100% Ung thư gan ở trẻ là do nhiễm viêm gan B

Trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mãn tính là 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ chết vì ung thư gan và xơ gan. Trẻ dưới 6 tuổi khi bị nhiễm virus viêm gan B hầu như đều dẫn tới viêm gan mạn tính.

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ em. Chính vì vậy, tiêm chủng vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ sau khi sinh nhằm mục đích phòng chống lây truyền virut viêm gan B từ mẹ sang con là chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới và là chỉ đạo của Bộ Y tế.

Ông Đặng Quang Tấn- Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết “Việt Nam là một trong chín nước tại Tây Thái Bình Dương bị Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách những nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan cao đáng báo động. Bệnh gây tổn thương tế bào gan và dẫn đến hậu quả là viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Bệnh viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu của ung thư gan, 25% bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B sẽ diễn tiến biến chứng xơ gan, ung thư gan nếu không được điều trị.

Bộ Y tế khuyến cáo, hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh viêm gan B. Tiêm phòng vắcxin viêm gan B được xem là biện pháp hữu hiệu nhất phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.

Ai cũng có thể nhiễm Virus gan B

Viêm gan B lây qua 3 con đường chính: Đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con.

Các con đường lây truyền viêm gan B (Ảnh minh họa)

– Lây qua đường máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm virus: có thể xảy ra trong những trường hợp như truyền máu, phẫu thuật, tiêm chích ma tuý, từ cách dụng cụ làm móng, dao cạo râu, các vật dụng dùng chung với người bị nhiễm virus gan B mà xảy ra sự chảy máu dẫn đến lây truyền viurs gan B

– Lây truyền từ mẹ sang con: Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang bào thai và tỉ lệ này khá cao, lây sang con trong quá trình chuyển dạ và sinh con.

– Lây truyền qua đường quan hệ tình dục khi không dùng bao cao su.

Đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ này có thể mắc viêm gan B bẩm sinh và khả năng tiến triển đến xơ gan hoặc ung thư gan, vì thế làm thế nào để sinh con an toàn từ phụ nữ mắc viêm gan B là việc hết sức quan trọng.

100% Ung thư gan ở trẻ là do viêm gan B
Người nhiễm virus viêm gan B ở độ tuổi càng trẻ thì nguy cơ gây viêm gan mạn tính hoặc ung thư gan sau này càng cao. Đặc biệt, trẻ đẻ ra bị nhiễm virus viêm gan B có đến 30-50% trẻ sẽ bị nhiễm virus viêm gan B trước 6 tuổi sẽ có viêm gan mạn tính sau này.

100% Ung thư gan ở trẻ là do viêm gan B (Ảnh minh họa)

Áp phích tuyên truyền về vai trò của tiêm vắcxin viêm gan B
Theo đánh giá của Chương trình tiêm chủng Mỹ, khoảng 80% trẻ bú mẹ bị nhiễm virus viêm gan B từ mẹ khi sinh, 30-50% trẻ đã bị nhiễm trước 5 tuổi sẽ trở thành người mang virus mạn tính, trong khi đó ở người lớn nhiễm mới virus viêm gan B chỉ 6-10% có nguy cơ trở thành viêm gan mạn tính.

Chính vì vậy, việc tiêm phòng bệnh viêm gan B cho trẻ được khuyến cáo áp dụng ngay khi sinh.

Trẻ cần được tiêm phòng vắcxin viêm gan B ngay sau khi sinh
Tổ chức Y tế khuyến cáo tất cả trẻ đẻ ra cần được tiêm phòng vắcxin viêm gan B càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh. Tiêm vắcxin cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con từ 80-85%.

Tiêm vắc-xin viêm gan B trong 24 giờ sau khi sinh trẻ sẽ phòng được 85 – 90% lây truyền từ mẹ sang con. Tiêm vắc-xin viêm gan B trong 48 giờ tỉ lệ phòng ngừa chỉ còn 50 – 57%. Sau 7 ngày trẻ mới được tiêm sẽ không có giá trị phòng bệnh.

Tiêm vắcxin viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh (Ảnh minh họa)

Biến chứng của viêm gan siêu vi B
Ở thể hoạt động, nếu không điều trị kịp thời, viêm gan B có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:

• Suy gan cấp: là tình trạng tổn thương tế bào gan do virus tấn công ồ ạt, dẫn đến tình trạng cấp tính như bệnh lý não gan, suy đa tạng, rối loạn đông máu. Tỷ lệ tử vong đến 90% nếu không điều trị kịp thời hoặc không được ghép gan.

• Xơ gan: Virus HBV tấn công các tế bào gan khiến tế bào gan bị viêm, mô gan bị tổn thương và dần thay thế bằng các tổ chức xơ và làm xơ hóa lá gan.

• Ung thư gan: Người bị viêm gan B mạn tính có khả năng bị ung thư gan gấp 20 lần so với người không mắc bệnh. Ung thư gan rất khó điều trị và nguy cơ tử vong cao.

Khi nhiễm virus viêm gan B, người bệnh cần thăm khám định kỳ để có thể điều trị kịp thời. Ở thể lành mang virus hoặc thể ngủ yên thường không có triệu chứng và không cần điều trị bằng tây y. Nếu viêm gan virus B mãn tính thể hoạt động thì cần áp dụng ngay phác đồ điều trị bằng thuốc tây để để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.

Hiện nay, chưa có biện pháp loại bỏ hoàn toàn virus viêm gan B ra khỏi cơ thể. Mục tiêu của việc điều trị viêm gan virus B hiện nay chỉ là ngăn chặn virus nhân lên, giảm nồng độ virus trong máu (trở về âm tính là mục tiêu cao nhất), làm giảm bớt các tổn thương tế bào gan và hạ men gan.

Nếu phụ nữ nhiễm virus gan B cần phòng ngừa cho con khi mang thai thế nào?
Nếu mẹ không may bị nhiễm VGSV B, thì tùy vào giai đoạn bệnh và nồng độ virus mà sẽ có hướng cụ thể để bảo vệ cho bé như dùng thuốc diệt virus vào 3 tháng cuối thai kỳ, tiêm ngừa 2 mũi thụ động và chủ động cho bé ngay lúc sinh ra, …

Làm thế nào để bảo vệ cho trẻ sơ sinh?
– Phụ nữ giai đoạn mang thai cần đi khám định kỳ kiểm tra sự hoạt động của virus để điều trị nếu như đã bị nhiễm viêm gan B. Virus gan B tuy có thể lây nhiễm cho thai nhi trong quá trình mang thai nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được.

– Nếu xét nghiệm cho thấy virus đang hoạt động thì phải điều trị cho virus về trạng thái không hoạt động rồi mới nên mang thai. Trong suốt qua trình mang thai cần thường xuyên theo dõi, khám thai định kỳ hay bất cứ lúc nào cảm thấy sức khỏe thai kỳ bất ổn để có sự theo dõi và cách can thiệp kịp thời.

– Nếu xét nghiệm kiểm tra HBsAg trong huyết thanh vào tháng thứ 6 của thai kỳ cho thấy: HBsAg (+) dương tính, để đánh giá mức độ truyền bệnh các BS có thể tiến hành xét nghiệm bổ sung để có hướng xử lý thích hợp. Nếu HBsAg (-) âm tính thì nên tiêm phòng cho mẹ vì vắc-xin này không chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú.

– Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B trẻ sơ sinh vẫn được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay trong phòng sinh nhằm trung hòa (tiêu diệt) lượng virus từ mẹ xâm nhập vào con lúc sinh. Tiếp sau đó, tiêm vắc-xin viêm gan B ở một vị trí khác trên cơ thể trẻ sơ sinh, là mũi chủ động nhằm giúp bé tự tạo kháng thể chống lại virus theo công thức 3 mũi (mũi 1 sau khi sinh, mũi 2 khi trẻ 1 tháng tuổi, mũi 3 khi trẻ được 6-12 tháng).

Những trường hợp nào trẻ không nên tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh?
Bác sĩ sẽ hoãn tiêm vaccin với trẻ sơ sinh có cân nặng thấp, trẻ đẻ non, trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, trẻ bị ngạt khi sinh, thai già tháng, trẻ dị tật, …

Tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh có thể gặp những phản ứng gì ?
Vắc xin viêm gan B rất an toàn và đã được tiêm ở nhiều nước trên thế giới. Sau khi tiêm trẻ có thể có các phản ứng thông thường như đau tại chỗ tiêm và sốt nhẹ. Sốc phản vệ là phản ứng hiếm gặp được ghi nhận với tỷ lệ ước tính là 1 trường hợp trên 600.000 đến 1.000.000 liều vắc xin.

 
Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
Bí quyết vàng giúp trị cảm ho, sổ mũi cho trẻ hết hẳn tại nhà
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *