miệng lưỡi cho trẻ đúng cách ngay từ sau khi sinh 

Rơ miệng lưỡi cho trẻ cũng giống như việc đánh răng hàng ngày. Nhiều bà mẹ đã chủ quan nghĩ rằng cho con bú mẹ hoàn toàn thì không cần rơ miệng cho trẻ mỗi ngày. Đó là suy nghĩ sai lầm, trẻ dù bú mẹ hoàn toàn cũng cần rơ miệng lưỡi mỗi ngày ngay trong tháng đầu để làm sạch khoang miệng và loại trừ vi khuẩn gây bệnh.

Đặc biệt, trẻ dưới 6 tháng tuổi, lưỡi rất dễ bị đóng bợn sữa dẫn đến bị đẹn lưỡi (nấm lưỡi), vi khuẩn sinh ra do sự phân hủy từ sữa và thức ăn tồn đọng tại khoang miệng, nướu răng, là nguyên nhân gây bệnh nấm miệng thường gặp ở trẻ. Bệnh nấm miệng còn ảnh hưởng tới vị giác, khiến trẻ ăn bú không ngon miệng, trở nên biếng bú và có nguy cơ chậm tăng cân khi bị kéo dài hoặc thường tái lại.

Số lần rơ miệng lưỡi cho trẻ trong ngày 

– Trẻ bú mẹ hoàn toàn: mỗi ngày nên rơ miệng lưỡi cho trẻ 1 lần vào buổi sáng khi trẻ thức dậy.

– Trẻ bú mẹ + sữa công thức: nên rơ miệng lưỡi cho trẻ ngày 1-2 lần, tùy theo tình hình thực tế khoang miệng và lưỡi của trẻ có bám bợn sữa nhiều hay ít.

Trẻ sơ sinh nên được rơ miệng mỗi ngày để giữ sạch khoang miệng (Ảnh internet)

– Trẻ bú sữa công thức hoàn toàn: Do sữa bột rất dễ đóng bợn vào lưỡi của trẻ, nên sau mỗi cữ bú hãy cho trẻ uống 1 – 2 thìa nước ấm để tráng sạch khoang miệng. Nên rơ miệng lưỡi cho trẻ 2 lần/ngày, vào buổi sáng khi trẻ thức dậy và buổi tối trước cữ bú ngủ.

Vì rơ miệng có thể kích thích phản ứng ở cuống họng có thể khiến trẻ nôn trớ. Do đó, nên làm cho trẻ lúc bụng đói. Thời điểm thích hợp để rơ miệng lưỡi cho bé mỗi ngày là lúc sáng sớm sau khi trẻ thức và buổi trưa lúc trẻ ngủ dậy, hoặc buổi tối trước cữ bú ngủ.

Cần rơ miệng lưỡi cho trẻ ngày 2 lần khi trẻ đã ăn dặm.

Khi trẻ ăn dặm, đã ăn bột, trẻ đã mọc răng, nên rơ lưỡi miệng cho trẻ ngày 2 lần để phòng ngừa các bệnh về răng miệng, ngừa tình trạng sâu răng sớm ở trẻ. Dùng gạc rơ đã tiệt trùng chấm nước muối sinh lý 0,9% để rơ cho bé sẽ rất sạch và an toàn. Nếu mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu đen lưỡi, biếng ăn, đau lưỡi, hãy xem bài Trị nấm miệng đẹn lưỡi cho trẻ để trị tại nhà ngay cho con.

Cách rơ miệng lưỡi cho trẻ 

Với các trình tự sau:

1. Vệ sinh tay mẹ thật sạch.
2. Đeo gạc rơ miệng vào ngón tay, ngón tay để rơ miệng cần có kích cỡ phù hợp độ rộng của miệng con theo từng độ tuổi. Với trẻ dưới 6 tháng nên dùng ngón út, ngón tay nên cắt sát móng để tránh cọ xát gây trầy xước miệng lưỡi của bé.

Ngón tay để rơ miệng cần có kích cỡ phù hợp độ rộng của miệng trẻ (Ảnh internet)

3. Nhúng ngón tay đeo gạc vào trong nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc rơ miệng nhằm tránh cọ xát mạnh làm đau bé.
4. Nhỏ nước muối sinh lý lên đầu ngón tay đã đeo gạc.
5. Bế trẻ, hoặc một tay nâng đầu bé cao hơn. Bắt đầu rơ miệng lưỡi cho trẻ theo thứ tự từ hai bên má, quanh nướu rồi đến rơ lưỡi. Đầu ngón tay nên rơ qua lại theo chiều ngang từ trái sang phải, không đưa sâu vào họng trẻ để giảm thiểu nguy cơ nôn ói cho bé.

Trẻ cần được rơ miệng lưỡi mỗi ngày, nếu không sẽ dễ bị nấm miệng (đẹn miệng), nhất là giai đoạn trẻ giảm bú mẹ dùng thêm sữa công thức và giai đoạn tập ăn.

Nhiều thông tin hướng dẫn các cách rơ miệng lưỡi cho trẻ bằng rau ngót, lá hẹ, mật ong, …, vậy các cách ấy có thích hợp và hiệu quả không? Không nên áp dụng những cách ấy các mẹ nhé! Hãy dùng lọ nước muối sinh lý là an toàn và đảm bảo vệ sinh nhất. Nước muối sinh lý ở nhà thuốc nào cũng có bán, bảo quản được lâu ngày lại rất rẻ. Với trẻ dưới 1 tuổi, hệ miễn dịch và tiêu hóa còn non nớt, không nên áp dụng thử các cách ấy vì đó không phải là sự lựa chọn an toàn và tốt hơn so với cách rơ miệng lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý.

Không nên rơ miệng lưỡi cho trẻ dưới 1 tuổi bằng mật ong

Dù mật ong rất có ích đối với sức khỏe, nhưng mật ong rất không an toàn cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể gây ngộ độc botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Tỷ lệ mật ong chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum là 5%. Nguyên nhân khiến mật ong bị nhiễm bẩn chưa rõ. Trường hợp này tuy ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ.

Không rơ lưỡi cho trẻ dưới 1 tuổi bằng mật ong để tránh ngộ độc (Ảnh internet)

Người lớn nuốt phải bào tử clostridium botulinum hầu như không bao giờ bị bệnh bởi hệ tiêu hoá của họ đã trưởng thành, đủ khả năng vô hiệu hoá chúng. Trong khi đó, ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, hệ tiêu hoá còn chưa đủ các vi khuẩn có lợi, chưa thể tiêu diệt bào tử vi khuẩn clostridium botulinum và ngăn ngừa sự phát triển độc tố của chúng. Vì vậy, khi vào cơ thể trẻ, vi khuẩn này có thể giải phóng vi khuẩn và sản sinh độc tố vào trong máu.

Triệu chứng đầu tiên của ngộ độc botulism là táo bón, có thể kéo dài 3-30 ngày sau khi ăn phải mật ong chứa bào tử. Trong vòng vài ngày tiếp theo, trẻ trở nên bơ phờ, mệt mỏi, chán ăn, khóc yếu. Sau giai đoạn này, trẻ có thể thèm ăn trở lại, đó là lúc bệnh đã qua đỉnh điểm và bắt đầu thoái lui. Nếu bệnh tiếp tục tiến triển, trẻ sẽ ngày càng ít vận động và có thể bắt đầu chảy nước dãi, phản xạ bú giảm. Ngộ độc nghiêm trọng hơn ở trẻ có thể dẫn đến tình trạng khó thở vì liệt cơ hoành, làm tê liệt các cơ hô hấp và gây tử vong. Các trường hợp ngộ độc botulism ở trẻ nhỏ đã được phát hiện tại tất cả các châu lục, trừ châu Phi, mà nguyên nhân hàng đầu là mật ong.

Banner-Favim
Banner-BioVital

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
Bí quyết vàng giúp trị cảm ho, sổ mũi cho trẻ hết hẳn tại nhà
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *