Cảnh báo miếng dán chống say tàu xe gây rối loạn tâm thần cho trẻ nhỏ

Bệnh nhi 9 tuổi tại TP HCM vào viện vì hoảng loạn, rối loạn tâm thần, nói sảng, ảo giác, ngủ li bì sau dùng miếng dán chống say xe. Bác sĩ cho biết, miếng dán chống say xe thực sự là mối nguy hại lớn đối với trẻ nhỏ.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết các triệu chứng này khá giống với viêm não. Không ít trường hợp phụ huynh đưa trẻ đi chữa viêm não nhiều nơi trước khi phát hiện thủ phạm là do miếng dán chống say tàu xe. Cách đây 2 tuần, một trẻ 4 tuổi cũng vào viện với biểu hiện tương tự do sử dụng miếng dán này sau chuyến du lịch.

Theo bác sĩ Khanh, miếng dán chống say xe có chứa hoạt chất scopolamine là chất kích thích hệ thần kinh. Scopolamine được biết đến với tên gọi “hơi thở của quỷ”, là một loại ma túy có tác động mạnh đến hệ thần kinh trung ương. Mỗi năm Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận khoảng 10 trẻ ngộ độc hoạt chất scopolamine có trong miếng dán, thường gặp nhiều trong mùa hè trẻ đi chơi xa. Có trẻ vào viện khi đã hôn mê. Ở nhiều nơi, trẻ nhập viện khi miếng dán đã tháo ra, bác sĩ thiếu kinh nghiệm có thể chẩn đoán nhầm với viêm não. 

Tại các nhà thuốc, miếng dán chống say xe được mua khá dễ dàng với giá khoảng 10.000-15.000, dùng để dán phía sau tai 1-4 giờ trước khi đi tàu xe để ngăn ngừa tình trạng chóng mặt, buồn nôn, nôn… Một người bán thuốc tại quận 7, TP HCM, cho biết có thể sử dụng miếng dán này cho trẻ em nhưng chỉ dùng 1/2 miếng. Liều dùng cho người lớn là một miếng trong 72 giờ. Riêng trẻ 8-15 tuổi và người lớn có trọng lượng 40 kg chỉ dùng 1/2 miếng. 

Trên bao bì miếng dán được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ dưới 8 tuổi nhưng theo bác sĩ Khanh, cần chống chỉ định với trẻ dưới 12 tuổi. 

Nhiều trẻ 9-10 tuổi phải nhập viện vì tác dụng phụ sau khi sử dụng. Phụ huynh khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường sau khi dùng miếng dán cần nhập viện ngay và lưu ý khai rõ với bác sĩ về việc sử dụng.

Miếng dán cũng chống chỉ định với phụ nữ có thai, người mẫn cảm với scopolamine, người có bệnh về mắt. Cẩn thận khi dùng cho người già, người suy chức năng gan hoặc thận, không dùng chung với cồn hay thuốc kháng histamin. Tác dụng phụ thường gặp là hiện tượng khô miệng, ngủ gà, đau ở mắt… Nếu bị tác dụng phụ cần gỡ miếng dán ngay. Nếu di chuyển trên 3 ngày thì phải thay miếng dán mới.

Không được dán ở vùng da trầy xước vì làm tăng sự thẩm thấu qua da và có thể gây ngộ độc. Không kết hợp cả miếng dán và thuốc uống, thuốc tiêm chống say xe. Sau khi dán và gỡ miếng dán cần rửa tay bằng xà phòng, không vứt miếng dán sau khi sử dụng bừa bãi.

Mẹo chống say tàu xe cho trẻ mà không cần dùng thuốc

Bác sĩ khuyên phụ huynh lưu ý với trẻ có hiện tượng say tàu xe, trước khi đi cần cho trẻ ăn chút gì đó nhưng không nên ăn đồ béo. Động viên con nhìn ra bên ngoài xe, cố gắng tập trung vào thứ gì đó đứng im, càng xa càng tốt như một điểm ở đường chân trời. Không nên nhìn vào những vật đang chuyển động như ôtô khác. Không để trẻ đọc sách khi xe đang đi. Nếu trẻ mệt vì say xe, nên tạo không gian yên tĩnh, không phàn nàn, để bé đi dạo một chút hít thở không khí trong lành khi xuống xe. Trẻ thường xuyên nôn cần có vật chứa, khăn ướt, khăn lau và quần áo thay.

(Theo Vnexpress)

8 Cách giúp chị em phụ nữ hết nỗi lo say xe


1. Uống mật ong
Nếu ngày mai đi, hôm nay nên uống 2 – 3 ly nước mật ong pha loãng, sẽ giúp hôm sau dạ dày bớt nôn nao hơn khi ngồi trên xe.

2. Ngủ sớm trước ngày khởi hành
Đây là điều rất quan trọng, ngủ đủ giấc thậm chí ngủ nhiều hơn bình thường một chút sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn hơn, chống đỡ với chứng say xe tốt hơn. 

3. Ăn vừa đủ trước khi lên xe (Tránh ăn no hay để bụng đói)
Trước khi lên xe trong vòng 30p -1 tiếng, tránh ăn quá no hoặc để bụng đói, nhưng không nên dùng những loại đồ uống có cồn, những thực phẩm giàu chất béo, những thực phẩm nặng mùi vì chúng sẽ khiến cho bạn dễ bị ghê cổ và buồn nôn.

4. Dán miếng cao Salonpas vào rốn. Đây là cách giúp giữ ấm vùng bụng của bạn giúp giảm cảm giác nôn nao ở bụng.

5. Uống thuốc chống say
Thuốc chống say tàu xe khi dùng thuốc không uống bia rượu. Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú không nên dùng.
Các loại thuốc chống nôn hiện nay khá phong phú. 2 loại thông dụng nhất là: 
Thuốc chống say tàu xe thường dùng là dimenhydrinat với khoảng 80 tên thương mại khác nhau như antivomit, bonaling, contramareo, dimenest, emedyl, … 
Thuốc dạng viên nén 50mg dùng đường uống, chống nôn và chóng mặt. Với người lớn, 30 phút trước khi đi xe uống 1-2 viên, sau đó nếu vẫn thấy say xe có thể uống thêm 1 viên nữa sau 3 giờ. Nếu ai dùng thuốc đường uống thấy không hợp có thể thay bằng lạoi thuốc dán chống say xe. 
Tuy nhiên, thuốc chống say lại có một nhược điểm, đó là tạo cảm giác choáng váng và lâng lâng cho người uống. 

Scopoderm TTS: Thuốc dạng dán vào da với bề mặt tiếp xúc 25cm2. Dán 1 miếng phía sau tai ở chỗ da khô không có tóc từ 6-12 giờ trước khi khởi hành. Khi đến nơi gỡ bỏ miếng thuốc dán đi. Một miếng dán đủ để phòng cho một chuyến đi trong 72 giờ. 
Lưu ý: Nếu đi lâu hơn, sau 72 giờ bỏ miếng cũ đi và dán 1 miếng mới ở phía sau tai bên kia. Kiêng rượu bia trong thời gian dùng thuốc dán, và không dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi.

6. Mang theo cam – quýt
Bạn hãy nhớ mang theo 1-2 quả quýt hay cam khi lên xe. Cứ từ từ nhắm nháp từng miếng quýt sẽ giúp bụng dạ dễ chịu hơn. Tinh dầu cùng hương thơm vỏ cam hay quýt sẽ giúp đỡ say xe và cảm giác dễ chịu hơn.

7. Mang theo Gừng tươi
Cắt vài lắt lát gừng tươi cho vào miếng khăn giấy, lúc ngồi trên xe ôtô, có thể cầm để ngử hay cho lắt gừng vào miệng ngậm đến khi hết mùi hăng cay thì thay miếng khác. 

8. Uống trà gừng
Cách rất hữu hiệu là pha sẵn 1 bình giữ nhiệt nhỏ trà gừng mang theo, trên xe lấy ra nhấm nháp từng ngụm nhỏ sẽ thấy giảm nhợn cổ cực kỳ hiệu quả. Cách làm, nửa củ gừng nhỏ cắt miếng, giã nhuyễn cho vào bình, chế nước sôi vào, cho thêm trà (có thể cho thêm ít đường uống càng dễ chịu hơn) 

Các lưu ý khác :
Nếu ai có “tiền sử” bị say xe thì tốt nhất nên chọn ghế trước để ngồi vì sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị say xe. Cố gắng ngủ trên xe sẽ giúp quên đi cảm giác say xe dễ dàng hơn.

Mỗi khi xe phanh, hãy hít thở từ từ, hít thật sâu dần dần cho đến khi ngực thật căng ra (giúp căng hai lá phổi) và giữ lấy hơi, không được thở ra vội vàng, giữ hơi đến khi xe giảm tốc hoàn toàn và bắt đầu chuyển động đều thì thở nhẹ ra nhưng thật từ từ, tiếp tục hít thở sâu như vậy khoảng 2 lần nữa.

Động tác này rất quan trọng, rất nhiều người say đã bị nôn khi xe phanh gấp hoặc đang đi dừng hẳn lại để bắt khách. Việc hít thở sâu và thở ra thật từ từ giúp cho cơ thể có nhiều ôxy, giữ hơi, sẽ giảm cảm giác nôn nao khó chịu và buồn nôn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *