Bổ sung Vitamin D, phòng bệnh nguy hiểm cho trẻ

Gần 50% phụ nữ, trẻ em Việt Nam thiếu vitamin D

Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia thì khẩu phần Vitamin D hàng ngày chỉ cung cấp 8,0% nhu cầu khuyến nghị của phụ nữ và 10,6 % nhu cầu khuyến nghị cho trẻ em từ 1-3 tuổi.

VAI TRÒ QUAN TRỌNG VỚI SỨC KHỎE CỦA VITAMIN D

Một cuộc điều tra tại TP.HCM cho thấy: tỷ lệ thiếu Vitamin D ở nam là 20%, ở phụ nữ là 46%. Thiếu Vitamin D ở trẻ em tuổi tiểu học lên đến gần 50%, gây còi xương, thấp bé, chậm tăng trưởng và gây loãng xương khi lớn tuổi.

Vai trò của vitamin D trong cơ thể

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương thông qua cơ chế phân phối canxi và phospho. Lượng vitamin D đầy đủ trong cơ thể là điều kiện thiết yếu để canxi và phốt pho được gắn trong mô xương. Khi cơ thể thiếu Vitamin D sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch dẫn đến có nguy cơ bị viêm khớp mạn tính và đa xơ cứng. Vitamin D có tác dụng điều chỉnh lại hoạt động của tế bào miễn dịch.  Khi cơ thể thiếu hụt Vitamin D khiến xương bị yếu, dễ gãy nếu có tác động mạnh.

Vitamin D cũng đóng vai trò trong quá trình phân chia tế bào, bài tiết và chuyển hoá các hormone, bao gồm hormone tuyến cận giáp và insulin. VitaminD cũng có khả năng ảnh hưởng đến sự biệt hoá một số tế bào ung thư như ung thư da, xương, và các tế bào ung thư vú. Tình trạng đủ vitamin D có liên quan đến giảm nguy cơ phát triển ung thư vú, đại tràng và tuyến tiền liệt.

Các nguy hiểm cho cơ thể khi thiếu vitamin D

Thiếu hụt vitamin D trầm trọng gây ra còi xương ở trẻ sơ sinh và trẻ em, và loãng xương ở người lớn. Những năm gần đây, thiếu vitamin D được quan tâm nhiều ở châu Á do tỷ lệ còi xương và loãng xương tăng ở nhiều quốc gia. Còi xương và loãng xương là hiện tượng phổ biến ngay cả ở những nước có nhiều ánh nắng mặt trời như VN, Hồng Kông, Malayxia, Indonexia, …

Những năm gần đây, tình trạng thiếu Vitamin D được quan tâm nhiều ở châu Á do tỷ lệ còi xương và loãng xương tăng ở nhiều quốc gia… Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (VDDQG), kết quả điều tra vi chất ở 19 tỉnh của Việt Nam năm 2010 cũng cho thấy, tỷ lệ thiếu Vitamin D là 59,3% phụ nữ ở thành thị; 56,2 % phụ nữ nông thôn; 62,1% trẻ em ở thành thị và 53,7% trẻ em nông thôn.

Bổ sung Vitamin D, phòng ngừa bệnh nguy hiểm

Bổ sung Vitamin D đầy đủ giúp cơ thể có sức đề kháng tốt và ngăn ngừa được bệnh tật, giảm nguy cơ tử vong, giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng và nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em.

Trẻ em có nguy cơ thiếu Vitamin D và các dấu hiệu giúp nhận biết

Trẻ đẻ non, trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500g), trẻ không được tiếp xúc đầy đủ với ánh nắng mặt trời (đặc biệt là trong những tháng mùa đông) và trẻ không được bú mẹ, hoặc trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng nguồn vitamin D trong sữa mẹ thấp do mẹ ít tiếp xúc với ánh nắng, bà mẹ có tình trạng thiếu hụt vitamin D nặng trong thời gian mang thai.

Trẻ ăn sữa ngoài, ăn bột sớm, ăn bột nhiều (gây ức chế hấp thu canxi) hoặc chế độ ăn thiếu canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác. Trẻ em có chế độ ăn chủ yếu dựa vào rau và các loại hạt, không sử dụng sữa hoặc các thực phẩm có bổ sung vitamin D. Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn hô hấp, sởi, rối loạn tiêu hoá kéo dài…).

Dấu hiệu lâm sàng thiếu vitamin D dẫn đến Còi xương ở trẻ nhỏ

Những dấu hiệu về biến đổi xương có thể xuất hiện sau vài tháng thiếu vitamin D.

Dấu hiệu sớm: Còi xương giai đoạn 1

– Trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, ngủ không yên giấc, ngủ hay giật mình do thần kinh bị kích thích.
– Ra nhiều mồ hôi về ban đêm, ngay cả khi trời lạnh (mồ hôi trộm).
– Trẻ bị rụng tóc ở vùng gáy (dấu hiệu chiếu liếm).
– Trẻ thường chậm phát triển thể lực, trương lực cơ giảm (cơ nhẽo), da xanh, lách to.

Dấu hiệu muộn: Còi xương giai đoạn 2 và giai đoạn 3

Các biểu hiện rối loạn ở xương có thể xuất hiện ở những xương khác nhau, tuỳ theo tuổi của trẻ và mức độ nặng nhẹ của bệnh.

– Chậm mọc răng và răng mọc không cân đối, chậm biết lẫy, bò, đi…
– Thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu liền thóp.
– Biến dạng hộp sọ, xương sọ mềm, ấn lõm, trở lại bình thường khi nhấc tay ra (dấu hiệu quả bóng bàn), đầu bẹt.
– Bướu xương sọ, thường ở vùng trán, vùng đỉnh.
– Đầu xương cổ tay to, phì đại thành “vòng cổ tay”.
– Chuỗi xương sườn và biến dạng lồng ngực, chân vòng kiềng, cong vẹo cột sống, gù lưng
– Nguy hiểm hơn là chứng còi xương có thể làm thay đổi khung xương chậu và trở thành di chứng nghiêm trọng trong quá trình phát triển đặc biệt là đối với khả năng sinh đẻ của các bé gái.

Nếu trong năm đầu con trẻ bị còi xương, sau 1 tuổi dù các dấu hiệu còi xương ở giai đoạn 1 và 2 đã không còn thấy nữa thì mức độ tăng trưởng và phát triển ở cơ thể của trẻ cũng sẽ bị chậm hẳn lại, tiêu hóa và hấp thu ở trẻ sẽ kém hẳn. Các dấu hiệu thường gặp lúc ấy là:
– Trẻ chậm tăng cân hoặc đứng cân nhiều tháng
– Chậm phát triển chiều cao, lùn hơn so với tháng tuổi.
– Trẻ biếng ăn kéo dài
– Hay bệnh đường hô hấp (viêm phế quản, cảm ho sổ mũi, lây bệnh virus)

Bổ sung Vitamin D hàng ngày bằng cách tắm nắng

Thiếu vitamin D có thể dự phòng bằng cách tắm nắng đúng cách, sử dụng chế độ ăn hợp lý, đa dạng, cải thiện bữa ăn gia đình. Biết lựa chọn các thực phẩm giàu canxi, vitamin D. Chế độ ăn cần có đủ chất đạm, vitamin, khoáng chất và đủ dầu mỡ để hỗ trợ hấp thu vitamin D.

Tắm nắng cung cấp 90-95% vitamin D cho cơ thể. Khi tắm nắng cần đội mũ, đeo kính râm để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu. Không sử dụng các loại kem để bôi vào da trong thời gian tắm nắng.


Trẻ cần ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng. Cho trẻ tắm nắng hàng ngày ngay từ tháng đầu sau khi sinh, để lộ chân, tay, lưng, bụng, ngực cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thời gian tắm nắng:15-20 phút vào buổi sáng trước 8 giờ hoặc 4-5 giờ chiều. Bà mẹ có thai và cho con bú nên tắm nắng hàng ngày, để lộ chân, tay tiếp xúc ánh nắng mặt trời 15-20 phút.

Dự phòng thiếu vitamin D bằng cách cho trẻ uống bổ sung vitamin D

Tháng 10/2008 Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo cho trẻ em lên thành 400 IU mỗi ngày bắt đầu từ khi mới sinh. Trong một báo cáo công bố tháng 11/2010 Viện Y học (thuộc Viện hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ) đã khuyến nghị tăng liều vitamin D bổ sung cho trẻ em và người lớn lên thành 600 IU/ngày.

Trẻ từ 1 – 18 tháng tuổi, cần uống bổ sung vitamin D ngày 1-2 giọt, gọi là liều dự phòng cần dùng mỗi ngày cho đến 18 tháng tuổi. Chứ không phải khi nào có các dấu hiệu còi xương mới uống. Khi đã bị các dấu hiệu còi xương cần uống liều điều trị.

Đây là loai vitamin D3 của Châu âu, giá rẻ, thông dụng hầu như nhà thuốc nào cũng có bán rất dễ tìm mua.

Liều vitamin D dự phòng như sau:
Giúp ngăn ngừa tình trạng còi xương ở trẻ sau khi sinh
– Trẻ sơ sinh từ 3 – 4 tuần tuổi sinh đủ tháng và trẻ nhỏ tới 2 – 3 tuổi: 400-800 IU (1 – 2 giọt) mỗi ngày.
– Trẻ sinh non thiếu tháng, sinh đôi, sinh dưới 2,5kg, trẻ sơ sinh có điều kiện sống khó khăn: bổ sung từ 800-1200 IU (2 – 3 giọt)/ngày.
– Trẻ từ khi sinh đến 18 tháng tuổi có bú mẹ hoặc không bú mẹ nếu uống ít hơn 1000 ml sữa có bổ sung vitmin D/ngày (hoặc khẩu phần vitamin D không đáp ứng 400IU/ngày), nên uống bổ sung vitamin D 400 IU/ngày liên tục đến 18 tháng tuổi.
– Bà mẹ có thai hoặc cho con bú, nếu khẩu phần ăn không đủ vitamin D hoặc thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: uống bổ sung thêm vitamin D với liều 400-600 IU/ngày. Hoặc dùng liều 1.000 -1.200 IU/ngày trong 3 tháng cuối của thời kỳ có thai. Hoặc dùng liều duy nhất 200.000IU vào tháng thứ 7 nếu không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Ngộ độc Vitamin D

Dùng vitamin D liều hàng ngày là cách an toàn nhất.
– Ngộ độc vitamin D là tình trạng rất hiếm gặp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Nguyên nhân thường là do bổ sung vitamin D liều quá lớn. Nếu dùng vitamin D quá cao, liều dùng lớn hơn 1.000.000IU trong vòng 7 ngày có thể gây chứng thừa vitamin D và gây ngộ độc (cao hơn gấp 1.000 lần liều bổ sung hàng ngày).

*** Thông tin tổng hợp từ Viện dinh dưỡng quốc gia và Bệnh viện nhi Trung Ương.

TƯ VẤN TRỰC TIẾP BỔ SUNG VITAMIN D CHO TRẺ

Chị em đã cho con uống bổ sung D3 trước giờ rồi mà con vẫn bị rụng tóc hình vành khăn, gắt ngủ khó ngủ, đổ nhiều mồ hôi ở đầu lưng cổ khi ngủ nhất là vào ban đêm, con bị chậm biết lẫy, chậm ngồi bò, chậm mọc răng, chậm đi đứng, … nhất là kèm theo dấu hiệu chậm tăng cân, biếng bú, đứng cân, hay bệnh về đường hô hấp.

Hãy để lại số ĐTDĐ và thông tin chi tiết của trẻ tại phần “bình luận” nói rõ tình trạng của bé (các dấu hiệu còi xương ở các giai đoạn đang biểu hiện), cân nặng, tháng tuổi, con biết lẫy, biết ngồi bò, mọc răng từ mấy tháng, …  Sẽ được Phòng dược sĩ gọi điện tư vấn trực tiếp cho từng trường hợp vào đầu tuần sau.

 
Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
Bí quyết vàng giúp trị cảm ho, sổ mũi cho trẻ hết hẳn tại nhà
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *