14 điều “đại kỵ” mẹ bầu tuyệt đối không nên làm

Chỉ một chút sơ sảy, lơ là, sự an toàn của bà bầu và thai nhi sẽ bị đe dọa. Vì vậy, mẹ bầu cần ghi nhớ ngay 14 điều đại kỵ cần tránh làm khi mang thai sau đây – để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

VỀ ĂN UỐNG:

Thông qua nhau thai, bé có thể hấp thu những chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, để con phát triển toàn diện, việc lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của mẹ là điều hết sức cần thiết. Ăn gì để con thông minh cũng quan trọng không kém. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả, mẹ cần tránh những thực phẩm gây hại cho con.

1. Uống cà phê, rượu, bia, nước ngọt, thuốc lá

  • Tránh các thứ kích thích, tránh bia rượu, thuốc lá.. Chất cồn trong rượu khi đưa vào máu có thể gây ngộ độc rượu, gây dị tật cho thai nhi, làm tăng tỉ lệ sinh non và thai chết lưu trong bụng mẹ. Thuốc lá có thể gây dị dạng thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì, mẹ hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ thai chết lưu, dị dạng hoặc sẩy sớm.
  • Riêng trà, cà phê, ca cao, socola… thì chỉ uống khi cần thiết. Tuy nhiên với liều lượng vừa phải. Uống nhiều có thể dẫn đến nguy cơ tăng nhịp tim, tăng áp lực máu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, dễ dẫn đến sẩy thai và sinh non.

Bà bầu nên tránh xa cafe, rượu, bia, thuốc lá và các loại nước ngọt có gas

2. Ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao

Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá thu, cá ngừ, những loại cá sống dưới đáy biển sâu… Ăn quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao sẽ ảnh hưởng sự phát triển thần kinh của thai nhi. Cá ngừ chứa khá nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng chứa một hàm lượng thủy ngân đáng để tâm. Vì vậy, mẹ nên hạn chế ăn cá ngừ trong thai kỳ, mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 150gr.

3. Ăn quá mặn
Khi mẹ bầu ăn những món quá nhiều muối, thận sẽ tìm cách loại bỏ bớt lượng muối này ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, quá trình loại bỏ này cũng kéo theo một lượng canxi đáng kể. Hệ quả là bạn thiếu hụt lượng canxi cần thiết để duy trì thai kỳ khỏe mạnh.

4. Ăn thực phẩm còn sống hoặc chưa chín kỹ
Những thực phẩm chưa chín kỹ là nơi trú ngụ của những vi khuẩn gây hại đến mẹ bầu và thai nhi. Nếu “nghiện” sushi, sashimi hay những loại kem mousse, kem và mayonnaise, các món ăn tái – thì mẹ bầu nên tạm thời “hy sinh” sở thích của mình trong giai đoạn này nhé!

5. Ăn nhiều đường và đồ ngọt

Bà bầu ăn nhiều đường gây hại cho thai nhi không kém thuốc lá

Theo Telegraph, phụ nữ khi mang thai tiêu thụ quá nhiều đường sẽ khiến đứa trẻ chưa chào đời tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Đại học Y khoa tại Texas đã chỉ ra rằng, thai phụ có lượng đường trong máu cao có thể khiến đứa trẻ dễ bị mắc một loạt các vấn đề sức khỏe: béo phì, bệnh tim mạch, huyết áp cao và tiểu đường.

Trên trang web chính thức của Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), tiêu thụ nhiều đường có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Thai phụ dù không bị tiểu đường nhưng có lượng đường trong máu cao hơn mức trung bình, có nhiều khả năng gặp rủi ro tương tự khi sinh nở như người mẹ mắc bệnh tiểu đường. 

Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã khuyến cáo rằng, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có hàm lượng lượng đường cao nếu muốn sinh con ra khỏe mạnh.

VỀ TƯ THẾ, cách đi đứng:

Khi mang thai, các mẹ bầu thường khá mệt mỏi khi phải mang thêm cái bụng  🙂 cồng kềnh và nặng đằng trước nữa. Do đó nhiều mẹ bầu thường khá tùy tiện trong việc đứng, ngồi, miễn sao được nghỉ cho đỡ mỏi 🙂 Tuy nhiên, về tư thế, cách đứng, ngồi, đi lại của bà bầu cũng cực kì quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi.

6. Nằm ngửa
Khi đi ngủ, bà bầu không nên nằm ngửa mà nên nằm nghiêng về bên trái – tư thế nằm ngủ tốt nhất cho bà bầu – để tránh áp lực cho cột sống. Đã có nghiên cứu chứng minh mẹ bầu nằm ngửa khi ngủ có liên quan đến nguy cơ thai nhi chết lưu. 

Nghiên cứu của các nhà khoa học ở Sydney, Úc năm 2011 đã chỉ ra rằng phụ nữ mang bầu nằm ngủ ngửa trong thai kỳ có nguy cơ thai nhi bị chết lưu cao hơn những phụ nữ nằm nghiêng sang trái.

Nguyên nhân là bởi khi mẹ nằm ngửa sẽ cản trở lượng máu chuyển đến em bé và kết quả là ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển của em bé khiến em bé dễ bị lưu thai. Vì vậy mẹ bầu cần đặc biệt chú ý để phòng ngừa rủi ro này. 

Bà bầu tuyệt đối không nên nằm ngửa khi mang thai

7. Đứng quá lâu
Đứng quá lâu gây cản trở lưu thông máu, gây sưng và khó chịu mắt cá nhân, bàn chân, thậm chí chân bị phù nề… Những tác động này ảnh hưởng không tốt cho thai phụ.

8. Ngồi xổm hoặc cúi lưng khi ngồi
Bà bầu cũng tránh ngồi xổm hoặc cúi lưng khi ngồi vì như vậy sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. Hơn nữa, ngồi như vậy còn gây mỏi lưng và chèn ép mạch máu ở chân của bà bầu.

9. Đi giày cao gót
Khoa học chứng minh rằng, phụ nữ mang thai đi dép cao gót nhiều sẽ tác động xấu tới vùng xương chậu gây sảy thai. Hơn nữa đi dép cao gót khiến cho mạch máu ở chân bị chèn ép và dễ bị ngã nên bà bầu cần tránh đi dép cao gót.

CÁC VIỆC KHÁC MẸ BẦU TUYỆT ĐỐI NÊN KIÊNG LÀM:

10. Chụp X- quang
Khi mang thai không nên chụp X- quang, bởi vì tia bức xạ phát ra trong quá trình chụp sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, gây dị tật bẩm sinh.

11. Sử dụng điện thoại di động quá nhiều
Bức xạ từ điện thoại di động trong thời kỳ mang thai ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của thại nhi và thậm chí có thể gây ra chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ, theo nghiên cứu các nhà khoa học Mỹ. Do vậy bà bầu không nên sử dụng điện thoại thường xuyên.

Bà bầu không nên sử dụng điện thoại thường xuyên

12. Chán nản, mệt mỏi, hay lo âu
Tâm trạng chán nản, mệt mỏi sẽ làm cho hệ miễn dịch của bà bầu cũng giảm theo. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh cho cả bà bầu và thai nhi.

13. Tập luyện quá sức, mang vác nặng nề, leo trèo cao
Trong quá trình mang thai, bà bầu thường hay bị mệt mỏi, chóng mặt và phù nề chân tay. Do vậy, bà bầu cần tránh lao động quá sức; mang vác nặng nhọc hay leo trèo cao. Tránh gây tăng huyết áp và nguy cơ sảy thai.

14. Xoa bụng hoặc nặn sữa hay xoa bóp đầu ti
Không sờ đầu ti, xoa nắn ngực và bụng trong suốt thời gian mang thai vì sẽ gây co thắt tử cung, dẫn tới động thai, sẩy thai hoặc sinh sớm.

Xem thêm: “Ưu đãi trọn thai kỳ và mẹ cho con bú. Mẹ khỏe con đủ chất” TẠI ĐÂY

 
Banner-Favim
Banner-BioVital

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– Bí quyết vàng giúp trị cảm ho, sổ mũi cho trẻ hết hẳn tại nhà
– 3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
– Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
– Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
– Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng